(HBĐT) - Dưới điều kiện thời tiết nắng nóng gần 400C, nhiều người lao động vẫn phải vất vả, chật vật để mưu sinh. 

 


Những người làm nghề xe ôm thường xuyên làm việc giữa trời nóng oi bức tại Bến xe khách trung tâm TP Hoà Bình.

Từ đầu tháng 6 đến nay, trên địa bàn tỉnh liên tiếp xuất hiện những đợt nắng nóng gay gắt, nhiều hôm nhiệt độ lên đến 38 - 400C. Thậm chí, thời điểm giữa trưa, mặt đường nhựa có thể lên tới 500C. Dưới trời nắng và oi bức vẫn có nhiều người tần tảo mưu sinh. Chị Hà làm nghề bán hàng rong, hàng ngày, đẩy xe hàng đi rao bán mặc cho cái nóng hầm hập giữa chốn phố thị. Trò chuyện với chị được biết, trước đây, chị làm việc cho một công ty may ở huyện Lương Sơn.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sản xuất công ty bị ảnh hưởng, chị Hà là một trong những công nhân bị cắt giảm. Sau khi mất việc, chị Hà phải làm nhiều nghề để kiếm sống, như rửa bát thuê, phụ hồ và giờ là đi bán hàng rong. Chị Hà chia sẻ: "Để có tiền cho con ăn học nên dù thời tiết khắc nghiệt đến mấy, vất vả đến thế nào cũng phải cố gắng vì con”. 

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều cửa hàng chuyển sang bán hàng online nên lượng công việc của các shiper nhiều hơn. Giữa trưa hè oi ả, hình ảnh những người ship hàng trở nên phổ biến trên các tuyến đường. Anh Trần Tiến Đạt (TP Hòa Bình) làm công việc ship hàng cho biết: "Đặc thù công việc khá vất vả, ai thuê ship đồ ăn hay ship hàng thì tôi nhận, thời gian làm việc không cố định. Đặc biệt là thời điểm giữa trưa nhu cầu khách cần ship đồ ăn rất nhiều. Nếu tôi không nhận thì có người khác nhận. Cũng vì miếng cơm manh áo nên dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt tôi vẫn đi ship hàng”. Theo anh Đạt chia sẻ, đã có những hôm anh đi ship hàng vào 13h và bị cảm nắng, đầu óc choáng váng, nôn liên tục.
Dưới cái nắng gay gắt, tại Bến xe trung tâm TP Hòa Bình, nhiều người làm nghề xe ôm vẫn đứng chờ khách. Ông Trương Ngọc Chăm, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình), năm nay ngoài 60 tuổi nhưng vì muốn có thêm thu nhập phụ giúp gia đình nên vẫn duy trì chạy xe ôm. Ông chia sẻ: Nắng nóng cũng có nhiều anh em xe ôm nghỉ chạy, nhưng nếu nghỉ hết lại không có ai chở khách. Lúc không có khách thì đứng chỗ bóng cây, quán nước, đeo găng tay và mặc thêm áo chống nắng. Dù nắng nóng nhưng tôi vẫn nhận chở khách đi quãng đường khá xa như về Yên Mông, Phú Thọ hay Lương Sơn, Cao Phong, Tân Lạc. Khi đi phải mang theo nước uống, đeo găng tay dài, mặc thêm áo bảo hộ dày để đỡ nóng bỏng rát da. Vậy mà sau khi trả khách quay về, mặt và tay vẫn rám nắng và đen đi trông thấy. Có hôm quên áo chống nắng không kịp về lấy có khách gọi cũng đi ngay. 

Ngoài những người làm các việc kể trên, thời điểm nắng nóng, công việc của những người thợ điện trở nên vất vả hơn bao giờ hết. Khối lượng việc tăng gấp đôi, gấp ba bình thường khiến họ phải chạy đua với thời gian, làm việc xuyên trưa dưới nắng để kịp tiến độ công việc. Anh Nguyễn Hưng là thợ điện hơn chục năm nay chia sẻ: Các sự cố về điện mùa nắng nóng hầu như năm nào cũng xảy ra bởi nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Vì thế, tình trạng đầy tải và quá tải lưới điện luôn thường trực, đe dọa sự an toàn, ổn định vận hành hệ thống điện. Mỗi khi xảy ra sự cố, chúng tôi đều cố gắng không quản mưa nắng hay ngày đêm làm việc liên tục không nghỉ ngơi. Là người ngành điện, cũng là khách hàng sử dụng điện nên tôi hiểu sự khó chịu của người dân khi mất điện giữa thời tiết nóng nực. Chính vì vậy, chúng tôi luôn cố gắng để có thể cấp điện trở lại cho người dân nhanh nhất. 

Giữa trưa nắng gắt đỉnh điểm, những người thợ điện vẫn luôn túc trực sẵn sàng lên đường bất cứ lúc nào. Họ không quản ngại khó khăn, vất vả, cheo leo trên những cột điện khắc phục sự cố. Mồ hôi ướt đẫm lưng, khuôn mặt ai nấy rám cháy, đen sạm vì nắng gắt. Thời tiết khắc nghiệt là thế nhưng những người dân lao động vẫn luôn vui vẻ, lạc quan, cố gắng, nỗ lực vì cuộc sống mưu sinh của họ cũng như vì cộng đồng, xã hội.


Mai Anh (TTV)

Các tin khác


Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục