(HBĐT) - Vùng đất Cao Sơn (trước là xã Cao Răm) huyện Lương Sơn có 4 di tích quốc gia gồm: hang Chổ, hang Núi Sáng, động Mãn Nguyện, hang Khụ Thượng… Nơi đây không chỉ chứa đựng nhiều dấu tích của người xưa mà còn giữ nét văn hóa cộng đồng bao đời nay.


Nhờ anh em bạn bè giúp đỡ, chuồng dê của gia đình anh Bùi Văn Bảy ở xóm Hui, xã Cao Sơn (Lương Sơn) sớm hoàn thành.

Dấu ấn người xưa

Dẫn chúng tôi đi thăm di tích hang Chổ, anh Bùi Văn Thành, trưởng xóm Hui cho biết: "Tuy chưa xây dựng thành khu du lịch phục vụ du khách nhưng hang thường xuyên có các đoàn khảo cổ, đoàn học sinh, sinh viên ở nhiều nơi đến tham quan. Hang này không sâu nhưng rộng, không khí thoáng mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Những ngày hè nắng nóng, bà con đến đây tránh nắng. Có người còn ngủ ở hang qua đêm. Còn ngày giá rét, bà con thường đến hang quây quần sưởi ấm. Cũng từ những lần tránh nắng,bà con đã phát hiện dấu tích người xưa". Anh Thành đưa tôi đi xem trong hốc đá lẫn trong tầng ốc ở khe hang hẹp, bà con phát hiện được bộ răng hóa thạch. Đây là những hiện vật quý giúp các nhà khoa học có thêm dữ liệu về hang Chổ và nền Văn hóa Hòa Bình.

Hang Chổ ở xóm Hui, xã Cao Sơn nằm phía Tây Nam dãy núi Sáng, cửa hang quay hư­ớng Tây Nam là một mái đá cao ráo, thoáng mát, cao hơn mặt ruộng 6,5m. Hang có 2 cửa ngăn cách nhau bởi một tảng đá lớn có chu vi 27m, cửa chính rộng 11m, cửa phụ rộng 5,5m, cao trung bình 10 m. Hang ăn sâu vào lòng núi 15m, vào trong thu hẹp dần. Chiều ngang của lòng hang có chỗ rộng nhất lên tới 14m, các cửa đều quay hướng Tâyđón cơn gió mát lành về mùa hè, tránh đư­ợc cơn gió bấc lạnh giá về mùa đông. Hang Chổ đã đ­ược bà M.Colani, nhà nữ khảo cổ học ngư­ời Pháp khai quật từ tháng 12 năm 1926 (Tài liệu ch­ưa công bố). Lần khai quật này, bà đã thu đư­ợc 1.143 hiện vật các loại. Hiện nay, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam còn lưu giữ nhiều hiện vật của hang Chổ gồm: X­ương động vật, nhiều chủng loại công cụ đá, công cụ chặt, công cụ hình đĩa, công cụ hình hạnh nhân và một trong những mảnh t­ước nhiều chủng loại. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong các lần khai quật, thám sát đã khẳng định: Di tích hang Chổ là nơi cư­ trú lâu dài của cư­ dân tiền sử Hoà Bình. Đồng thời còn là di chỉ Xư­ởng có niên đại trên dư­ới 10.000 năm cách ngày nay, trong giai đoạn chuyển tiếp sang trung kỳ đá mới ở nước ta.

Giữ nét văn hóa cộng đồng

 

Sống dựa vào thiên nhiên, chủ yếu là săn bắn, hái lượm nên cộng đồng dân cư của Văn hóa Hòa Bình luôn giúp đỡ, tương trợ nhau trong lao động, sản xuất.Ngày nay, nhân dân xã Cao Sơn không chỉ sống bằng nông nghiệp mà nhiều hộ gia đình, nhất là lực lượng lao động trẻ đi làm trong các khu công nghiệp có nguồn thu nhập cao. Ông Bùi Minh Châu, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Sơn cho biết: Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tác động của cơ chế thị trường nhưng nhiều nét văn hóa của cộng đồng người Mường nơi đây vẫn còn giữ nguyên bản sắc. Họ gắn kết nhau qua tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ nhau trong lao động, sản xuất và khi có công việc gia đình. Trước đây, khi một hộ làm nhà thì gia chủ chỉ lo một phần vật liệu, công thợ. Các hộ trong làng xóm sẽ góp gỗ, gianh và cử một lao động trong gia đình đến làm nhà giúp. Giờ đây, tuy không còn nhà gỗ, tranh, nhưng các hộ trong xóm đều góp công, sức để hỗ trợ gia chủ. Trong sản xuất cũng vậy, các hộ huy động người tương trợ gia chủ bằng hình thức đổi công hay giúp đỡ các hộ nghèo, khó khăn. Đặc biệt khi gia chủ có tang gia thì việc hỗ trợ từ làng xóm là chủ yếu.

Gần hang Chổ là khu vườn đất của gia đình anh Bùi Văn Bảy ở xóm Hui. Anh đang làm chuồng dê. Anh cho biết: Mấy năm nay tôi nuôi dê để trên núi đá nên không hiệu quả. Năm nay có điều kiện, tôi mua vật liệu nhờ anh em bạn bè, hàng xóm đến hỗ trợ làm. Nhiều người đang đi làm nơi xa, công cao nhưng khi biết bạn bè, hàng xóm có công việc nhờ đã xin nghỉ về giúp đỡ. Ngay gia đình tôi cũng vậy, khi anh em hàng xóm nhờ thì tận tình hỗ trợ. Đó là tục lệ của người dân nơi đây bao đời nay vẫn thế. 


Việt Lâm

Các tin khác


Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh

Bài 3 - Giải quyết vấn đề thiếu hụt cán bộ nữ, trẻ, dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức (BTC) Tỉnh ủy, số lượng cán bộ (CB) trẻ, CB nữ, CB là người dân tộc thiểu số (DTTS), nhất là CB trẻ, CB nữ diện cấp ủy quản lý của tỉnh ta hiện nay còn khiêm tốn. CB trẻ diện BTV Tỉnh ủy quản lý chỉ chiếm 4,7%; nữ chiếm 17,7%. CB trẻ diện BTV Huyện ủy quản lý chiếm 25%, là nữ chiếm 20,5%; đến cuối năm 2025, CB nữ còn 14,5%, CB trẻ dưới 40 tuổi chỉ còn chiếm 0,9%. Những con số "biết nói” này cho thấy hiện trạng thiếu hụt CB nữ, trẻ đang diễn ra tại tỉnh ta. Đồng thời, đặt ra vấn đề lo ngại về sự chuyển tiếp CB thời gian tới.

Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh

 Bài 2 - Quyết liệt trong luân chuyển, điều động cán bộ


(HBĐT) - Một trong những hạn chế nổi lên trong công tác cán bộ (CB) đã được Tỉnh ủy chỉ ra từ đầu nhiệm kỳ đó là việc điều động, chuyển đổi vị trí công tác chưa thực sự được quan tâm. Thực tế khi rà soát CB lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương ở các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện tại thời điểm tháng 5/2021, có đến 80 đồng chí được bổ nhiệm lại đến lần thứ 3; thậm chí có đồng chí được bổ nhiệm lại lần 4, lần 5. Lãnh đạo cấp phó thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý có 78 đồng chí đã được bổ nhiệm lại lần 2 và 13 đồng chí bổ nhiệm lại lần 3. Do đó, luân chuyển, điều động CB được xác định là việc cần làm ngay.

Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh


 Bài 1- Nhìn thẳng vào những hạn chế, yếu kém

(HBĐT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Cán bộ (CB) là cái gốc của mọi công việc… Công việc thành công hay thất bại đều do CB tốt hay kém”. Trong văn kiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) XIII của Đảng, nhiệm vụ trọng tâm được chỉ ra đầu tiên đó là "tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng… xây dựng đội ngũ đảng viên và CB các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Điều này đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác cán bộ (CTCB). Thực hiện NQĐH XIII của Đảng, NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, hàng loạt giải pháp quyết liệt, mang tính đột phá, chiến lược đã được tỉnh ta triển khai để khắc phục những yếu kém trong CTCB. Từng bước xây dựng đội ngũ CB đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy KT-XH phát triển nhanh, toàn diện.

Đột phá từ một Chỉ thị: Bài 2 - Những đồng vốn "quý như vàng”

(HBĐT) - Nhờ nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách địa phương (NSĐP) sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh. Mỗi đồng vốn chuyển sang là thêm một sự đồng hành, một cơ hội để có thêm những người lao động vượt lên khó khăn.  

Đột phá từ một Chỉ thị: Bài 1 - Trụ cột giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Sau gần 9 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 và hơn 2 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW, ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách (TDCS) xã hội đã tác động tích cực đến hoạt động TDCS trên địa bàn tỉnh. Hơn 20 năm triển khai TDCS, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành một trong những trụ cột trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Với sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với TDCS xã hội đã giúp trụ cột này thêm vững chắc hơn.

Muôn hình vạn trạng thủ đoạn buôn ma túy

(HBĐT) - Mua bán, vận chuyển ma túy trái phép được thực hiện với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm che đậy hành vi phạm tội. Tuy nhiên, thủ đoạn vận chuyển ma túy trên các phương tiện công cộng, do chính lái xe thực hiện là hành vi ngụy trang đặc biệt nguy hiểm, khó phát hiện, đấu tranh. Nguy hiểm hơn, lái xe là đối tượng nghiện lâu năm, phương thức vận chuyển này đặt tính mạng của hành khách trong thế "ngàn cân treo sợi tóc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục