(HBĐT) - Trên các diễn đàn khởi nghiệp, chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T nông sản Cao Phong có lẽ là cái tên quen thuộc. Không chỉ được biết đến là người trồng cam lâu năm, chị Thủy còn là người đi những con đường chưa ai đi, làm những việc chưa ai làm chỉ với một mong muốn duy nhất: nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong. Chị chính là chủ nhân của sản phẩm OCOP 4 sao "Cam quà tặng cao cấp 3T farm" có tiếng thị trường.

 

>> Bài 1 - Cao dược liệu Tuyết Nhi - chắt lọc tinh túy của núi rừng

>> Bài 3: Quà tặng thổ cẩm - Kế thừa tinh hoa nghề dệt truyền thống




          TỪ THƯƠNG HIỆU CAM 3T SẢN XUẤT THEO HƯỚNG HỮU CƠ 

Đã gặp chị Thuỷ khá nhiều lần tại các diễn đàn khởi nghiệp, ấn tượng về chị là một nữ giám đốc trẻ, năng động và có thể "nói không dứt" về cây cam quê mình. Hẹn gặp chị vào thời điểm người trồng cam tất bật thu hoạch đợt cuối giống cam muộn V2 để chuẩn bị cho niên vụ mới. Khác với khi lên diễn đàn, giản dị trong bộ đồ làm vườn, tay thoăn thoắt cắt cam, chị cho người đối diện thêm cảm nhận về một nữ giám đốc miệng nói tay làm và mọi tâm huyết, trăn trở đều xuất phát từ thực tiễn. Là giám đốc HTX, chị Thuỷ cũng là thợ trồng cam lành nghề.Với chị, những cây cam cũng là một cơ thể sống cần được cho ăn, chăm sóc và được "khám bệnh" hàng ngày. Chính vì vậy, ngay khi bước vào niên vụ mới, chị hướng dẫn các hộ thành viên HTX lấy mẫu cam gửi xuống Học viện Nông nghiệp nhờ các chuyên gia đầu ngành "bắt bệnh" cho cây. Chị chia sẻ: Cũng như con người trong một quá trình thai nghén,muốn cây cho ra những quả cam chất lượng thì cây phải khoẻ mạnh. Với việc định kỳ khám cho cây sẽ giúp người nông dân biết được cây đang thiếu chất gì, cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào để cây khoẻ, đề kháng tốt.


 
Với mô hình sản xuất cam theo hướng hữu cơ, sản phẩm cam Quà tặng cao cấp 3T Farm đã đạt tiêu chuẩn 4 sao. 

"Khám cho cây"là một trong những việc làm thường xuyên chị Thuỷ thực hiện từ khi quyết định sản xuất cam theo hướng hữu cơ. Đây là quy trình sản xuất chị đã mất rất nhiều "học phí"nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi đến cùng bởi đó là phương châm, là kỳ vọng chị tin rằng qua đó có thể góp một phần nhỏ bé của mình để nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong. Quy trình ấy được thể hiện ngay trong tên gọi của HTX 3T nghĩa là 3 tốt: tốt đất, tốt giống và tốt từ tâm.



Các chuyên gia của Học viên Nông nghiệp "bắt bệnh" cho cây cam đối với diện tích cam của HTX. 

Chia sẻ về điều này, chị Thuỷ cho biết,từ khi cam Cao Phong còn chưa có tên tuổi trên thị trường, gia đình đã gắn bó với cây cam. Năm 2014, cam Cao Phong được công nhận Chỉ dẫn địa lý, giá cam tăng mạnh. 3 năm liên tiếp, giá cam tăng gấp 2, thậm chí gấp 3 lần.Cũng từ đó,cam Cao Phong phát triển "nóng", diện tích tăng chóng mặt. Người ta đưa cam lên đồi, xuống ruộng, vượt qua đỉnh Cun và dốc Quy Hậu để trồng khắp nơi. Kèm theo đó, quy trình sản xuất, chất lượng trái cam có nguy cơ thả nổi, không người quản lý. Thời điểm đó, chị Thuỷ nhận ra rằng, người người trồng cam, nhà nhà trồng cam, chẳng mấy chốc cam Cao Phong sẽ như một số loại nông sản khác không thể tiêu thụ được.

Vì vậy, chị tự nhủ phải làm gì đó để xây dựng được thương hiệu cam Cao Phong một cách lâu dài, bền vững.Nghĩ là làm, chị quyết định đăng ký với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh để trồng và chăm sóc theo quy trình sản xuất an toàn, có tem truy xuất nguồn gốc.Tuy nhiên, tại thời điểm đó, chị chẳng khác nào một chiến binh độc hành vì thực tế cam là cây trồng khó tính. Việc trồng cam theo hướng hữu cơ đòi hỏi nhiều công chăm sóc, vừa tốn kém, vừa mất thời gian. Mặc dù đưa ra sản phẩm cam sạch, chất lượng nhưng giá cả cũng không chênh lệch so với thị trường.Dù vậy, chị vẫn quyết tâm theo đuổi vì tin rằng, muốn giữ thương hiệu lâu dài phải làm dựa trên yêu cầu của thị trường, phải đáp ứng được đòi hỏi ngày càng khắt khe của người tiêu dùng.

                            ĐẾN CAM QUÀ TẶNG ĐẠT TIÊU CHUẨN 4 SAO 

Trăn trở với việc đưa cam sạch ra thị trường,tháng 8/2018, một lần nữa chị Vũ Lệ Thủy đánh liều tiếp tục vay vốn thành lập HTX 3T nông sản Cao Phong. Chị chia sẻ: Nhiều năm trồng cam, lời lãi được bao nhiêu là quay trở lại đầu tư, kiến thiết vào vườn. Vì vậy, khi HTX thành lập, vốn điều lệ chỉ hơn 200 triệu đồng do tôi tự vay mượn.Động lực lớn nhất thúc đẩy tôi kiên quyết duy trì và xây dựng cho 3T farm phát triển là do cam Cao Phong liên tục bị đánh cắp thương hiệu, bán ở khắp nơi với giá chỉ bằng nửa, thậm chí bằng 1/3 so với giá cam bán tại vườn.

Nhận thấy cam Cao Phong chỉ thu hút được khách hàng bình dân lựa chọn,khách hàng có thu nhập cao lại không chọn cam Cao Phong trong khi chất lượng cam không thua kém gì cam nhập khẩu, chị Thủy tự hỏi làm cách nào để đưa cam Cao Phong tiếp cận được với phân khúc khách hàng cao cấp? Câu hỏi đó thôi thúc chị cho ra sản phẩm "Cam quà tặng cao cấp 3T farm” gắn với chuỗi sản xuất theo hướng hữu cơ vì môi trường sống xanh.
Sau khi thu hoạch, cam được rửa xạch chiếu đèn cực tím để khử trùng. 

Điểm khác biệt nhất của "Cam quà tặng cao cấp 3T farm” là quá trình chăm sóc theo hướng hữu cơ. Khi thu hoạch, trái cam được chọn lọc rất khắt khe, chỉ có khoảng 8 - 10% tổng sản lượng đủ tiêu chuẩn về màu sắc, kích cỡ và chất lượng đạt tiêu chuẩn quà tặng cao cấp.Sau khi phân loại, cam được đưa vào xưởng rửa sạch, chiếu đèn cực tím để khử trùng, dán tem truy xuất nguồn gốc trên từng quả cam trước khi đóng gói vào hộp quà tặng được thiết kế đẹp mắt. Với sự độc đáo đó, tại cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo "Phụ nữ và tương lai nền kinh tế xanh” năm 2019, "Cam quà tặng cao cấp 3T farm gắn với chuỗi sản xuất theo hướng hữu cơ vì môi trường sống xanh" là 1 trong 35 dự án tiêu biểu được Hội LHPN Việt Nam lựa chọn hỗ trợ. Năm 2020, "Cam quà tặng cao cấp 3T farm"được UBND huyện Cao Phong lựa chọn đăng ký sản phẩm OCOP của tỉnh và xuất sắc đạt tiêu chuẩn 4 sao.

          

 Các sản phẩm chế biến từ cam của HTX 3T Farm. 

Chia sẻ về sản phẩm, chị Thuỷ cho biết: Niềm tự hào lớn nhất là sản phẩm cam quà tặng chính là kết tinh của hành trình 3 tốt mà HTX đã áp dụng trong quá trình sản xuất. Đó cũng là cái tâm mà 3T farm mong muốn gửi đến khách hàng của mình về một sản phẩm an toàn, chất lượng, vì sức khoẻ cộng đồng.

Thành công với sản phẩm OCOP 4 sao cam quà tặng nhưng đối với chị Thuỷ - người ưa độc hành trên những con đường mới thì mọi chuyện vẫn chưa dừng lại. Hiện chị tiếp tục nghiên cứu, học hỏi để đưa ra những dòng sản phẩm chế biến sâu từ trái cam như mứt cam, trà túi lọc cam, cinder cam, bột cam nguyên chất. Đây tiếp tục là con đường mới không hề đơn giản bởi giá trái cam tươi đầu vào khá cao, khi cho ra các sản phẩm chế biến giá thành cũng không hề thấp. Tuy nhiên, với mong muốn có thể tạo thành các chuỗi sản phẩm độc đáo, nâng tầm cam Cao Phong, chị sẵn sàng"trả phí", sẵn sàng thử nghiệm như đó là một tất yếu trên con đường đi đến thành công.

 (Còn nữa)


                                                                         Đinh Hoà 


 

Các tin khác


Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục