(HBĐT) -  Kinh tế hợp tác, HTX là thành phần kinh tế quan trọng của tỉnh. Tuy nhiên, đến năm 2016, nhiều HTX không phát huy được hiệu quả, ngừng hoạt động. Đa số HTX chưa có trụ sở làm việc, thiếu đất sản xuất, thiếu vốn hoạt động, khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng. Các hình thức liên kết, hợp tác chậm phát triển, không bền vững. 

Bài 1 - Nghị quyết số 13 tạo đột phá cho kinh tế hợp tác, hợp tác xã

                                         Bài 2 - Tiếp tục đổi mới để theo kịp xu thế

Ngày 29/5/2017, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về xây dựng, củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, HTX đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Nghị quyết số 13 góp phần quan trọng khơi thông "điểm nghẽn”, thúc đẩy kinh tế hợp tác, HTX phát triển.



 
HTX Nông, lâm nghiệp, thủy lợi Tân Vinh (Lương Sơn) ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 


Những điểm sáng       

       Sau 3 năm thực hiện, Nghị quyết số 13 lan tỏa trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế hợp tác, HTX. Kinh tế hợp tác, HTX phát triển cả về số lượng, hiệu quả hoạt động. Phát huy được vai trò tập hợp, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho người lao động, ứng dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, thực hiện tốt việc liên kết, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Nhờ vậy, nâng cao đời sống của thành viên, người lao động. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều HTX điển hình như: HTX Hà Phong, HTX 3T nông sản Cao Phong, HTX Nông nghiệp và thương mại Mường Động, HTX Dệt thổ cẩm và dịch vụ Chiềng Châu, HTX Nông, lâm nghiệp, thủy lợi Tân Vinh, HTX Môi trường Bình Minh Xanh…

       HTX Nông, lâm nghiệp, thủy lợi Tân Vinh (Lương Sơn) là một trong những điển hình về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Tháng 2/2017, HTX được thành lập. Hơn 40 thành viên của HTX đã tích cực học hỏi kinh nghiệm tại một số mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; huy động vốn của gia đình để đầu tư, trang bị máy móc hiện đại phục vụ sản xuất. Toàn bộ sản phẩm của HTX được khu công nghiệp Lương Sơn, bếp ăn các trường học tại TP Hòa Bình ký hợp đồng tiêu thụ. Thu nhập bình quân của mỗi thành viên đạt khoảng 5 triệu đồng/người/tháng.

       Chị Nguyễn Thị Vĩnh, thành viên HTX Nông, lâm nghiệp, thủy lợi Tân Vinh chia sẻ: Niềm vui lớn nhất của tôi khi trở thành thành viên HTX là được làm chủ công nghệ, làm chủ máy móc. HTX áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm, theo hướng cánh đồng mẫu lớn, với tổng diện tích 9,55 ha, tại xóm Đồng Chúi. Ở giai đoạn 1, HTX thực hiện trồng rau an toàn trên cánh đồng mẫu lớn, với 4,68 ha. Dự án đầu tư 2 tỷ đồng xây dựng 1.500 m2 nhà lưới, nhà kính có hệ thống tưới nhỏ giọt; 2,4 ha diện tích đất sản xuất ngoài trời được đầu tư hệ thống tưới phun mưa tiết kiệm nước, 2 ha đầu tư hệ thống tưới tràn. Ngoài ra, HTX sử dụng máy gieo hạt đa năng, máy đóng bầu, xới đất. Nhờ công nghệ, máy móc hiện đại, thành viên và người lao động không tốn sức lao động.

       HTX Môi trường Bình Minh Xanh (Yên Thủy) là điển hình của tỉnh trong hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường. HTX thành lập năm 2015, gồm 7 thành viên, đến nay, tăng lên 30 thành viên. Những năm qua, HTX luôn đổi mới, sáng tạo trong hoạt động, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường địa phương. Sau khi tiếp quản, sử dụng bãi rác của thị trấn Hàng Trạm diện tích khoảng 3.000 m2, bãi rác của xã Bảo Hiệu rộng khoảng 1 ha. HTX đầu tư mua 5 xe ô tô chuyên dụng, để thu gom rác thải tại 9 xã, 1 thị trấn trên địa bàn huyện về bãi tập kết rác phân loại, tiêu hủy theo đúng quy định. Trung bình mỗi ngày, HTX thu gom từ 27-30 tấn rác. Năm 2019, doanh thu của HTX đạt hơn 2 tỷ đồng; thu nhập thành viên đạt từ 5-6 triệu đồng/người/tháng.

       Ông Nguyễn Đức Hạnh, Giám đốc HTX Môi trường Bình Minh Xanh cho biết: Hiện tại, HTX đang mở rộng quy mô hoạt động, với việc quy hoạch xây dựng thêm bãi tập kết, xử lý rác rộng khoảng 5.000 m2 tại xã Đa Phúc. Số vốn đầu tư lên tới 35 tỷ đồng. Nguồn vốn được huy động từ các thành viên HTX. Dự kiến bãi tập kết rác sẽ hoàn thành vào cuối năm 2021. HTX đã tổ chức đưa người dân quanh khu vực xây dựng bãi rác tại xã Đa Phúc, đi thăm quan trực tiếp lò đốt rác tại Nghệ An, để người dân yên tâm về quy trình xử lý rác của HTX.

Tạo sự chuyển biến toàn diện

       Đồng chí Trần Văn Thành, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh khẳng định: Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 13, kinh tế hợp tác, HTX đã có bước chuyển biến mạnh mẽ. Số lượng, chất lượng hoạt động của HTX được nâng lên theo từng năm. Các HTX hoạt động đúng bản chất, tập trung vào hỗ trợ kinh tế hộ thành viên. Quy mô, vốn và các lĩnh vực hoạt động được mở rộng. Trình độ cán bộ quản lý HTX được nâng cao. Các HTX, tổ hợp tác (THT) góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Nhận thức của các cấp, ngành, người dân về kinh tế tập thể, HTX được nâng lên. Kinh tế hợp tác, HTX thu hút được nhiều tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia.

       Các THT hoạt động linh hoạt, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế vùng nông thôn, trên tinh thần tự nguyện, cùng có lợi, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh tế hộ thành viên. Trong 3 năm, toàn tỉnh thành lập mới 59 THT; giải thể 9 THT, 22 THT chuyển đổi thành HTX. Đến hết năm 2020 và so với năm 2017, toàn tỉnh có 198 THT hoạt động, thu hút trên 7.000 thành viên, lao động, hộ gia đình tham gia. Doanh thu bình quân 1 tổ hợp tác đạt 580 triệu đồng/năm, tăng 9,18%; lãi bình quân đạt 52 triệu đồng/năm, tăng 9,42%.

       Các HTX cũng phát triển không ngừng trên tất cả các lĩnh vực. Trong 3 năm, toàn tỉnh thành lập mới được 188 HTX (vượt 79,04% chỉ tiêu nghị quyết); giải thể 79 HTX ngừng hoạt động lâu năm. Đến hết năm 2020 và so với năm 2017, toàn tỉnh có 387 HTX, tăng 49,42%. HTX thu hút 12.638 thành viên, tạo việc làm thường xuyên cho 21.600 lao động, tăng 17,04%. Doanh thu hàng hóa và cung cấp dịch vụ của HTX trung bình hàng năm đạt 3,24 tỷ đồng/HTX, tăng 21,14%. Thu nhập bình quân của lao động đạt 4 triệu đồng/người/tháng, tăng 25%.

       Toàn tỉnh xây dựng được 4/11 cửa hàng tiêu thụ nông sản an toàn tại các huyện: Lạc Thủy, Lương Sơn, Đà Bắc, TP Hòa Bình. Thực hiện đưa 17 cán bộ trẻ tốt nghiệp cao đẳng, đại học về làm việc tại HTX. Phê duyệt thực hiện 11 chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: cam, quýt, bưởi, dê núi, cá sông Đà. Quan tâm thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại cho HTX, giai đoạn 2018-2020, UBND tỉnh đã cấp 1.587 tỷ đồng cho Liên minh HTX tỉnh để thực hiện xúc tiến thương mại. Trong đó, hỗ trợ 67 lượt HTX tham gia các hội trợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh; tổ chức triển lãm 2 chương trình tuần lễ nông sản tỉnh Hòa Bình tại hệ thống siêu thị Saigon Co.op Hà Nội...

       Hàng năm, các sở, ngành, địa phương triển khai hoạt động hỗ trợ kinh tế tập thể ứng dụng KH-CN, thông qua hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm. Các hỗ trợ này góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả của sản phẩm, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Nhiều HTX đăng ký nhãn hiệu tập thể, tem truy xuất nguồn gốc, bao bì sản phẩm…

       Kinh tế hợp tác, HTX ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đặc biệt, kinh tế hợp tác, HTX như "bà đỡ” giúp người dân nông thôn thoát nghèo, vươn lên làm giàu. (Còn nữa)


Thu Thủy

Các tin khác


Chuyện về nhạc phẩm “Lá thư DK” trên biển

Trong một đêm cuối năm Quý Mão 2023, con tàu Trường Sa 04 bền bỉ đè sóng tiến về phía bãi cạn Cà Mau, nơi có nhà giàn DK1/10… Bỗng trong tiếng sóng biển ầm ào và gió thổi ràn rạt dọc các boong tàu, vẳng tiếng đàn ghi ta và tiếng hát của một vài chiến sĩ hải quân. Tiếng đàn thánh thót và da diết của Trung tá Trịnh Văn Nghị, Chính trị viên phó Tiểu đoàn DK1 hòa vào giọng hát khá tình cảm của nhóm cán bộ, chiến sĩ trên tầng 3 con tàu: "Anh kể lại nơi anh những lúc biển cuồng phong/ Biển giận dữ hung tàn quá đỗi/ Nhà giàn kiên trung giữ vững thềm lục địa/ Như tình anh yêu em, tình yêu bất tận…”. Các anh đang tập bài hát mới "Lá thư DK” của ca sĩ, nhạc sĩ, Phó đoàn Nghệ thuật Bông Sen (TP Hồ Chí Minh), thành viên của đoàn sáng tác trong chuyến hải trình DK1…

Huyện Lạc Thủy: Ước vọng đầu Xuân mới

Mùa Xuân đến mang theo hơi ấm của đất trời, đem đến sức sống mới cho vạn vật. Đó cũng là thời điểm cảm xúc của mỗi người lại trào dâng với niềm tự hào, tin tưởng, đoàn kết một lòng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Xuân mới, niềm tin khát vọng mới, bao dự định được gửi gắm, thôi thúc mỗi chúng ta cố gắng phấn đấu vươn lên, xây dựng quê hương Lạc Thủy giàu đẹp.

Người góp phần nâng tầm sản phẩm mang giá trị văn hoá Hoà Bình

Quá trình công tác nhiều năm trong cơ quan nhà nước của tỉnh, chị Hoàng Việt Hà (TP Hoà Bình) có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá, từ đó nuôi dưỡng tình yêu ngày càng lớn đối với văn hoá bản địa. Đây được xem là cơ duyên để năm 2022, sau dự định ấp ủ, chị đứng ra mở cửa hàng quà tặng với tên gọi Hoa Đất Mường.

Sông Đà mùa ngọc bích

Người ta gọi sông Đà là dòng sông mẹ của các dân tộc vùng Tây Bắc. Có một điều đặc biệt mà không nhiều người biết đó là mỗi khi tiết trời độ cuối Thu, không còn con nước lũ tiểu mãn từ thượng nguồn đổ về, con sông Đà hùng vĩ dần chuyển từ cái "lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa” sang màu xanh của ngọc bích. Khi ấy, sông Đà mới bước vào mùa đẹp nhất: mùa ngọc bích.

Tết cổ truyền trong lòng du học sinh

Đối với những du học sinh dù học tập tại đất nước nào thì mỗi khi đến Tết cổ truyền của dân tộc đều hướng về quê hương, mong trở về nhà đoàn tụ cùng gia đình.

Tết đến , Xuân về trên nhà giàn DK1

Sau 9 ngày vượt sóng to, gió lớn với hàng trăm hải lý ngoài trùng khơi, sự cố gắng, mong chờ của đoàn công tác đã được thỏa nguyện: Lên nhà giàn DK1/10 (Vùng 2 Hải quân) ở bãi cạn Cà Mau. Quên hết những mệt mỏi, say sóng cùng một số tiếc nuối của các cuộc "đổ bộ” bất thành nhiều lần trước, chúng tôi đã có được hạnh phúc với những cuộc gặp gỡ bất ngờ: gặp gỡ mùa Xuân trên nhà giàn DK1…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục