(HBĐT) - Những con đường mới đã và đang được mở sẽ là huyết mạch giao thông quan trọng để thúc đẩy phát triển KT-XH huyện vùng cao Đà Bắc.





 
Con đường mới mở từ xã Cao Sơn đi xã Trung Thành đã giúp rút ngắn khoảng cách giữa các xã vùng cao với trung tâm huyện Đà Bắc. 

Đến nay, Đà Bắc là huyện nghèo duy nhất của tỉnh, là 1/22 huyện nghèo của cả nước. Hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn, trắc trở là một trong những nguyên nhân khiến huyện vùng cao này chưa thể bứt phá.

"Nút thắt” giao thông 

Đà Bắc là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh (gần 779 km2), dân số trên 56 nghìn người. Trên địa bàn huyện không có quốc lộ chạy qua. Tỉnh lộ 433 chạy qua 8/17 xã, thị trấn là huyết mạch giao thông quan trọng nhất trong phát triển kinh tế, giao thương hàng hóa của huyện. Tuy nhiên, tuyến đường khá quanh co, đèo dốc, mặt đường hẹp nên việc lưu thông gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, hơn nửa thập kỷ trở lại đây, hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện thường xuyên bị thiên tai tàn phá. Tình trạng sạt lở taluy âm, taluy dương xảy ra nghiêm trọng trong mùa mưa lũ. Năm trước khắc phục chưa xong, năm sau tiếp tục bị thiên tai tàn phá nên giao thông vẫn là rào cản lớn, "nút thắt” trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển KT-XH của huyện.

Không chỉ tuyến đường chính còn nhiều trắc trở mà từ khoảng năm 2016 trở về trước, hệ thống giao thông dẫn vào các xã, xóm trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn. Như tuyến đường từ trung tâm huyện đi các xã vùng lòng hồ (Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong) nhỏ hẹp, quanh co, xuống cấp; đường từ ngã ba Ênh (xã Tân Minh) đi các xã Đoàn Kết, Trung Thành, Yên Hòa, Đồng Ruộng bị thiên tai tàn phá, chưa được sửa chữa, khắc phục kịp thời nên việc đi lại hết sức vất vả. Đặc biệt, không ít thôn, xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện vẫn chưa có đường bê tông đến trung tâm. Đầu năm 2014, UBND tỉnh phê duyệt Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh. Trong danh sách này, Đà Bắc có 7 xóm thuộc diện đầu tư, hỗ trợ của dự án.

Thời điểm đó, những xóm nằm trong danh sách 36 xóm khó khăn nhất tỉnh như: Sổ (xã Trung Thành), Hà (xã Đồng Chum), Kế (xã Mường Chiềng) chưa có đường thuận lợi vào đến trung tâm xóm, gần như sống tách biệt với các khu dân cư khác. Còn nhớ, lần vào xóm Hà mất gần 1 tiếng, dù xóm chỉ cách trung tâm xã 9 km. Khi đó, đường vào xóm đặc biệt khó khăn này đang được mở rộng, nhưng còn 2 km vẫn là đường đất đá nhỏ hẹp chưa được mở, mặt đường gồ ghề. Tiếp chúng tôi khi đó, Bí thư chi bộ xóm Hà Đinh Công Chăn khá trăn trở. Ông Chăn được tham gia đo con đường vào xóm Hà từ năm 1995, nhưng qua hàng chục năm, con đường vẫn khó vô cùng. Ngày nắng đi lại đã vất vả, khi mưa xuống còn khó gấp nhiều lần. Vì thế đời sống của người dân xóm Hà cứ quanh quẩn với đói nghèo.

Xóm Kế, xóm Sổ cũng chung tình cảnh, nông sản làm ra nhưng khó tiêu thụ, bị ép giá hoặc không tiêu thụ được. Mùa mưa, nhiều hộ dân ngậm ngùi nhìn hàng tấn ngô vừa thu hoạch nảy mầm dưới gầm sàn vì đường lầy lội, thương lái không vào thu mua được.

Từ năm 2016 đến nay, bằng nhiều nguồn lực, hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện từng bước được đầu tư, xây dựng đồng bộ hơn. Những xóm nghèo nhất tỉnh như Sổ, Hà, Kế đã được "xóa mù” về đường giao thông. Bên cạnh đó, huyện đang triển khai một số dự án giao thông quan trọng, mang tính đột phá, đồng bộ hơn. Khi hoàn thiện sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn để người dân huyện vùng cao Đà Bắc vượt khó.

Phát triển giao thông đồng bộ để kết nối, phát triển

Đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ, thông thoáng là yêu cầu tất yếu để phát triển. Những năm qua, một trong những nỗi trăn trở lớn nhất của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện vùng cao Đà Bắc chính là hạ tầng giao thông. Đến nay, toàn huyện có trên 1.317 km đường bộ, gồm: 163,5 km đường huyện; 128,7 km đường xã; 453,62 km đường trục thôn, xóm; hơn 305 km đường ngõ; gần 232 km đường khu sản xuất, nội đồng; hơn 34 km đường đô thị. Tuy nhiên, số tuyến đường có mặt đường không êm thuận, không đảm bảo tầm nhìn, không đảm bảo giao thông đi lại thuận tiện, an toàn 4 mùa vẫn còn lớn, với hơn 254 km.

Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Huyện xác định đầu tư hạ tầng giao thông là 1 trong 4 đột phá chiến lược để phát triển KT-XH. Hàng năm huyện đều bố trí nguồn ngân sách huyện và nguồn vốn từ các chương trình, dự án như: 135, 30a, xây dựng nông thôn mới, Đề án cứng hóa đường giao thông nông thôn, ngân sách tỉnh để sửa chữa các tuyến đường huyện và đường xã. Từ năm 2017 đến nay, huyện huy động trên 1 nghìn tỷ đồng để thực hiện tiêu chí về đường giao thông trong xây dựng nông thôn mới.

Năm 2022, huyện đã tập trung mở mới và cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông trên địa bàn. Theo đó, toàn huyện có thêm 16,1 km đường bộ mở mới; 120,5 km đường được bê tông hóa, nhựa hóa; 1,22 km đường được cứng hóa bằng vật liệu khác; 62,4 km đường được nâng cấp, sửa chữa. Trong đó, huyện đã khởi công một số dự án giao thông quan trọng, như tuyến đường nối từ thị trấn Đà Bắc đi Thanh Sơn (Phú Thọ) vào tháng 10/2022; đầu năm 2023 khởi công đường từ Hiền Lương đi Vầy Nưa - Tiền Phong và một số dự án giao thông quan trọng khác. Đây là những dự án giao thông có ý nghĩa lớn đối với việc kết nối giao thương, tạo điều kiện để huyện từng bước khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế.



Viết Đào


Các tin khác


Huyện Tân Lạc - gian nan hành trình thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân nơi “cổng trời”

(HBĐT) - Chỉ nhác thấy bóng dáng người lạ, một bóng người lao vụt qua cửa, thoáng chốc đã mất dạng phía rừng xa... Nếu không được tận mắt chứng kiến, có lẽ chúng tôi cũng không thể tưởng tượng được những gian nan trên hành trình thu nhận hồ sơ làm căn cước công dân (CCCD) cho những người yếu thế, có bệnh tâm thần của lực lượng Công an ở nơi "cổng trời” của huyện Tân Lạc.

Gỡ nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp: Bài 2 - Nhận diện những nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp

(HBĐT) - Định hướng quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp là đúng đắn. Tuy nhiên, quá trình triển khai phát triển hạ tầng công nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Thực tế các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) được quy hoạch trên địa bàn tỉnh có những khó khăn đặc thù.  Cả tỉnh có 8 KCN được quy hoạch, trong quá trình triển khai đều gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng (GPMB), các thủ tục theo quy định. 

Gỡ nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp: Bài 1 - Hiệu quả thu hút đầu tư phát triển công nghiệp

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích đất các khu, cụm công nghiệp (CCN) chiếm 1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tương đương với 4.600 ha. Để thực hiện mục tiêu này, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 1/11/2021 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, cùng với Đề án số 02 về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Theo đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng công nghiệp, thu hút đầu tư, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

Thành phố Hòa Bình vươn tầm đô thị loại II: Bài 1- Diện mạo mới đô thị trung tâm tỉnh

(HBĐT) - Đại hội Đảng bộ thành phố Hòa Bình (TPHB) lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thống nhất mục tiêu phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II trước năm 2025. Sau nửa nhiệm kỳ, diện mạo đô thị trung tâm tỉnh đã có những nét mới, khang trang, sáng đẹp, văn minh hơn.

Nâng cao chỉ số cải cách hành chính - hướng tới sự hài lòng của người dân và tổ chức: Bài 2- Tập trung giải pháp tiếp tục cải thiện chỉ số cải cách hành chính

(HBĐT) - Năm 2022, chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh tuy tăng 2 bậc so với năm 2021, tăng 30 bậc so với năm 2020, nhưng điểm số lại giảm do việc điều chỉnh các nội dung và thang điểm đánh giá của một số tiêu chí, tiêu chí thành phần. Với tinh thần thẳng thắn nhìn vào những tồn tại, hạn chế, Ban chỉ đạo (BCĐ) CCHC tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để duy trì và cải thiện chỉ số CCHC năm 2023 cũng như các năm tiếp theo. 

Nâng cao chỉ số cải cách hành chính - hướng tới sự hài lòng của người dân và tổ chức: Bài 1 - Chỉ số cải cách hành chính xếp ở vị trí cao nhất từ trước đến nay

(HBĐT) - Năm 2022, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC). Với sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác này đã có chuyển biến tích cực. Chỉ số CCHC (Par Index) của tỉnh tăng 2 bậc so với năm 2021. Với tinh thần đánh giá đúng kết quả đạt được, đi sâu những tồn tại, hạn chế, tỉnh đang tập trung các giải pháp duy trì, nâng cao chỉ số CCHC năm 2023 và các năm tiếp theo.  Đó là đánh giá của Ban chỉ đạo (BCĐ) CCHC tỉnh về kết quả chỉ số CCHC năm 2022. Nhìn tổng thể, từ năm 2016 - 2022, chỉ số CCHC của tỉnh luôn tăng về điểm số, trong 7 năm đã tăng 14,18%. Năm qua, tỉnh Hòa Bình được xếp ở vị trí cao nhất từ trước đến nay, đạt 86,30%, tăng 2 bậc so với năm 2021, tăng 30 bậc so với năm 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục