(HBĐT) - Họ là những biên tập viên, quay phim của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông (VH-TT&TT) cấp huyện mang trong mình nhiệt huyết với nghề. Không quản ngại vất vả, gian nan, họ tích cực bám sát địa bàn để cập nhật diễn biến, những thông tin tươi mới, góp phần đưa tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền huyện đến với Nhân dân kịp thời thông qua các kênh: hệ thống loa truyền thanh, Trang thông tin điện tử huyện, Đài PT-TH tỉnh và Báo Hòa Bình.


Phóng viên Nguyễn Mạnh Cường, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc tác nghiệp trong một chuyến ngược núi.

Quê quán dưới xuôi, phóng viên Nguyễn Thị Thu Hường đã có hơn 13 năm công tác tại Trung tâm VH-TT&TT huyện Mai Châu. Bản thân là nữ, làm việc trong môi trường nghề đòi hỏi lăn lộn nhưng chị đã khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong suốt thời gian làm báo ở cơ sở, chị đã có hàng trăm chuyến đi thực tế và không ít lần phải nghỉ lại trên bản, trên rừng. Kỷ niệm đáng nhớ nhất là năm ngoái, chị và 1 phóng viên quay phim tham gia đoàn công tác của Hạt Kiểm lâm huyện đi kiểm tra thực trạng rừng. Khởi đầu từ địa phận xã Thành Sơn, đoàn đã leo bộ gần 12 giờ để sang được địa phận tỉnh Thanh Hoá. Quá trình đi qua hơn 30 km đường rừng đầy gai góc, 13 lần chị trượt ngã, nhiều lần bị vắt cắn, ong châm. Đổi lại, chị thu thập được nhiều thông tin, tư liệu quý để đưa tin, viết bài. Chị chia sẻ mỗi chuyến đi cũng là để thử thách bản lĩnh, trưởng thành hơn trong nghề nghiệp.

Trong những phóng viên xông xáo, già dặn nhất thuộc Trung tâm VH-TT&TT các huyện không thể không nhắc tới anh Nguyễn Mạnh Cường, công tác tại Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc. "Say” nghề đến nay tròn 22 năm, anh đã tác nghiệp ở mọi chòm xóm, bản làng vùng cao, có những thời điểm ngủ trên rừng cả tuần, cáng đáng nhiệm vụ vừa quay phim, vừa biên tập. Là đồng nghiệp và cũng là bạn đọc, còn nhớ cách đây 2 năm, bài viết "Đổi thay ở xóm Mực” của tác giả Nguyễn Mạnh Cường đăng trên Báo Hoà Bình đã mang đến cho tôi những cảm nhận hơi thở cuộc sống, lối viết sắc sảo thể hiện óc quan sát và sự kinh qua, trải nghiệm đáng để học hỏi. Anh cũng là một trong những cộng tác viên tích cực, có nhiều bài viết để lại dấu ấn trên Báo Hoà Bình, như bài viết "Cần một hướng thoát nghèo cho xã Đồng Ruộng”. Một số bài viết anh đã thực hiện gần đây như "Cần lắm đường điện vào khu xen ghép xã Đoàn Kết”…

Ngược núi, băng rừng để đưa thông tin từ cơ sở không chỉ có 2 điểm huyện khó khăn nhất là Mai Châu, Lạc Sơn mà còn có đội ngũ phóng viên của Trung tâm VH-TT&TT các huyện: Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn… Hoạt động ở địa bàn vùng khó, hầu hết phóng viên trung tâm đều phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đa năng, vừa quay phim, chụp ảnh, viết tin, bài, dựng phóng sự. Không chỉ sản xuất chương trình phát thanh địa phương, tiếp sóng đài tỉnh, đài T.Ư, anh chị em phóng viên phải căng sức với nghề để đảm bảo số lượng các chương trình phát triển hệ thống đài huyện, mặt khác tham gia cộng tác thường xuyên với cơ quan Báo tỉnh, Đài PT-TH tỉnh, Trang thông tin điện tử huyện với mục đích là thông tin kịp thời những vấn đề thời sự, sự kiện diễn ra tại địa phương. Lựa chọn dấn thân vào "nghề nguy hiểm”, những "chiến sỹ” của Trung tâm VH-TT&TT các huyện luôn miệt mài "giữ lửa” ở nơi gần dân nhất, điểm vùng gian khó nhất, bám sát cơ sở để tác nghiệp, khai thác, tiếp cận thông tin cần thiết, phản ánh kịp thời và tạo ra những sản phẩm báo chí có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân và phục vụ nhiệm vụ chính trị được giao.

Bùi Minh


Các tin khác


Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục