Ông Bùi Văn Ty, xóm Bún, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) ôn lại truyền thống cách mạng của quê hương cho thếự hệ trẻ.  Ảnh: M.T

Ông Bùi Văn Ty, xóm Bún, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) ôn lại truyền thống cách mạng của quê hương cho thếự hệ trẻ. Ảnh: M.T

(HBĐT) - Là một trong những cái nôi phong trào cách mạng của tỉnh, trong phong trào khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. Mường Khói là nơi các lực lượng cách mạng và nhân dân huyện Lạc Sơn tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thành công đầu tiên của tỉnh. Về Mường Khói trong những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi như được sống lại ký ức mùa thu cách mạng cách đây 69 năm...

 

Cũng anh Bùi Văn Khen - cán bộ văn hóa xã Ân Nghĩa, chúng tôi về xóm Búm tìm gặp cụ Bùi Văn Ty. Năm nay bước vào tuổi 81, trí nhớ đã suy giảm phần nhiều nhưng ký ức về khí thế cách mạng sục sôi cách đây 69 năm dường như vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của ông lão ở tuổi xưa nay hiếm. Khi nói về truyền thống lịch sử hào hùng của vùng đất Mường Khói khi xưa, cụ Bùi Văn Ty như khỏe hơn. Câu chuyện ông kể như mới xảy ra chưa lâu. Trong câu chuyện của ông, có nỗi thống khổ của nhân dân dưới ách thống trị, áp bức của chế độ lang đạo phong kiến và thực dân xâm lược; có cả tinh thần, khí thế sục sôi của đồng bào khi được giác ngộ cách mạng.

 

Chiến khu Mường Khói khi xưa gồm hai xã Hoài Ân và Hiếu Nghĩa thuộc tổng Lạc Thành, Châu Lạc Sơn. Với đặc điểm địa hình núi rừng hiểm trở thuận lợi cho phong trào hoạt động cách mạng nên Xứ ủy Bắc kỳ đã quyết định chọn Mường Khói để xây dựng chiến khu Cách mạng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Tại chiến khu cách mạng Mường Khói do đã có cơ sở cứu quốc từ trước, mặt khác lang đạo Mường Khói đã được giác ngộ quyết tâm đi theo cách mạng, tích cực giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ Việt Minh về gây dựng phong trào, tuyên truyền, tập hợpquần chúng tham gia vào đoàn thể cứu quốc. Trong đó, Mường Khói đã tập hợp được một trung đội tự vệ cứu quốc do ông Quách Rưỡng chỉ huy. Với khí thế cách mạng sục sôi, trung đội tự vệ chiến khu cách mạng Mường Khói với những vũ khí thô sơ như dao, nỏ, giáo mác, gậy gộc đã ngày đêm luyện tập sẵn sàng chờ thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Ban cán sự Đảng tỉnh cũng đã chọn nơi đây để mở lớp huấn luyện quân sự cho 12 thanh niên Vụ Bản và 40 thanh niên của 2 xã Hoài Ân và Hiếu Nghĩa. Xứ ủy Bắc kỳ quyết định chọn xóm Lọt, xã Hoài Ân làm địa điểm mở lớp huấn luyện quân sự. Đồng chí Bùi Văn Tỵ, Phó Chủ tịch UBND xã Ân Nghĩa tự hào: Trong quá trình mở lớp huấn luyện Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu tại chính ngôi nhà sàn của ông nội là Bùi Văn Khuýnh, gia đình đã nhường cơm gạo, cung cấp thực phẩm cho cán bộ Việt Minh. Đến sau này, khi đi bộ đội, được tiếp xúc nhiều, tôi mới biết thời kỳ đó có những người sau này đã trở thành những vị tướng tài ba, lỗi lạc của QĐND Việt Nam như Vương Thừa Vũ. Trong suốt quá trình mở lớp huấn luyện tính từ tháng 7 - 8/1945, chiến khu Mường Khói đã đón 26 cán bộ lãnh đạo nòng cốt của Xứ ủy Bắc kỳ và các Tỉnh ủy Sơn La, Hòa Bình, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nội đã đến tham dự lớp tập huấn...

 

Ở Chiến khu cách mạng Mường Khói khi lệnh khởi nghĩa truyền tới thì cả vùng sôi động hẳn lên, quần chúng náo nức đón chờ giờ phút trọng đại, tất cả trong tâm thế sẵn sàng lên đường giành chính quyền ở châu lỵ. Cụ Bùi Văn Ty nhớ lại: Suốt đêm 19/8/1945, từ các xóm nhân dân đốt đuốc sáng rực, tụ tập cùng các chiến sĩ trung đội tự vệ hát vang những bài ca Cách mạng, hừng hức khí thế chiến đấu tiến lên giành chính quyền về tay nhân dân. Trước khí thế cách mạng của quần chúng, bọn tay sai chính quyền thực dân ở Hoài Ân và Hiếu Nghĩa đã hoảng sợ tự động đem lương thực, thực phẩm, ấn chiện giao nộp cho Việt Minh. Ngay từ tờ mờ sáng ngày 20/8/1945, đội Tự vê chiến đấu và quần chúng từ Mường Khói đã tiến về Vụ Bản, phối hợp với các hội cứu quốc, nhân dân tiến hành khởi nghĩa châu lỵ Lạc Sơn. Trước khí thế Cách mạng sục sôi của quần chúng nhân dân, viên tri châu Quách Hàm đã đầu hàng và giao nộp toàn bộ sổ sách, ấn chiện cho Việt Minh. Tiếp tục đà chiến thắng, sáng ngày 21/8/1945, gần 50 chiến sĩ tự vệ cùng hàng trăm quần chúng cứu quốc từ thị trấn Vụ Bản đã giương cao cờ đỏ sao vàng, tiến ra thị xã Hòa Bình phối hợp cùng lực lượng của các Chiến khu Cách mạng Cao Phong - Thạch Yên, Tu Lý - Hiền Lương và các cơ sở cách mạng ở thị xã Hòa Bình giành chính quyền tỉnh lỵ về tay nhân dân vào ngày 23/8/1945... Viết tiếp truyền thống chiến đấu anh dũng, son sắt một lòng theo Đảng, sau Cách mạng tháng Tám 1945 thành công trên quê hương Mường Khói, từ đây đã có hàng trăm người con tiếp tục xung phong tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong đó, đã có 53 người con đã anh dũng hy sinh, 37 người là thương, bệnh binh để lại một phần xương máu trên chiến trường để góp phần viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc.

 

Đã gần 70 năm trôi qua, cuộc sống nô lệ, tăm tối đã lùi vào quá khứ. Mường Khói nay đã chuyển mình mạnh mẽ. Truyền thống anh hùng Cách mạng đã được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Ân Nghĩa biến thành sức mạnh, hành động trên con đường xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới. Đồng chí Bùi Văn Lâm, Chủ tịch UBND xã cho biết: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Ân Nghĩa đã có chuyển mạnh mẽ, đời sống người dân từng bước được nâng lên. Có được những kết quả đó là do cấp ủy, chính quyền và nhân dân luôn nêu cao tinh thần cách mạng, phát huy tốt sức mạnh đoàn kết, đồng sức, đồng lòng trong xây dựng cuộc sống mới; trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất theo hướng hàng hóa. Đến nay, ngoài diện tích cấy lúa, Ân Nghĩa còn tích cực đầu tư mở rộng diện tích trồng ngô lai, khoai lang, lạc, đậu, bí xanh, dưa hấu, mía, sắn... theo hướng sản xuất hàng hóa. Ân Nghĩa đã chú trọng tới mở rộng, phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại đem lại hiệu quả cao. Nhờ đó đã nâng mức thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 9 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo từng bước giảm. KT-XH phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện đã trở thành nguồn lực để Ân Nghĩa tập trung thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chương trình Quốc gia về xây dựng NTM. Tính đến nay, Ân Nghĩa đã đạt được 9 tiêu chí; tỷ lệ hộ có công trình hợp vệ sinh đạt 75%, tỷ lệ hộ dân được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%; các mặt văn hóa - xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được quan tâm. Cả xã có 1342/1841 hộ được công nhận là gia đình văn hóa, 21/21 xóm được công nhận là làng văn hóa. Chiến khu xưa đã và đang đổi thay từng ngày với một sức sống mạnh mẽ, với những con người cần mẫn, vươn lên...

 

 

                                                                            Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục