(HBĐT) - Những tháng ngày vui vẻ, hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ Bùi Thị L. (SN 1993) và Quách Văn X. ở xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) chỉ kéo dài đến khi đứa con chào đời. Sau đó, cuộc sống thiếu thốn trăm bề, người mẹ trẻ phải theo bạn đi làm công nhân tại các công ty trong và ngoài tỉnh. Cuộc sống xa nhà vốn dĩ cơ cực. Nhưng mỗi khi nghĩ đến nụ cười con trẻ với người chồng nơi quê nhà mong chờ, chị L. lại thấy ấm lòng, không quản ngại khó khăn, tập trung làm việc, hàng tháng có tiền gửi về cho chồng con... Thế nhưng, những ước vọng về một cuộc sống đủ đầy của người phụ nữ trẻ ấy bỗng chốc bị sụp đổ, khi chị phát hiện người chồng ở nhà đã phụ tình...


Cán bộ TAND huyện Lạc Sơn trao đổi giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải, hàn gắn các gia đình trước nguy cơ tan vỡ. 

Cay đắng khi chị Bùi Thị L. phải tự mình đến TAND huyện Lạc Sơn để gửi lá đơn xin đơn phương ly hôn, chấp nhận thất bại trong cuộc hôn nhân chị từng kỳ vọng về một mái ấm với tiếng cười trẻ thơ, vợ chồng bên nhau vui vẻ. Cũng giống như chị Bùi Thị L, sau những ngày xa nhà đi làm tại công ty, trở về, chị Bùi Thị H. (SN 1993) ở xã Ân Nghĩa cũng suy sụp tinh thần và tự mình đến TAND huyện Lạc Sơn đề nghị hỗ trợ, tư vấn thủ tục xin ly hôn với chồng là Bùi Văn R., vì khi chị H. đi làm xa, Bùi Văn R. ở nhà đã có người đàn bà khác ngoài vợ. 

Không như những người phụ nữ trên, sau nhiều lần thuyết phục vợ không thành, mới đây, anh Quách Văn K. (SN 1987) ở xã Quý Hòa đã đến TAND huyện Lạc Sơn gửi đơn xin ly hôn, chấm dứt duyên tình với vợ là Bùi Thị A. (SN 1990). Bởi sau một thời gian đi làm xa, Bùi Thị A. đã có cuộc sống ngoài vợ, ngoài chồng với người đàn ông khác, bỏ lại người chồng hiền lành, chất phác nơi quê nhà với 2 đứa con nhỏ…

Theo thẩm phán Bùi Văn Kính, Chánh án TAND huyện Lạc Sơn, thời gian qua, trên địa bàn huyện, tình trạng ly hôn ở các gia đình trẻ có xu hướng gia tăng. Trong 2 năm trở lại đây, năm nào TAND huyện cũng tiếp nhận khoảng hơn 200 vụ ly hôn. Năm 2020, TAND huyện đã thụ lý 289 vụ (6 vụ cũ chuyển sang), tăng 50 vụ so với năm 2019; đã giải quyết 266/289 vụ. Trong đó, xét xử cho ly hôn 31 vụ; công nhận thuận tình ly hôn 209 vụ; đình chỉ 26 vụ do nguyên đơn xin rút đơn. Qua phân tích, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ly hôn do mâu thuẫn gia đình 214 vụ, chiếm 74%; bị bạo hành 20 vụ, chiếm 7%; một bên bỏ đi 7 vụ, chiếm 2,4%; ngoại tình, đánh bạc 23 vụ, chiếm 8%...   

Đáng nói, phần lớn vụ ly hôn rơi vào các gia đình trẻ có vợ, chồng, hoặc cả 2 đi làm ăn xa. "Qua tìm hiểu, nắm bắt, nguyên nhân chủ yếu là mâu thuẫn gia đình, do nghi ngờ ghen tuông; hoặc khi đi làm xa, vợ hoặc chồng có tình cảm với người khác. Tỷ lệ này chiếm hơn 50% vụ ly hôn” - thẩm phán Bùi Văn Kính cho biết. Hơn nữa, "trước khi ly hôn, các cặp vợ chồng cũng đã có một thời gian dài sống ly thân, tình cảm rạn nứt nên khi họ đưa nhau ra tòa, dù chúng tôi cố gắng hòa giải nhưng hầu như không ai muốn hàn gắn” - anh Bùi Văn Hưởng, cán bộ TAND huyện chia sẻ. 

Qua tìm hiểu, trong các vụ ly hôn ở Lạc Sơn phần lớn nguyên đơn là phụ nữ. Hầu hết họ là những người đi làm ăn xa. Khi người phụ nữ đi làm ăn xa, sau một thời gian gia đình thường xảy ra mâu thuẫn, lục đục. Nhiều người sau khi đi làm xa về chồng ghen tuông, có hành vi bạo hành. Do không chịu được đòn ghen đã làm đơn xin ly hôn. Tuy vậy, theo đánh giá của TAND huyện, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn trên địa bàn tăng thời gian qua do đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, thanh niên, nhất là các cặp vợ chồng trẻ phải chấp nhận cuộc sống ly hương để mưu sinh. Từ đó để lại hệ lụy lớn là những cuộc ly hôn, gia đình tan vỡ. Sau ly hôn, nhiều đứa trẻ lớn lên thiếu tình cảm, sự quan tâm, chăm lo của bố hoặc mẹ, thậm chí là cả 2. Do vậy, đây là vấn đề xã hội cần được xem xét một cách nghiêm túc, để có những giải pháp hiệu quả. Trong đó, "việc phát triển KT-XH, nâng cao đời sống người dân là yếu tố đóng vai trò then chốt. Bởi KT-XH phát triển, đời sống người dân nâng cao mới giải quyết được tình trạng các gia đình trẻ không phải chia ly, đi làm ăn xa. Có như vậy, tình cảm gia đình mới được gắn kết bền chặt. Về phía các cơ quan tư pháp và TAND huyện cũng xác định, thực hiện tốt chức năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập trung thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải nhằm hàn gắn các gia đình trước nguy cơ tan vỡ, chứ chưa có giải pháp nào hiệu quả để góp phần giảm thiểu tình trạng này” - đồng chí Bùi Văn Kính, Chánh án TAND huyện Lạc Sơn nhấn mạnh.
 
Phóng sự xã hội của Mạnh Hùng




Các tin khác


Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục