(HBĐT) - Có một điều đặc biệt, không chỉ ông Phạm Ngọc Thể, nguyên Phó Giám đốc trường Thanh niên lao động XHCN (nay là trường PTDTNT THPT tỉnh) vinh dự được gặp Bác Hồ mà cả vợ ông là bà Bùi Thị Xuyến cũng có vinh dự đó. Bà là người đã thay mặt cho 1.200 học sinh trường Thanh niên lao động XHCN đọc lời hứa cố gắng phấn đấu học tập tốt, lao động tốt khi Người về thăm trường...


Ông Phạm Ngọc Thể, nguyên Phó Giám đốc trường Thanh niên lao động XHCN (nay là trường PTDTNT THPT tỉnh) kể lại những kỷ niệm đẹp về 3 lần vinh dự được gặp Bác Hồ cho học sinh nhà trường.

Trong ngôi nhà nhỏ ở tổ 8, phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình), tôi gặp ông Phạm Ngọc Thể khi ông đang tiếp đoàn khách là cán bộ chủ chốt của phường Quỳnh Lâm đến mời ông tham gia buổi nói chuyện chuyên đề về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với vai trò là nhân chứng sống từng gặp gỡ, trực tiếp nghe những lời dạy của Bác. "Tôi có vinh dự và may mắn được 3 lần gặp Bác, được trực tiếp nghe những lời dạy ân cần, ấm áp của Người” - mở đầu câu chuyện, ông Phạm Ngọc Thể bùi ngùi nhớ lại. Lần thứ nhất ông vinh dự được gặp Bác khi Người đến thăm trường Hợp tác hóa nông nghiệp của tỉnh ở bến Ngọc, Trung Minh, Kỳ Sơn (nay là TP Hòa Bình) vào ngày 19/10/1958. "Đến bây giờ những lời dạy của Bác vẫn còn thấm trong tâm trí, trong trái tim tôi: Nếu cán bộ không chịu khó làm việc, học tập và rèn luyện thì sẽ bị thụt lùi. Cán bộ thụt lùi thì dân sẽ không tin. Do vậy, người cán bộ phải thường xuyên học tập văn hóa, chính trị, nghiệp vụ” - ông Phạm Ngọc Thể xúc động. 

Do phấn đấu, rèn luyện tốt, cuối năm 1959, ông Phạm Ngọc Thể được bầu làm chiến sỹ thi đua, ngày 20/12/1959 được kết nạp Đảng. Ngày 16/3/1960, trên công trường thi công tuyến đường 12B Kim Bôi - Hòa Bình, ông vinh dự trở thành đại diện tiêu biểu của thanh niên tỉnh đi dự Đại hội Thanh niên tích cực lao động XHCN toàn miền Bắc tại Hà Nội. Tại đại hội, một lần nữa ông được gặp Bác, ở gần Bác và được chụp ảnh lưu niệm cùng Bác. Trở về từ đại hội, những lời Bác dạy luôn trong tâm trí ông: "Các cháu đã cố gắng, nhưng phải cố gắng hơn nữa. Phải khiêm tốn học hỏi, làm bất cứ việc gì khi Đảng và Nhân dân giao cho... Các cháu là đoàn viên thanh niên, hãy cố gắng thực hiện: Việc gì tốt dù nhỏ cũng cố làm. Việc gì xấu dù nhỏ cũng tránh”. Lời dạy của Bác đã đi theo suốt cuộc đời ông. Đây cũng chính là những điều mà ông thường nhắc lại mỗi khi răn dạy con cháu...

"Đầu năm 1961, Tỉnh ủy quyết định Trường Thanh niên lao động XHCN không tham gia làm đường và cầu cống nữa mà chuyển sang sản xuất nông nghiệp. Để ổn định một nơi, có điều kiện xây dựng trường sở, phục vụ cho việc đào tạo cán bộ lâu dài cho tỉnh. Hướng đi đúng đắn nhưng khi nhà trường bắt tay vào thực hiện thì gặp rất nhiều khó khăn. Đời sống cán bộ, giáo viên, học sinh (CBGVHS) thời kỳ này cực kỳ khó. Trong trường đã có những biểu hiện hoang mang, dao động. Có người không tin vào phương thức vừa học vừa làm, tưởng chừng như không vượt qua được” - ông Phạm Ngọc Thể nhớ lại thời kỳ gian khó. Đúng lúc nhà trường khó khăn nhất thì Bác đến thăm ngày 17/8/1962. Đây cũng là lần thứ 3 ông được gặp Bác. Càng bất ngờ hơn là ngay khi đến thăm, Bác Hồ đi thẳng xuống nhà bếp là nơi ông làm quản lý cấp dưỡng bếp ăn của nhà trường. Tại đây, Người ân cần trò chuyện bằng giọng nói ấm áp, hiền từ. Đồng thời, Người cũng căn dặn: "Cháu phải học cách nấu ăn để có cơm chín, canh ngon. Phải giữ gìn vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho giáo viên và học sinh”. Xúc động trước sự ân cần, ấm áp của Bác, ông chỉ kịp hứa sẽ tiếp tục cố gắng. Sau đó, Bác thăm tổ sản xuất đậu phụ, cửa hàng căng tin, thăm nơi ở của học sinh, nghe lãnh đạo nhà trường báo cáo rồi Bác mới có buổi nói chuyện với CBGVHS nhà trường. Trong buổi nói chuyện, Bác căn dặn CBGVHS phải đẩy mạnh tăng gia, chăn nuôi, chế biến thực phẩm để tăng khẩu phần và chất lượng bữa ăn; thực hiện tốt đoàn kết, kỷ luật và nhất là thực hành dân chủ. Kết thúc buổi nói chuyện, Bác để lại bút tích trong Cuốn sổ vàng của nhà trường với lời căn dặn: "Fải: Học tập tốt, lao động tốt. Cố gắng mãi, tiến bộ mãi”.

Chính những điều căn dặn của Bác đã trở thành động lực để thầy và trò nhà trường không ngừng nỗ lực, phấn đấu học tập tốt, giáo dục tốt, rèn luyện tốt, đoàn kết tốt để vượt qua mọi khó khăn. "Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, có lúc nhà trường đứng trước vô vàn khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua. Nhưng nhớ lời Bác Hồ dạy, đội ngũ thầy, cô giáo nhà trường luôn động viên học sinh tập trung vừa học, vừa làm, vượt lên mọi khó khăn. Để rồi các thế hệ học trò dần trưởng thành, trở thành những "hạt giống đỏ”, cán bộ nguồn, chủ chốt cho địa phương” - ông Phạm Ngọc Thể tự hào. 

 
Mạnh Hùng

Các tin khác


Tìm hướng đi bền vững cho nông sản chủ lực “xuất ngoại”


Bài 1: Nỗ lực để có được "visa” ra thế giới

(HBĐT) - Có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, nông nghiệp luôn là lĩnh vực nhận được sự quan tâm, đầu tư phát triển và đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong tăng trưởng, phát triển kinh tế. Đóng góp vào thành công đó, ngành nông nghiệp tỉnh đang từng bước chuyển mình nhờ tập trung xây dựng nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ cho việc đưa những nông sản thế mạnh, đặc trưng của tỉnh lần lượt "xuất ngoại”. Nội dung

Bài 2 - Kỳ vọng “về đích” đúng hẹn

(HBĐT) - Bên cạnh những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ thành phố Hòa Bình (TPHB) lần thứ II, thành phố vẫn gặp không ít khó khăn, thách thức trong hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn để trở thành đô thị loại II trước năm 2025. Song, TPHB quyết tâm hoàn thành mục tiêu nghị quyết đã đề ra, "về đích” đúng hẹn.

Huyện Tân Lạc - gian nan hành trình thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân nơi “cổng trời”

(HBĐT) - Chỉ nhác thấy bóng dáng người lạ, một bóng người lao vụt qua cửa, thoáng chốc đã mất dạng phía rừng xa... Nếu không được tận mắt chứng kiến, có lẽ chúng tôi cũng không thể tưởng tượng được những gian nan trên hành trình thu nhận hồ sơ làm căn cước công dân (CCCD) cho những người yếu thế, có bệnh tâm thần của lực lượng Công an ở nơi "cổng trời” của huyện Tân Lạc.

Bài 2 - Nhận diện những nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp

(HBĐT) - Định hướng quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp là đúng đắn. Tuy nhiên, quá trình triển khai phát triển hạ tầng công nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Bài 1 - Hiệu quả thu hút đầu tư phát triển công nghiệp

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích đất các khu, cụm công nghiệp (CCN) chiếm 1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tương đương với 4.600 ha. Để thực hiện mục tiêu này, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 1/11/2021 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, cùng với Đề án số 02 về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Theo đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng công nghiệp, thu hút đầu tư, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

Bài 1- Diện mạo mới đô thị trung tâm tỉnh

(HBĐT) - Đại hội Đảng bộ thành phố Hòa Bình (TPHB) lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thống nhất mục tiêu phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II trước năm 2025. Sau nửa nhiệm kỳ, diện mạo đô thị trung tâm tỉnh đã có những nét mới, khang trang, sáng đẹp, văn minh hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục