Những “ổ voi, ổ gà” là hình ảnh dễ gặp trên QL 21A đoạn qua xã Cao Thắng.

Những “ổ voi, ổ gà” là hình ảnh dễ gặp trên QL 21A đoạn qua xã Cao Thắng.

(HBĐT) - Đã một thời QL 21A là tuyến đường huyết mạch của các xã vùng nam Lương Sơn và địa phương lân cận. Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay, tuyến đường đã xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, giao thông của người dân quanh vùng.

 

Quốc lộ 21A trên địa phận tỉnh ta được bắt đầu từ xã Thanh Nông, TT Thanh Hà (Lạc Thủy) qua xã Hợp Thanh, Thanh Lương, Cao Thắng dài hơn 12 km. Quãng đường tuy không dài nhưng cũng phải mất hàng giờ đồng hồ bởi con đường đã  quá xuống cấp, xuất hiện nhiều “ổ voi, ổ gà”, có những đoạn tài xế “cứng” cũng phải dừng lại quan sát tìm hướng lưu thông.

 

Là lái xe được hơn 10 năm, anh Nguyễn Văn Hà (huyện Mỹ Đức - TP Hà Nội) cũng ngán ngẩm khi đi qua trục đường này. Chia sẻ nỗi khổ đó, anh cho biết: Đi thăm người thân trong xã Thanh Lương nên bắt buộc phải chạy vào con đường này. Quãng đường gần 3 km mà phải mất gần nửa tiếng đồng hồ. Có những đoạn phải lùi xe, tìm hướng di chuyển, không ít lần phải đi hẳn lên vỉa hè của nhà dân vì xe con không thể di chuyển dưới đường với những hố sâu, gồ ghề.

 

Đoạn đường xấu nhất phải kể đến quãng đường chạy qua xã Cao Thắng, trên 500 hộ dân của 3 xóm Chợ Bến, Trung Báo và Quyền Chương là bị ảnh hưởng trực tiếp. Nắng thì bụi, mưa thì lầy, hầu hết các hộ gia đình ở ngoài mặt đường không bao giờ mở cửa vì sợ bụi. Nhiều hộ còn gia cố thêm cửa kính để ngăn bụi bay vào nhà. Dẫu vậy, một ngày không lau chùi nhà cửa là thấy ngay một lớp bụi trắng phủ khắp, từ các đồ gia dụng, bàn ghế, tủ tường đến mọi đồ dùng trong gia đình dù có cất kỹ trong tủ vẫn bị bám bụi. Không ít người dân trong xã muốn tránh đi qua con đường đó đã phải đi vào đường làng dù xa nhưng sạch sẽ, bằng phẳng. Đối với học sinh của trường THPT Cù Chính Lan, hầu hết các em đều đi từ thôn Lai Trì đến Trung Báo, chợ Đồi Sim đến trường để tránh đoạn đi qua UBND xã Cao Thắng, nhưng với học sinh tiểu học, THCS thì bắt buộc phải đi qua vì không biết tránh vào đâu.

 

Trong hơn 10 năm qua, phải sống trong bụi bẩn, lầy lội làm không ít gia đình bức xúc, khổ sở. Gia đình chị Bùi Thị Mai (xã Thanh Lương) là một điển hình: Nhớ lại cách đây hơn 10 năm, khi QL21 A giao thông đi lại dễ dàng, các buổi chiều người dân trong xóm còn tụ họp nói chuyện rôm rả. Nay con đường xuống cấp, về đến nhà là đóng cửa để tránh bụi, không còn cảnh mọi người thong dong chuyện trò, tản bộ. Khổ nhất là những hôm đưa đón con đi học, đường xấu không yên tâm để các con tự đi. Ngày nắng thì đỡ, ngày mưa thì vất vả gấp nhiều lần!

 

Điều đáng nói, con đường đó vẫn tiếp tục bị tàn phá bởi những chuyến xe trọng tải lớn hàng ngày ùn ùn chạy qua. Ngồi tại trụ sở UBND xã Cao Thắng quan sát, cứ 15 - 20 phút lại có 2 - 3 chiếc xe ô tô vượt tải trọng chở đất, đá chạy qua. Được biết, hầu hết xe tải trọng lớn đều là của các huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa vào vùng Lạc Thủy, Kim Bôi mua vật liệu về sản xuất vật liệu xây dựng.

 

Đồng chí Cao Xuân Ái, Chủ tịch UBND xã Cao Thắng cho biết:  QL 21 A hiện đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân. Năm 2011, 2012, xã đã vận động được các doanh nghiệp trên địa bàn ủng hộ mua đá xô bồ về rải cải thiện đoạn đường qua xã. Năm 2013, tỉnh có đầu tư sửa chữa vá những đoạn đường hỏng. Tuy nhiên, con đường cũng không “trụ” được lâu bởi sức tàn phá của các “hung thần”. Mong muốn lớn nhất đối với bà con, chính quyền xã là các cấp, ngành quan tâm đầu tư, nâng cấp con đường, giảm bớt khó khăn cho người dân khi lưu thông cũng như sống trên đoạn đường này.

 

 

 

                                                                           Hồng Nhung

 

 

 

 

Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục