Những người cửu vạn phải oằn mình vác những bao hàng nặng đến 80 kg.

Những người cửu vạn phải oằn mình vác những bao hàng nặng đến 80 kg.

(HBĐT) - Những ngày này, những người làm nghề bốc vác ở cảng Bích Hạ (xã Thái Thịnh, TP. Hòa Bình) vẫn oằn lưng giữa nắng bụi kiếm những đồng tiền để trang trải cho cuộc sống gia đình.

 

Giọt mồ hôi giữa trưa hè

10 giờ 30 phút, chiếc xe tải chở hàng nông sản tới bến cảng, tổ cửu vạn xã Thái Thịnh đang ngồi nghỉ trưa í ới gọi nhau: “anh em ơi, xe tới rồi, dậy bốc nốt “con” xe  này rồi nghỉ”. Đám người đang nhễ nhại mồ hôi dưới nắng oi bức nhổm hết dậy, nhanh chóng nhảy lên thùng xe, phân công người rồi bắt tay vào bốc vác từng bao hàng.

Ông Nguyễn Văn Bảy (43 tuổi) - thành viên trong đội chia sẻ: “Nhiều tháng nay số lượng hàng đến bến rất ít, mỗi ngày cùng lắm chỉ được 2 - 3 xe hàng. Hơn 10 anh em chúng tôi cứ phân chia công việc rồi tính tiền từng xe, chia nhau. Ngày hôm nay xe này mới là xe thứ 3 thôi, không bốc được “con” này thì hôm nay coi như đói”. Người bốc, người vác, người xếp…, cả nhóm vận chuyển hàng từ xe xuống thuyền. Mỗi bao hàng nặng trung bình 80 kg được chất lên những con người chỉ từ 55- 65 kg. Những đôi vai khuỵu xuống, oằn lưng đỡ lấy sức nặng trên vai. Những đôi chân cứ thế bước qua chiếc ván mỏng manh, những đôi tay cứ thế lầm lũi làm công việc đã quen lắm rồi.

Gần 12 giờ trưa, chuyến hàng cũng được bốc xong, tổ cửu vạn thở phào nhẹ nhõm. Người đội trưởng hô to: “Đi tắm rồi đi ăn thôi anh em. Đói quặn cả ruột lại rồi”. Vắt chiếc áo ướt sũng mồ hôi lên vai, cả nhóm thất thểu bước xuống hồ nước tắm rửa trước khi lên bờ tìm cái bỏ vào bụng.

Sau lưng, con thuyền họ vừa chất hàng lên ì ạch rời bến.

“Bán sức ăn dần”                       

Những năm trước, rất đông cửu vạn từ các huyện như Lạc Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi… đến làm ở cảng Bích Hạ nhưng càng ngày thu nhập càng ít đi, không đủ trang trải cho cuộc sống và nuôi vợ con nên họ bỏ hết. Chỉ còn những người trong xã Thái Thịnh vẫn cố bám lấy cái nghề này.

Ông Vũ Phú Na (52 tuổi) - đội trưởng đội cửu vạn xã Thái Thịnh tâm sự: “Trước kia, người dân ở đây còn có ruộng để canh tác. Nhưng từ khi đắp đập làm thủy điện, ruộng, vườn đều nằm ở dưới đáy hồ cả. Bây giờ chúng tôi chỉ biết trông chờ vào nghề bốc vác này để kiếm ăn qua ngày. Làm việc cả ngày, cả đêm nhưng thu nhập cũng chẳng đáng bao nhiêu”.

Bác Lương (58 tuổi) - một cửu vạn kỳ cựu ở đây giãi bày: “Tôi làm cửu vạn ở đây từ năm 1990, đến nay đã ngót 25 năm. Trước đây, hàng nhiều, nếu may mắn một tổ cửu vạn có thể bốc được 5 - 6 xe một ngày, như vậy, mỗi người kiếm được khoảng 400- 500.000 đồng/ngày. Song số lượng cửu vạn khi đó lên đến gần 200 người thì chỉ những nhóm nào có quan hệ tốt với các chủ hàng mới giành được nhiều mối bốc hàng,  nhóm nào kém cạnh hơn thì coi như thất bát, kiếm được chừng 200- 300.000 đồng nhưng trừ tiền ăn, tiền uống, tiền ở, coi như hết, làm gì có tiền mà gửi về cho vợ con”.

Kiếm được đồng tiền đã khổ nhưng giữ được sức khỏe để kiếm tiền còn khổ hơn. Những cửu vạn ở đây luôn đùa với nhau rằng, mỗi ngày không ăn đủ một ký bụi, ăn cơm không còn biết ngon là gì. Bởi thế, bệnh ho nghiễm nhiên trở thành bệnh nghề nghiệp với họ. Chưa kể những cơn đau lưng, đau khớp… âm ỉ hành hạ những người cửu vạn nơi đây. Vất vả, khó nhọc, đau ốm, bệnh tật… là những thứ hiển hiện đó nhưng với những người phu bốc vác nơi cảng Bích Hạ, họ chỉ dằn lòng mà nhủ một câu cay chát: “Người ta bán cái này, cái kia, chúng tôi thì bán sức mà ăn dần thôi”.

Góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn

Trước kia, tình hình trật tự trên địa bàn xã Thái Thịnh rất phức tạp vì khi đó số lượng cửu vạn đến làm thuê tại cảng Bích Hạ lên đến 15 tổ, mỗi tổ có khoảng 10- 15 người. Các nhóm này liên tiếp xảy ra ẩu đả, kèm theo đó là TNXH như trộm cắp, nghiện ma túy… làm cho chính quyền ở đây gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý và xử lý vi phạm.

Hiện nay, số lượng cửu vạn đã giảm. Trên địa bàn hiện chỉ còn một đội cửu vạn với 20 lao động theo dạng hợp đồng với Công ty TNHH Thành Sơn, thu nhập đã tạm đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình. Nỗi lo cơm áo, gạo tiền không còn là gánh nặng, đội cửu vạn bắt đầu tham gia các hoạt động giữ vững tình hình an ninh trật tự trên địa bàn – điều mà trước kia họ không bao giờ nghĩ đến, thậm chí chính họ cũng tham gia vào các cuộc ẩu đả.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Lượng, Trưởng Công an xã Thái Thịnh, với sự phối hợp của đội cửu vạn, tình hình ANTT trên địa bàn đã ổn định hơn nhiều. Những đối tượng nghiện hút đã bị đẩy lùi, không còn tình trạng tranh chấp mối hàng như trước đây. Ngoài ra, đội cửu vạn còn hỗ trợ phát hiện, theo dõi những đối tượng lạ mặt, có dấu hiệu nghi vấn xuất hiện trên địa bàn và kịp thời báo cho lực lượng công an xã. Nhiều vụ những đối tượng nghiện hút lai vãng đến địa bàn xã với ý đồ xấu đã bị công an xử lý với sự hỗ trợ của đội cửu vạn. Nhờ đó, đảm bảo được an toàn cho người dân trong khu vực.

 

                        Tiến Thao (SVTT)

 

Các tin khác


Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 1 - Các cơ quan chức năng đề nghị điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh về việc xem xét, kiểm tra, rà soát các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch, thu hồi đất để thực hiện xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh chùa Hòa Bình tại đồi Ba Vành, thuộc tổ 8, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình (TPHB), ngày 19/1/2024, Sở Xây dựng (SXD) đã tổ chức họp với các sở, ngành, UBND TPHB và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) tỉnh. Sau cuộc họp, các sở, ngành, UBND TPHB đã đưa ra những kiến nghị với UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình.

Thiêng liêng ngày hội tòng quân

Không phải tiếng trống giục giã, cũng không phải ngọn đuốc thắp lên bằng ngọn lửa truyền thống, mà chính nhiệt huyết của tuổi trẻ mới là thứ làm bùng lên không khí thiêng liêng trong ngày hội tòng quân năm 2024. Đây chính là ngày hội của tuổi trẻ, của thanh niên ưu tú - những người đã biết đặt Tổ quốc ở trong tim...

Chuyện về nhạc phẩm “Lá thư DK” trên biển

Trong một đêm cuối năm Quý Mão 2023, con tàu Trường Sa 04 bền bỉ đè sóng tiến về phía bãi cạn Cà Mau, nơi có nhà giàn DK1/10… Bỗng trong tiếng sóng biển ầm ào và gió thổi ràn rạt dọc các boong tàu, vẳng tiếng đàn ghi ta và tiếng hát của một vài chiến sĩ hải quân. Tiếng đàn thánh thót và da diết của Trung tá Trịnh Văn Nghị, Chính trị viên phó Tiểu đoàn DK1 hòa vào giọng hát khá tình cảm của nhóm cán bộ, chiến sĩ trên tầng 3 con tàu: "Anh kể lại nơi anh những lúc biển cuồng phong/ Biển giận dữ hung tàn quá đỗi/ Nhà giàn kiên trung giữ vững thềm lục địa/ Như tình anh yêu em, tình yêu bất tận…”. Các anh đang tập bài hát mới "Lá thư DK” của ca sĩ, nhạc sĩ, Phó đoàn Nghệ thuật Bông Sen (TP Hồ Chí Minh), thành viên của đoàn sáng tác trong chuyến hải trình DK1…

Huyện Lạc Thủy: Ước vọng đầu Xuân mới

Mùa Xuân đến mang theo hơi ấm của đất trời, đem đến sức sống mới cho vạn vật. Đó cũng là thời điểm cảm xúc của mỗi người lại trào dâng với niềm tự hào, tin tưởng, đoàn kết một lòng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Xuân mới, niềm tin khát vọng mới, bao dự định được gửi gắm, thôi thúc mỗi chúng ta cố gắng phấn đấu vươn lên, xây dựng quê hương Lạc Thủy giàu đẹp.

Người góp phần nâng tầm sản phẩm mang giá trị văn hoá Hoà Bình

Quá trình công tác nhiều năm trong cơ quan nhà nước của tỉnh, chị Hoàng Việt Hà (TP Hoà Bình) có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá, từ đó nuôi dưỡng tình yêu ngày càng lớn đối với văn hoá bản địa. Đây được xem là cơ duyên để năm 2022, sau dự định ấp ủ, chị đứng ra mở cửa hàng quà tặng với tên gọi Hoa Đất Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục