Do cuộc sống khó khăn nên có nhiều người dân Cuối Hạ bất chấp nguy hiểm, mưu sinh dưới những đường lò khai thác than.

Do cuộc sống khó khăn nên có nhiều người dân Cuối Hạ bất chấp nguy hiểm, mưu sinh dưới những đường lò khai thác than.

(HBĐT) - Vụ tai nạn nổ khí metan tại lò khai thác than xóm Vọ, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) ngày 24/4/2015 vừa qua đã không còn là lời cảnh báo nguy hiểm mà đã trở thành hồi chuông báo động đối với việc khai thác than ở đây, nhất là khi tình trạng khai thác than “thổ phỉ” vẫn đang còn có những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát...

 

“Vùng” nổ Cuối Hạ

 

Theo số liệu thống kê của phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi, tính từ năm 2010 đến hết tháng 5/2015, xã Cuối Hạ đã xảy ra 7 vụ TNLĐ nổ khí metan tại các hầm lò khai thác than làm 14 người chết, 5 người bị thương nặng. Hầu hết các vụ tai nạn đều xảy ra tại vỉa 8 mỏ khai thác than xóm Vọ.

 

Điển hình như vào ngày 30/12/2010 tại vỉa khai thác than số 8 đã xảy ra vụ tai nạn nổ khí metan làm 3 người chết. Tiếp đó, ngày 5/11/2011, tại đây lại tiếp tục xảy ra 1 vụ tai nạn nổ khí làm 1 người chết. Đặc biệt, vào khoảng 10h sáng, ngày 29/10/2013 cũng tại vỉa 8, mỏ khai thác than xóm Vọ đã xảy ra một vụ tai nạn nổ khí metan kinh hoàng làm 6 người bị thương vong. Trong đó, có 2 người tử vong tại chỗ, 4 người còn lại được đưa đi cấp cứu tại Viện bỏng quốc gia trong tình trạng nguy kịch. Sau đó, chỉ có 2 người may mắn sống sót. Nạn nhân vụ tai nạn gồm Bùi Văn Hoài (sinh 1992), Bùi Văn Hưng (1977), Bùi Văn Nguyên (1978), Bùi Văn Chỉnh (1986) đều là người ở xóm Thông; Bùi Văn Quỳnh (1986) ở xóm Khoang và Quách Công Phương (1991) ở xóm Pang, xã Cuối Hạ.

 

Mới đây nhất, vào hồi 15h, ngày 24/4/2015 cũng tại vỉa số 8, xóm Vọ đã xảy ra vụ nổ khí metan làm 4 người bị thương nặng. Đáng chú ý, đây là lò khai thác than trái phép do Nguyễn Văn Dũng (sinh năm 1971) trú tại thị trấn Mạo Khê (Quảng Ninh) làm chủ lò. Ngay sau khi xảy ra sự việc các nạn nhân đã được đưa đi cấp cứu kịp thời. Theo thông tin từ cơ quan chức năng  cả 4 nạn nhân đều ở Kim Sơn (Ninh Bình). May mắn là vụ tai nạn đã không gây tử vong.  

 

“Đắng chát” đời than

 

Mỏ than xóm Vọ, xã Cuối Hạ trước đây thuộc quyền quản lý của Công ty CP khoáng sản Kim Bôi. Tuy nhiên, tính từ tháng 1/2015, do hết hạn giấy phép khai thác nên Công ty này đã thông báo tạm dừng mọi hoạt động khai thác theo quy định. Dù vậy, theo đồng chí Bùi Văn Liển, Trưởng CAX Cuối Hạ: tình trạng khai thác than lén lút của một số đối tượng là người ở trong và ngoài địa bàn vẫn còn đang tiếp diễn rất khó kiểm soát. Qua theo dõi, nắm tình hình của lực lượng CAX tính đến thời điểm trước khi xảy ra vụ tai nạn nổ khí ngày 24/4/2015, tại khu vực mỏ than có 4 nhóm khai thác than trái phép. Việc ngăn cấm, xử lý triệt để tình trạng khai thác than thổ phỉ trên địa bàn xã cũng khó khăn. Dù cho UBND xã và các ngành chức năng đã nhiều lần ra quyết định đình chỉ, tổ chức lực lượng truy quét, thu hồi máy móc, phương tiện khai thác, dùng đá lấp, đánh sập cửa hầm, lò khai thác... nhưng sau đó đâu vẫn lại hoàn đấy, thậm chí, khi thấy lực lượng tuần tra, các nhóm bỏ trốn lên rừng đến khi không có ai, quay lại tiếp tục khai thác. Việc khai thác cũng diễn ra một cách lén lút vào ban đêm. Do vậy, việc tuần tra, kiểm soát của lực lượng chức năng có phần bị hạn chế. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này theo đồng chí Quách Đình Hạnh, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi là do đời sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, nhiều người cũng bất chấp những nguy hiểm để tham gia khai thác than trái phép trong khi không có bất kỳ sự bảo vệ hữu hiệu nào trong quá trình làm việc. Vì thế nên, khi tai nạn xảy ra, người lao động phải gánh chịu là điều đương nhiên.

 

Tuy vậy, sau những vụ tai nạn thương tâm cũng đã có nhiều người từ bỏ nghề “phu than” bạc bẽo, thậm chí như Quách Công Phương và Bùi Văn Hưng là những nạn nhân may mắn sống sót trong vụ nổ khí xảy ra ngày 29/10/2013 đã đứt hẳn đời “phu than” chấp nhận ở nhà đi làm thuê, làm mướn bởi trong tâm trí họ vẫn còn nguyên nỗi ám ảnh về những thân xác đen kịt, tứa máu tươi vừa được đưa lên từ những hầm than sâu hut hút còn nồng nặc mùi khí metan. “Cái giá để đánh đổi lấy miếng cơm, manh áo bằng mạng sống của chính bản thân mình nơi hầm than, quả không đáng. Nó quá rẻ”, Anh Bùi Văn Hưng ở xóm Thông cho biết. Còn Quách Công Phương ở xóm Pang, ngán ngẩm công việc khai thác than trong hầm lò là loại công việc nặng nhọc, vất vả, nguy hiểm bậc nhất. Tuy vậy, tính ra ngày công cũng chẳng đáng là bao, may chăng cũng chỉ đủ ăn trong khi ngày nào cũng phải “úp mặt” xuống đất, nếm trải những giọt mồ hôi đắng chát. Đời “phu than” cũng lắm bấp bênh.    

 

Trước tình trạng khai thác than lén lút đang có những diễn biến phức tạp, theo đồng chí Bùi Văn Liển để xử lý triệt để trước hết cần có sự hỗ trợ, tham gia vào cuộc một cách tích cực, hiệu quả của lực lượng chức năng huyện, bởi trên thực tế, xã cũng đã thực hiện tốt chức trách, làm hết thẩm quyền. Để giải quyết vấn đề này, một mình chúng tôi không thể làm được.

 

Đó cũng là những trăn trở của xã Cuối Hạ nhằm giải quyết triệt để những vấn đề phức tạp trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản ở địa bàn.

 

 

                                                                                            Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục