(HBĐT) - Tin vào những lời hứa hẹn về một tương lai tươi sáng với công việc nhẹ nhàng, lương cao nơi thị thành sầm uất, cô gái trẻ Nguyễn Thị T. ở thôn Đồng Yên, xã Yên Bồng (Lạc Thủy) đã rơi vào cạm bẫy của bọn buôn người. Để rồi trải qua biết bao đắng cay tủi hờn, Nguyễn Thị T. mới tìm được đường trở về cố hương...


Công an xã Tú Lý (Đà Bắc) tuyên truyền pháp luật cho người dân xóm Mạ nhằm phòng ngừa 
xuất cảnh trái phép, tránh rơi vào cạm bẫy của tội phạm mua bán người.

Cạm bẫy "việc nhẹ, lương cao” 

Cũng như Nguyễn Thị T., Nguyễn Thị H., Đinh Thị H. (cùng SN 1990) và Đinh Thị H. (SN 1991) khi là học sinh lớp 11, trường PTDTNT huyện Đà Bắc bị các đối tượng: Nguyễn Văn Thọ (SN 1986), trú tại Xuy Xá, Mỹ Đức (Hà Nội) và Nguyễn Văn Thành (SN 1989), hộ khẩu thường trú tại xã Toàn Sơn (Đà Bắc) lừa đưa về Hà Nội bán hàng quần áo để kiếm tiền trong những tháng nghỉ hè, nhưng cuối cùng lại mang lên Lạng Sơn rồi đưa sang Bằng Tường (Trung Quốc) để bán vào các nhà chứa làm gái bán dâm. Chỉ đến khi lợi dụng sự sơ hở của chủ nhà chứa, Nguyễn Thị H. và Đinh Thị H. mới bỏ trốn được để về Việt Nam tố cáo hành vi phạm tội mua bán người (MBN) của các đối tượng Thọ, Thành.

Theo đồng chí Nguyễn Thị Dụ, Thẩm phán TAND tỉnh, TAND tỉnh từng đưa ra xét xử nhiều vụ án liên quan đến tội phạm MBN. Như vụ Bùi Sông Thao (SN 1983), trú tại xóm Rổng Cấn, xã Lâm Sơn (Lương Sơn). Thông qua chị gái vợ, Bùi Sông Thao quen với Nguyễn Thị Thơm (SN 1978), trú tại xóm Đồng Chúi, xã Tân Vinh (Lương Sơn) lấy chồng ở đảo Hải Nam (Trung Quốc). Qua mối quen biết, Nguyễn Thị Thơm thường xuyên gọi điện cho Bùi Sông Thao bàn cách dụ dỗ phụ nữ còn trẻ không có việc làm để lừa bán sang Trung Quốc. Thao nhận lời và làm quen với Bùi Thị L., xã Kim Lập (Kim Bôi). Sau khi lừa gia đình cho L. ra thị trấn Lương Sơn bán hàng thuê, Thao đã đưa L. ra Móng Cái (Quảng Ninh) rồi bán cho các đối tượng bên kia biên giới.

Gần đây nhất, TAND tỉnh đưa các đối tượng: Lê Thị Đàm (tức Đào), Nguyễn Đức Quỳnh, Lê Văn Tuấn, Phan Ngọc Tuyền ra xét xử về tội mua bán người. Theo đó, lợi dụng sự quen biết, Lê Thị Đàm rủ Nguyễn Thị Ch. (sinh viên trường Cao đẳng Việt Xô), hộ khẩu thường trú tại xã Nánh Nghê (Đà Bắc) lên Lào Cai để bán hàng thuê. Thấy công việc nhẹ nhàng, lương cao, Ch. nhận lời cùng lên Lào Cai với Đàm. Khi cả hai lên đến Lào Cai, Lê Thị Đàm đã lừa bán Nguyễn Thị Ch. sang Trung Quốc vào nhà chứa để hoạt động mại dâm. May mắn trong khi bị bắt, nhốt và ép hoạt động mại dâm, Ch. được Công an Trung Quốc giải cứu và trao trả về Việt Nam. Không dừng lại ở đó, sau khi bán trót lọt Nguyễn Thị Ch., Lê Thị Đàm còn cấu kết với Nguyễn Đức Quỳnh (SN 1992) và Lê Văn Tuấn (SN 1991), trú tại xã Yên Mông, Phan Ngọc Tuyền (SN 1991), trú tại xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) lừa bán người yêu của Tuấn là Nguyễn Thị H.N, trú tại thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) sang Trung Quốc làm gái mại dâm. Sau một thời gian bị ép hoạt động mại dâm, Nguyễn Thị H.N được Công an Trung Quốc giải cứu và trao trả về Việt Nam. Đáng nói, khi bị các đối tượng lừa bán sang Trung Quốc, Nguyễn Thị H.N chưa đủ 16 tuổi.
 
Hiện thực khủng khiếp sau giấc mơ "đổi đời”

Đại tá Trần Mạnh Hải, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an tỉnh chia sẻ: Mặc dù không nổi cộm nhưng tội phạm MBN vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp, thủ đoạn liên tục thay đổi. Trước đây, các đối tượng phạm tội có thể trực tiếp lừa những người nhẹ dạ cả tin để bán sang bên kia biên giới. Nhưng nay tội phạm MBN có thể thực hiện hành vi phạm tội dưới nhiều hình thức khác nhau. Một trong những thủ đoạn tội phạm này thực hiện khá phổ biến là đưa ra những lời mời chào hấp dẫn "việc nhẹ, lương cao” để lừa phỉnh người dân, nhất là các cô gái nhẹ dạ cả tin, có nhan sắc để lừa bán sang bên kia biên giới.

Từ những thông tin có được, chúng tôi đã phải rất vất vả mới thâm nhập và được kết nạp làm thành viên một nhóm trên mạng xã hội zalo. Ngoài thông tin quảng cáo, các thành viên trong nhóm liên tục đưa ra những thông tin, lời mời hấp dẫn đáp ứng tiêu chí "việc nhẹ, lương cao” dành cho các cô gái trẻ, có nhan sắc đi làm việc, phục vụ tại các sòng bạc ở Campuchia, Philippines. Như mới đây, tài khoản zalo có tên Mie Mie thông báo tuyển dụng nhân viên đi làm việc tại Hotel Outcall Philippines với mức lương từ 20 - 40 nghìn peso (tiền Philippines), tức từ 9 - 18 triệu đồng/ngày, được nuôi ăn, ở tại chung cư 2 người/phòng, có người giúp việc; hỗ trợ 80% phí khi qua làm trả sau. Theo một trinh sát Phòng CSHS, đây thực chất là thông tin lôi kéo hoạt động mại dâm của các đối tượng. Nguy hiểm hơn đây chính là cái bẫy tội phạm MBN giăng ra để chờ những con mồi tự "nộp mạng”. Một khi đã "sập bẫy” hầu như chẳng có ai thoát ra được. Xuất phát từ thực trạng trên, mới đây, Phòng CSHS đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn của tội phạm lừa đảo MBN.

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Vận, Phó trưởng Phòng CSHS, đằng sau những lời mời chào về cơ hội việc làm như "rót mật vào tai” là những cạm bẫy chực chờ người lao động. Sự thật thì không hề có cái gọi là "việc nhẹ, lương cao” đầy hấp dẫn như các đối tượng đưa ra. Khi người lao động xuất cảnh trái phép sẽ phải đối mặt với những điều khủng khiếp nơi xứ người. Như bị đưa vào các sòng bạc làm việc liên tục từ 15 - 16 tiếng/ngày, hoặc được giao các công việc liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua MXH; chịu sự quản thúc và thường xuyên bị đánh đập, bóc lột sức lao động. Muốn về buộc phải nộp tiền chuộc thân lên tới cả trăm triệu đồng. Từ thực tế đó, Phòng CSHS khuyến cáo đến người dân khi có nhu cầu tìm việc làm cần cảnh giác, tìm hiểu kỹ thông tin về nơi thuê lao động. Liên hệ các đơn vị có chức năng tư vấn, môi giới xuất khẩu lao động đã được Nhà nước cấp phép để được hướng dẫn cụ thể. Không tin, không theo những thông tin của các đối tượng đưa ra để tránh rơi vào "cạm bẫy” của bọn tội phạm lừa đảo, MBN. 

 
Mạnh Hùng

Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục