(HBĐT) - Ngày 11/2/2020, khi nghe tin trên đỉnh Tà Xông A  có 3 cây thông Pà Cò bị Vàng A Trớ (SN 1984), trú tại xóm Hang Kia, xã Hang Kia chặt hạ, ngay lập tức, anh Bùi Văn Công, cán bộ phụ trách địa bàn xã Hang Kia - Pà Cò (Ban Quản lý (BQL) Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) bất chấp cả mưa rét, chạy thẳng vào khu vực có 3 cây thông bị chặt hạ... 


Bài 2 - Giữ cho thông mãi xanh tốt - đau đáu một nỗi niềm



Khà A Lứ và Vàng Y Mại, xóm Hang Kia, xã Hang Kia thường xuyên phối hợp với cán bộ BQL Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò tuần tra, bảo vệ quần thể 11 cây thông trên đỉnh núi Pà Cò (Mai Châu).

Nước mắt cho... thông

 "Giữa hiện trường ngổn ngang thân cây bằng một ôm người lớn được đánh số, định danh 101, 102, 103 vừa mới bị chặt hạ. Gốc còn rỉ nhựa đỏ như máu. Chẳng ai bảo ai, nước mắt cứ thế lăn rơi...” - anh Bùi Văn Công nhớ lại.

Đó không phải là lần đầu, giọt nước mắt của những người giữ rừng phải chảy vì thông Pà Cò bị chặt hạ. Theo anh Nguyễn Tiến Khanh, Đội trưởng Đội Pháp chế (BQL Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò), vào khoảng năm 2009 cũng đã xảy ra vụ chặt trộm thông Pà Cò. Ngay sau đó, đối tượng đã bị bắt giữ, xử lý hình sự. Tuy vậy, thiệt hại là vô cùng lớn. Vì "trong suốt nhiều năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước vẫn đang bó tay trong việc nhân giống để gìn giữ, phát triển loài thông này.

Hiện nay, ngoài Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò, thì tại Việt Nam, loài cây này phân bố rất hẹp, chỉ gặp ở một số vùng núi có độ cao từ 1.000 m trở lên ở các tỉnh Thanh Hóa, Cao Bằng, Hòa Bình. Không chỉ có giá trị cao trong đời sống, gỗ thơm, vân đẹp, thông Pà Cò còn có giá trị đặc biệt trong nghiên cứu khoa học. Quần thể thông Pà Cò ở Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò còn giữ được xem là lớn nhất Việt Nam. Trong tự nhiên, khả năng tái sinh của loài này cũng rất kém. Hầu như không gặp cây con tái sinh, mà chỉ gặp những quần thể cây trưởng thành. Số cá thể trưởng thành của loài cây này đang bị suy giảm nghiêm trọng, quần thể đang bị chia cắt, đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cục bộ, mất dần nguồn gen” - đồng chí Bùi Văn Đoàn, Trưởng BQL Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò lo lắng.

Đau đáu một nỗi niềm

"Có một thực tế là ở nơi nào còn "giàu” về tài nguyên rừng, thì nơi đó đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ. Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò cũng không nằm ngoại lệ. Nhất là khi cuộc sống của đại bộ phận người dân nằm ở "vùng lõi” Khu bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn” - anh Nguyễn Tiến Khanh nhấn mạnh. Theo đó, khu vực "lõi” bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn nằm trọn trên địa bàn 2 xã Hang Kia - Pà Cò. Trong khi đó, đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông, với tập quán canh tác làm nương rẫy, phụ thuộc vào rừng. Do vậy, đang đặt ra rất nhiều khó khăn, thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ tại những nơi này.

Theo ghi nhận của BQL Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò, những năm qua, hầu như các vụ xâm hại rừng chủ yếu xảy ra tại địa bàn 2 xã này. Anh Sùng A Vàng, Phó BQL Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò vốn là một người Mông ở xã Pà Cò, nên rất hiểu những ảnh hưởng, tác động từ cuộc sống người dân tới rừng. Anh Sùng A Vàng cho biết: Chúng tôi cũng đã tuyên truyền, vận động người dân rất nhiều. Nhưng tình trạng khai thác, xâm hại rừng vẫn diễn ra. Trong đó, vụ xâm hại, chặt phá 3 cây thông Pà Cò vào ngày 11/2/2020 vừa qua là một ví dụ điển hình. Anh Nguyễn Tiến Khanh chia sẻ: Không riêng gì ở Hang Kia - Pà Cò, mà tình hình xâm hại rừng diễn ra ở hầu khắp các xã có diện tích rừng của Khu bảo tồn. Trong khi đó, về phía Khu bảo tồn thì lực lượng mỏng, hiện cả BQL chỉ có 11 cán bộ, có 6 người trực tiếp làm công tác quản lý, bảo vệ. Với các loại cưa xăng phổ biến như hiện nay, việc xâm hại, chặt phá diễn ra rất nhanh. Chỉ dăm bảy phút là có thể chặt hạ được 1 cây to bằng cả 1 ôm người lớn. Khi mình phát hiện thì việc cũng đã rồi, cây đã bị chặt hạ. Còn đối tượng thì chỉ cần thấy bóng dáng lực lượng chức năng đã ngay lập tức lẩn trốn, hiện trường chỉ còn lại những cây gỗ bị chặt hạ nằm ngổn ngang. Nhìn xót ruột lắm. Như trong tháng 2 vừa qua, chúng tôi đã phát hiện 3 vụ chặt phá rừng nghiêm trọng. Điển hình như ngày 7/2, khi kiểm tra tại khu vực rừng thuộc xóm Chà Đáy, xã Pà Cò phát hiện 14 cây gỗ, tổng khối lượng đo được là 8,639 m3 bị chặt hạ; ngày 11/2 phát hiện 1 vụ chặt hạ 3 cây thông Pà Cò, tổng khối lượng 1,291 m3; ngày 12/2 phát hiện 44 cây gỗ bị chặt hạ tại khu vực xã Hang Kia, tổng khối lượng 5,289 m3 trên diện tích rừng bị phá 1.660 m2...

Xuất phát từ thực tế đó, "chúng tôi xác định để giữ được rừng thì cần phải dựa vào dân. Coi người dân trở thành tai mắt, cánh tay nối dài; đưa họ trở thành những người giữ rừng. Đã có nhiều người như Khà A Lứ, Vàng Thị Mại (xã Hang Kia), Sùng A Lơ, Sùng A Vơ (xã Pà Cò)... từ chỗ chỉ biết gắn cuộc sống của mình với rừng, đã trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Như ông Khà A Lứ và bà Vàng Thị Mại đã nhận giữ hàng trăm ha rừng. Trong đó, diện tích rừng gia đình ông Khà A Lứ nhận bảo vệ có 11 cây thông Pà Cò, cùng nhiều loại cây quý. Với cách làm đó, diện tích rừng được giao cho người dân quản lý, bảo vệ đều được quản lý, giữ gìn tốt, không có vụ xâm hại nào xảy ra”- đồng chí Bùi Văn Đoàn nhấn mạnh.

Từ thành công đó, hiện nay, BQL Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò đang triển khai việc giao rừng cho người dân cùng với cán bộ của BQL để quản lý, bảo vệ. "Điều này là rất tốt, nhưng chúng tôi vẫn chưa biết phải làm sao để giúp người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gắn với quản lý, bảo vệ rừng. Khi cuộc sống người dân ổn định, không phụ thuộc vào rừng, thì khi đó mình mới yên tâm, không lo rừng bị xâm hại” - anh Sùng A Vàng, Phó BQL Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò băn khoăn...

                                                                       Mạnh Hùng

Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục