(HBĐT) - Đến nay, kinh tế hợp tác, HTX phát triển đa dạng trên tất cả các lĩnh vực, phát huy hiệu quả, góp phần xây dựng NTM, giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân và phát triển KT-XH địa phương. 

Bài 2 - Tiếp tục đổi mới để theo kịp xu thế



Điều đó khẳng định, Nghị quyết số 13-NQ/TU là một chủ trương đúng đắn, giúp kinh tế hợp tác, HTX thoát khỏi tình trạng yếu kém tồn tại nhiều năm liên tiếp. Mục tiêu đến năm 2025, kinh tế hợp tác, HTX đạt tốc độ tăng trưởng 9%; toàn tỉnh có 470 HTX hoạt động trở lên, có từ 70% HTX hoạt động khá, HTX yếu kém chỉ còn dưới 5%…




Hợp tác xã Hà Phong (Cao Phong) tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và mở thêm cửa hàng giới thiệu sản phẩm. (Ảnh chụp tại Cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại thị trấn Cao Phong).


Những hạn chế cần khắc phục

Sau 3 năm nỗ lực đưa kinh tế hợp tác, HTX vượt qua khó khăn, bên cạnh những thành tựu thì kinh tế hợp tác, HTX vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Đó là hoạt động của các HTX chưa thực sự hấp dẫn, để thu hút lao động có chất lượng cao tham gia. HTX phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Một số HTX yếu về năng lực sản xuất, quản trị. Số HTX được vay vốn tín dụng, giao đất, cho thuê đất chưa nhiều. HTX gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là ở những thị trường lớn.

       Ngân sách hỗ trợ phát triển HTX còn hạn chế, nguồn vốn điều lệ của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh tới năm 2020 mới đạt 60% số vốn được phê duyệt. Một số HTX thành lập mới chưa bố trí được kinh phí hỗ trợ. Chưa có nhiều chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho HTX. Bên cạnh đó, một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa quyết liệt trong chỉ đạo, chưa xây dựng kế hoạch cụ thể để phát triển HTX. Bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể, HTX các cấp mỏng, cán bộ kiêm nhiệm nhiều việc nên hiệu quả chưa cao. Dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của HTX. Đa số HTX bị sụt giảm doanh thu, lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước, trong khi vẫn phải duy trì các chi phí cần thiết như thuê mặt bằng, bến bãi, hỗ trợ thu nhập cho người lao động.

       Ông Lê Đình Khuê, Giám đốc HTX Ong mật Lâm Sơn (Lương Sơn) chia sẻ: HTX được thành lập tháng 10/2019, với 13 thành viên, trên cơ sở vận động các hộ nuôi ong trên địa bàn xã Lâm Sơn đóng góp vốn để thành lập HTX. Toàn HTX có khoảng 1.300 - 1.500 đàn ong, sản lượng 10-15 tấn mật/năm. HTX chưa ký được hợp đồng tiêu thụ lâu dài với số lượng lớn, chủ yếu vẫn là bán lẻ. HTX chưa có trụ sở giao dịch, thực hiện giao dịch tại nhà của thành viên HTX. HTX gặp khó khăn trong vay vốn do không có tài sản để thế chấp. Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiêu thụ mật ong. HTX mong được các cấp, ngành quan tâm đầu tư hỗ trợ kinh phí hoạt động, như có chính sách cho HTX vay vốn; hỗ trợ mua máy hạ thủy phần lọc bỏ lượng nước có trong mật ong…

       Đồng chí Trần Văn Thành, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: Kinh tế hợp tác, HTX còn nhiều hạn chế là do: Luật HTX và cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Nguồn ngân sách hỗ trợ HTX hạn chế, phân tán ở nhiều kênh vốn, chương trình khác nhau. Việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể còn lúng túng. Tình hình thị trường biến động, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của các tổ hợp tác, HTX. Nền kinh tế hội nhập quốc tế sâu rộng, tạo nhiều thách thức trong cạnh tranh. Năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ quản lý các HTX chưa thích ứng tốt trong môi trường kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Một số cán bộ chủ chốt của HTX còn có tư tưởng trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Quyết tâm vượt qua thách thức

       Khắc phục những rào cản, vượt qua thách thức, đưa kinh tế hợp tác, HTX phát triển trong giai đoạn mới, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề nghị: Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về xây dựng, củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, HTX đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 70, ngày 9/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX), Luật HTX năm 2012 đến cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, tổ chức chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể (KTTT). Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ quản lý Nhà nước các cấp về KTTT; phát huy hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển KTTT các cấp. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn cho KTTT về cơ chế, chính sách, nguồn vốn.

       Bên cạnh đó, cần triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, hỗ trợ; bố trí kinh phí hợp lý từ ngân sách tỉnh, ngân sách T.Ư hỗ trợ để thực hiện các chính sách hỗ trợ HTX phát triển. Thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án để hỗ trợ các mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị. Tăng quy mô, phạm vi hoạt động của HTX, phát triển HTX mới, xây dựng hế thống HTX với cơ cấu hợp lý, phát huy lợi thế về ngành, lĩnh vực của tỉnh; tham gia tích cực vào chuỗi giá trị các hàng hóa chủ lực của tỉnh. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động thành viên tham gia HTX. Hàng năm, cấp bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh, để đến năm 2025 đạt 20 tỷ đồng. Củng cố, phát huy vai trò nòng cốt của Liên minh HTX tỉnh trong phát triển KTTT, HTX theo quy định.

       Nhằm tạo động lực đưa kinh tế hợp tác, HTX phát triển, các cấp ủy Đảng cần đưa nhiệm vụ phát triển kinh tế hợp tác, HTX vào nội dung và chỉ tiêu thực hiện trong các văn kiện, nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, cũng như kế hoạch, chiến lược phát triển KT-XH của địa phương; quan tâm phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể trong HTX. Bên cạnh đó, tỉnh cần nghiên cứu nội dung phát triển KTTT, HTX vào giảng dạy tại trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố, các cơ sở đào tạo trong hệ thống chính trị, từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong quá trình triển khai, đưa chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật về kinh tế hợp tác, HTX đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển KTTT, HTX.


Thu Thủy

Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục