Công an xã Tú Sơn (Kim Bôi) nắm bắt tình hình người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc tại cơ sở.

Công an xã Tú Sơn (Kim Bôi) nắm bắt tình hình người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc tại cơ sở.

(HBĐT) - Chưa bao giờ việc lén lút đi lao động ở Trung Quốc lại rộ lên trở thành “phong trào” và cuốn nhiều người vào vòng xoáy tìm giấc mơ đổi đời như năm nay. Toàn huyện Kim Bôi có trên 200 người theo đường tiểu ngạch sang bên kia biên giới. Bước chân ra đi đem theo niềm hy vọng nhưng nhiều người đã gặp phải địa ngục và vội vã tìm đường trở về với hai bàn tay trắng cùng món nợ hoặc bị giam cầm trước khi bị trục xuất.

 

Đày thân nơi xứ người

 

Tháng 7, mùa thu hoạch ngô ở bản Dao Hạ Sơn, xã Tú Sơn. Vài chục tải ngô chất đầy ngoài hiên nhà ông Lý Kim Thành. Chưa kịp khen gia đình thu hoạch nhiều ngô, người đảng viên 30 tuổi Đảng đã ngậm ngùi nói: Năm nay, không có người làm nên chỉ được có vậy, chứ vụ trước ngô chất đầy cả trong nhà. Chẳng là hai con trai và con dâu theo người làng đi sang Trung Quốc lao động hết. Khổ quá, hai đứa lần mò tìm đường về hôm 3/7, còn một đứa con trai chưa về được. Chúng tôi lo lắng gầy rộc cả người. Thấy bố, mẹ chồng trải lòng, con dâu Hoàng Thị Lan nghẹn ngào: Chúng em vừa cưới nhau, muốn có ít vốn làm ăn, lại thấy người làng rỉ tai nhau đi sang Trung Quốc làm lương cao, không cần giấy tờ gì nên hai vợ chồng bị “hút” luôn. Vay mượn được 6,4 triệu đồng nộp cho người môi giới, 7 giờ tối ngày 17/2, chúng em cùng một số người làng bắt xe lên Lạng Sơn. Một phụ nữ trung tuổi đợi sẵn dẫn đường đi bộ đến một cái nhà hoang. Đến 9 giờ, người phụ nữ này cho chúng em lên xe ô tô cùng 30 người khác đi một mạch cả ngày đêm đến Phúc Kiến. Sau đó, chúng em vào làm tại một xưởng giày da, mỗi ngày làm 12 giờ. Vừa làm được một tháng thì bị người ta đưa đến xưởng khác ở Quảng Đông. Bao nhiêu công sức hai vợ chồng bỏ ra cả tháng bị ông chủ quỵt mất. Chỗ mới cũng chẳng tử tế gì, người ta hứa trả 2.000 tệ/tháng nhưng tháng đầu tiếp tục bị giữ lương. Ba tháng sau người ta cũng chỉ trả cho 2 vợ chồng vẻn vẹn 700 tệ, nói là trừ vào tiền xô, chậu, đồ dùng. Ức quá, em nhờ một người biết tiếng Trung bày tỏ hộ bức xúc, lúc đó ông chủ mới trả cho 1.200 tệ. Lao động vất vả nhưng bữa cơm chỉ có rau, đậu, 1 – 2 tuần mới có miếng thịt. Nhớ về bữa cơm ở nhà nhiều lần em bật khóc, chồng phải dành nốt số tiền còn lại mua 1 hộp mỳ tôm để ăn. Vỡ mộng, chúng em theo một số người cùng xưởng tìm đường về. Khi bắt xe đến gần cửa khẩu Lạng Sơn, chúng em phải nộp mỗi người 5 đồng và đi bộ hơn 20 phút đường đất. Mặc dù trong túi chỉ còn vẻn vẹn đúng 300.000 đồng và phía trước là món nợ nhưng chúng em vẫn sung sướng vì được trở về quê. Bây giờ có “các vàng” em cũng không dám đi nữa, ở nhà trồng ngô, mía vẫn hơn.

 

Khổ nhục hơn Lan, người cùng làng Triệu Văn Hùng bỏ qua lời can ngăn của gia đình vượt biên sang Trung Quốc đêm 16/2. Nghe lời quảng cáo của đối tượng Lý Văn Thuận ở xã Tây Phong (Cao Phong), Hùng vay mượn họ hàng mấy ngày mới được 4 triệu đồng nộp cho Thuận. Không ngờ, vay tiền sang đó để được… đi tù! Hùng kể: Bây giờ nhớ lại vẫn còn ớn lạnh. Đêm đó, ông Thuận đón xe cho em và 30 người khác đến Lạng Sơn. Đến nơi, mọi người dừng lại đổi tiền và đi bộ khoảng 1 giờ lội qua ruộng. Sau đó, chúng em tách nhóm lên 2 xe. Chiếc xe 6 chỗ nhưng tháo hết ghế và nhét 15 người cùng đồ đạc, mọi người phải lúc nhúc nằm lên nhau. Đi được một chặng, có người dẫn đến trú đêm tại một cái nhà hoang, không chăn màn. Có người tên Bắc mang ít gạo, rau đến mọi người tự nấu ăn rồi sởi lửa  qua đêm. Buổi sáng sau vài lần đổi xe, đoàn đến Phúc Kiến và vào làm tại xưởng giày, 12 giờ/ngày. Miệt mài làm đến ngày thứ 26 thì công an Trung Quốc bất ngờ ập vào xưởng. Thấy vậy, 2 người cùng ở Hòa Bình bỏ trốn. Em và 20 người khác bị dẫn giải về đồn công an lúc 22 giờ. Thông qua phiên dịch, người ta hỏi cung và bắt điểm chỉ vào nhiều tờ giấy mà không biết nghĩa là gì. Đến 2 giờ sáng hôm sau, em bị đưa vào phòng giam, nơi chỉ có một cái lỗ hình vuông vừa lọt một cái gáo múc nước. Đến giờ ăn thò gáo ra có người đổ lẫn lộn cả cơm canh vào đó. Được 57 ngày, em bị chuyển sang giam ở một nơi khác. Đây đúng là “địa ngục trần gian”, phòng giam kín mít, không lỗ thông gió, chỉ có một cửa chính đến giờ ăn mới mở ra. Mỗi ngày chỉ được ăn 2 bữa cơm, rau hoặc đậu, không thịt vào lúc 12 giờ trưa và 6 giờ tối. Cơ cực thêm 21 ngày nữa, người ta trục xuất em về nước ngày 14/6.

 

Nâng cao nhận thức, cảnh giác cho người dân

 

Theo thống kê của Công an huyện Kim Bôi, toàn huyện có trên 200 người xuất cảnh lao động trái phép sang Trung Quốc, đa số đều ở lứa tuổi lao động. Phần lớn họ lén lút ra đi vì hoàn cảnh khó khăn, mong có thu nhập cao. Mỗi người đi phải nộp cho đối tượng môi giới gần 4 triệu đồng. Nhiều người biết đi lao động “chui” là vi phạm pháp luật nhưng do rủ rê, hứa hẹn của đối tượng môi giới và hoàn cảnh khó khăn nên đành làm liều. Tuy nhiên, khi sang đến nơi, mọi chuyện không như quảng cáo. Những người trở về kể lại, công việc của họ là công nhân giày da, đúc gang… Họ phải lao động vất vả 12 giờ/ngày, bị quỵt lương, di chuyển nhiều nơi, sống khổ cực và nơm nớp lo bị công an bắt giam. Mất công, giảm sức khỏe và bị mắc nợ nhưng tất cả đều ngậm ngùi, không dám kêu. Trong đó, tập trung ở các xã Tú Sơn, Bắc Sơn, Vĩnh Đồng… Trưởng công an xã Tú Sơn Bạch Công Luyện cho biết: Toàn xã có 53 người xuất cảnh sang Trung Quốc. Trong đó, chỉ có 4 người có hộ chiếu. Đến nay đã có 29 người trở về, 1 phụ nữ lấy chồng người Trung Quốc. Người dân đi lao động “chui” theo vài đối tượng môi giới khác nhau. Đường vượt biên trái phép cũng khác nhau, có người đi qua sông, qua ruộng, núi… Chưa bao giờ xã Tú Sơn lại xảy ra hiện tượng nhiều người cùng rủ nhau ồ ạt đi xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc như năm nay. Công an xã đã xuống các xóm nắm tình hình và tổ chức các buổi tuyên truyền tại các cuộc họp thôn.

 

Đồng chí Đào Văn Minh, Trưởng Công an huyện Kim Bôi cho biết: Xuất cảnh trái phép là vi phạm pháp luật. Song, những người này chủ yếu có hoàn cảnh khó khăn, trình độ học vấn, nhận thức hạn chế. Do đó, biện pháp chủ yếu tập trung vào nắm bắt di biến động nhân khẩu, hộ khẩu; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, vận động nhân dân không nghe lời kẻ xấu hứa hẹn và kêu gọi, vận động người thân về nước. Chưa có thông tin từ người trở về là bị đánh đập nhưng đây cũng có thể là mầm mống cho những loại tội phạm khác như mại dâm, vận chuyển hàng cấm và nhiều mục đích khác. Vấn đề này cần được các cấp, ngành cùng vào cuộc giải quyết, trong đó có giải pháp bền vững là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

 

                                                       

                                                              Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác


Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 1 - Các cơ quan chức năng đề nghị điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh về việc xem xét, kiểm tra, rà soát các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch, thu hồi đất để thực hiện xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh chùa Hòa Bình tại đồi Ba Vành, thuộc tổ 8, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình (TPHB), ngày 19/1/2024, Sở Xây dựng (SXD) đã tổ chức họp với các sở, ngành, UBND TPHB và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) tỉnh. Sau cuộc họp, các sở, ngành, UBND TPHB đã đưa ra những kiến nghị với UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình.

Thiêng liêng ngày hội tòng quân

Không phải tiếng trống giục giã, cũng không phải ngọn đuốc thắp lên bằng ngọn lửa truyền thống, mà chính nhiệt huyết của tuổi trẻ mới là thứ làm bùng lên không khí thiêng liêng trong ngày hội tòng quân năm 2024. Đây chính là ngày hội của tuổi trẻ, của thanh niên ưu tú - những người đã biết đặt Tổ quốc ở trong tim...

Chuyện về nhạc phẩm “Lá thư DK” trên biển

Trong một đêm cuối năm Quý Mão 2023, con tàu Trường Sa 04 bền bỉ đè sóng tiến về phía bãi cạn Cà Mau, nơi có nhà giàn DK1/10… Bỗng trong tiếng sóng biển ầm ào và gió thổi ràn rạt dọc các boong tàu, vẳng tiếng đàn ghi ta và tiếng hát của một vài chiến sĩ hải quân. Tiếng đàn thánh thót và da diết của Trung tá Trịnh Văn Nghị, Chính trị viên phó Tiểu đoàn DK1 hòa vào giọng hát khá tình cảm của nhóm cán bộ, chiến sĩ trên tầng 3 con tàu: "Anh kể lại nơi anh những lúc biển cuồng phong/ Biển giận dữ hung tàn quá đỗi/ Nhà giàn kiên trung giữ vững thềm lục địa/ Như tình anh yêu em, tình yêu bất tận…”. Các anh đang tập bài hát mới "Lá thư DK” của ca sĩ, nhạc sĩ, Phó đoàn Nghệ thuật Bông Sen (TP Hồ Chí Minh), thành viên của đoàn sáng tác trong chuyến hải trình DK1…

Huyện Lạc Thủy: Ước vọng đầu Xuân mới

Mùa Xuân đến mang theo hơi ấm của đất trời, đem đến sức sống mới cho vạn vật. Đó cũng là thời điểm cảm xúc của mỗi người lại trào dâng với niềm tự hào, tin tưởng, đoàn kết một lòng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Xuân mới, niềm tin khát vọng mới, bao dự định được gửi gắm, thôi thúc mỗi chúng ta cố gắng phấn đấu vươn lên, xây dựng quê hương Lạc Thủy giàu đẹp.

Người góp phần nâng tầm sản phẩm mang giá trị văn hoá Hoà Bình

Quá trình công tác nhiều năm trong cơ quan nhà nước của tỉnh, chị Hoàng Việt Hà (TP Hoà Bình) có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá, từ đó nuôi dưỡng tình yêu ngày càng lớn đối với văn hoá bản địa. Đây được xem là cơ duyên để năm 2022, sau dự định ấp ủ, chị đứng ra mở cửa hàng quà tặng với tên gọi Hoa Đất Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục