Ông Bùi Văn Lương (bến trái), trạm trưởng trạm y tế xã Tự Do đang thăm hỏi thường sức khỏe anh Bùi Văn Nhinh.

Ông Bùi Văn Lương (bến trái), trạm trưởng trạm y tế xã Tự Do đang thăm hỏi thường sức khỏe anh Bùi Văn Nhinh.

(HBĐT) - Băng qua con đường gồ ghề, cuộn đầy bụi mù đến với Cối Cáo, xã Tự Do (Lạc Sơn), mảnh đất này trước kia từng có một thời bị cô lập, xa lánh bởi căn bệnh quái ác mà người dân gọi là “hủi lùn”, thực chất là bệnh phong. Tuy nhiên, những ám ảnh về căn bệnh này giờ đây đã chìm vào quá khứ khi y học phát triển, sản xuất được thuốc đặc trị và đem lại một luồng sáng mới cho cuộc sống đầy khó khăn của người dân nơi đây.

 

Cối Cáo nằm cách thị trấn Vụ Bản chừng 30km, nơi cuối cùng của huyện lạc sơn, giáp tỉnh Thanh Hoá; bao gồm 187 hộ chia làm 3 xóm: Trên, Tren, Chơ. Từ trước tới nay cả làng đã có tất cả 14 người mắc bệnh đều thuộc xóm Tren, hiện đang có 4 người được theo dõi. Trước đây cuộc sống khó khăn đủ đường, chưa có điện, chưa có nước sạch để sử dụng, đường xá chưa được cứng hoá, kinh tế nông nghiệp chậm phát triển, lại thêm cái bệnh “ma làm” khiến cho mọi thứ càng trở nên bế tắc đối với con người nơi đây.

 

Nỗi ám ảnh khó quên

 

Dẫn chúng tôi đến ngôi nhà sàn của bà Hà Thị Răng nằm sâu gần cuối xóm là người từng mắc bệnh cao tuổi nhất ở đây, ông Bùi Minh Phúc - cán bộ chuyên trách bệnh phong trạm y tế xã Tự Do vừa chỉ tay về khu rừng âm u phía trước vừa tâm sự: “Cách đây hàng chục năm, người dân làng này thường kháo nhau rằng, hễ ai bước chân lên khu rừng đó thì sẽ bị “ma hủi” ăn cụt chân, cụt tay. Đã có 7 người mắc bệnh bị ép đưa lên rừng sống một mình, đến bữa chỉ có người nhà đưa cơm vào, cho đến khi người bệnh qua đời thì đem đốt xác hoặc chôn tại rừng vì sợ lây bệnh. Cối Cáo từ đó bị cô lập, tách rời với những nơi khác”. Bà Răng đã 85 tuổi, tay run run cầm chén trà nóng nói: “Tôi mắc bệnh gần 35 năm nay, bệnh khá nặng, người ta sợ tôi, gọi tôi là “ma rừng”. Con trai bà, anh Bùi Văn Nhinh cũng mắc phải căn bệnh lạ vào năm 1993, sau một lần đi rừng về, trên người thấy xuất hiện những vết chàm đen ở cánh tay, đầu gối bị phù, sau đó lan dần lên mặt, những chỗ đó hoàn toàn mất cảm giác, không đau rát hay ngứa ngáy.

 

Nói về kí ức khó quên những năm tháng đó, anh Nhinh chậm rãi kể lại: “Lúc đó tôi mới hơn 20 tuổi, khi thấy mình có biểu hiện lạ giống mẹ, tôi đi cúng bái, nghe người ta xui lên rừng lấy cây véc về sắc lên uống nhưng không khỏi. Thời gian đó 2 mẹ con tôi chỉ ở nhà không bước chân ra khỏi làng, thậm chí khi bước đến gần suối là bị người dân cấm tuyệt không cho động vào nguồn nước vì sợ lây nhiễm. Chỉ có người thân, bạn bè dám đến nhà tôi chơi nhưng vẫn trong cảm giác lo sợ, dè chừng, còn người ngoài thì hoàn toàn không dám tiếp xúc”. Căn bệnh này khiến cho người bệnh bị mất sức lao động, vùng cơ thể nhiễm bệnh bị mất cảm giác, nặng hơn thì bị ăn cụt tay, cụt chân, để lại những di chứng biến dạng suốt đời. Nhưng nặng nề hơn cả là từ sự thiếu hiểu biết của người dân dẫn đến sự kì thị và xa lánh của xã hội, khiến cho người bệnh càng thêm tủi hổ, mặc cảm với căn bệnh mang trong mình.

 

Niềm vui trở lại

 

Trải qua thời gian dài chịu sự kì thị, mặc cảm vì căn bệnh lạ, đến năm 1984, khi bệnh phong ở đây được phát hiện thì đó là lúc mà người bệnh bắt đầu có niềm tin vào cuộc sống. Được sự tuyên truyền của đội ngũ y bác sĩ Trung tâm phòng – chống bệnh xã hội tỉnh, phối kết hợp chính quyền địa phương đã làm thay đổi rõ rệt nhận thức của người dân về căn bệnh, xoá đi sự kì thì, mặc cảm của người bệnh và gia đình, trở lại sống hoà nhập với cộng đồng.

 

Anh Nhinh nhớ lại: “Thấy mình có biểu hiện lạ, tôi lặn lội đi bộ 1 ngày đường ra bệnh viện huyện để khám, các bác sĩ kết luận tôi mắc bệnh phong và bảo tôi về chờ điều trị. Một tháng sau, bác sĩ của tỉnh về tận nơi khám chữa. Vì bệnh nặng nên bác sĩ cho tôi uống thuốc đặc trị loại mạnh trong 1 năm. Ba tháng đầu dùng thuốc, toàn thân uể oải, không có sức lực. Đến năm thứ 2 trở đi thì được phát thuốc vỉ loại nhẹ hơn, sau 4 năm điều trị và theo dõi thì tôi hoàn toàn khỏi hẳn, có sức khoẻ và làm việc bình thường. Đến năm 2001, tôi lập gia đình”. Anh Bùi Văn Điện, bệnh nhân phong được chữa trị kịp thời, hiện đang là giáo viên trường Tiểu học xã Tự Do, anh tâm sự: “Tôi nhiễm bệnh năm 1997, cũng “nếm” cái ánh mắt của sự kì thị, xa lánh của bà con. Nhờ có công tác tuyền truyền, khi phát hiện mình có biểu hiện lạ, tôi trực tiếp báo với trạm y tế xã để được các bác sĩ khám và phát thuốc. Chỉ sau 6 tháng dùng thuốc, tôi đã hoàn toàn khỏi bệnh. Năm 2000, tôi lập gia đình và sinh được 2 cháu”.

 

 

Anh Bùi Văn Điện cùng con trai Bùi Đức Dậu (sinh năm 2005).

 

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, bà con làng xóm, đến nay không chỉ anh Điện, anh Nhinh mà những người từng mắc bệnh phong khác đã hoà nhập và ổn định cuộc sống. Đồng chí Bùi Ngọc Thiên, Chủ tịch UBND xã Tự Do cho biết: “Chính quyền địa phương phối hợp với trạm y tế xã theo dõi thường xuyên tình trạng bệnh ở đây. Hiện người bệnh đã hoàn toàn hoà nhập cuộc sống với cộng đồng. Địa phương có hỗ trợ học nghề, đặc biệt miễn phí cho người mắc bệnh như Bùi Văn Hưng (nghề sửa chữa xe máy),  Bùi Thị Khuyến ( nghề may) đều thuộc xóm Tren”. Trung tâm y tế dự phòng của huyện trực tiếp xuống theo dõi tình trạng bệnh tại đây 1 lần/tháng. Trạm y tế xã vẫn đảm bảo công tác tuyên truyền kiến thức về bệnh phong cho người dân, để chung sống, giúp đỡ người có bệnh, mang lại tiếng cười cho họ. Bên cạnh đó, cuộc sống của người dân nơi đây cần có sự quan tâm sâu sát hơn nữa từ phía chính quyền, đặc biệt là về chất lượng cuộc sống. Mong muốn từ chương trình xây dựng NTM được đầu tư điện, đường, nước sạch, giống cây trồng, vật nuôi nhằm cải thiện cuộc sống không chỉ là tâm nguyện riêng của người bệnh, mà là của tất cả người dân Cối Cáo.

 

 

 

 

                                                        Thanh Sơn (CTV)

 

 

 

Các tin khác


Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 1 - Các cơ quan chức năng đề nghị điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh về việc xem xét, kiểm tra, rà soát các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch, thu hồi đất để thực hiện xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh chùa Hòa Bình tại đồi Ba Vành, thuộc tổ 8, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình (TPHB), ngày 19/1/2024, Sở Xây dựng (SXD) đã tổ chức họp với các sở, ngành, UBND TPHB và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) tỉnh. Sau cuộc họp, các sở, ngành, UBND TPHB đã đưa ra những kiến nghị với UBND tỉnh về việc điều chỉnh quy mô xây dựng chùa Hòa Bình.

Thiêng liêng ngày hội tòng quân

Không phải tiếng trống giục giã, cũng không phải ngọn đuốc thắp lên bằng ngọn lửa truyền thống, mà chính nhiệt huyết của tuổi trẻ mới là thứ làm bùng lên không khí thiêng liêng trong ngày hội tòng quân năm 2024. Đây chính là ngày hội của tuổi trẻ, của thanh niên ưu tú - những người đã biết đặt Tổ quốc ở trong tim...

Chuyện về nhạc phẩm “Lá thư DK” trên biển

Trong một đêm cuối năm Quý Mão 2023, con tàu Trường Sa 04 bền bỉ đè sóng tiến về phía bãi cạn Cà Mau, nơi có nhà giàn DK1/10… Bỗng trong tiếng sóng biển ầm ào và gió thổi ràn rạt dọc các boong tàu, vẳng tiếng đàn ghi ta và tiếng hát của một vài chiến sĩ hải quân. Tiếng đàn thánh thót và da diết của Trung tá Trịnh Văn Nghị, Chính trị viên phó Tiểu đoàn DK1 hòa vào giọng hát khá tình cảm của nhóm cán bộ, chiến sĩ trên tầng 3 con tàu: "Anh kể lại nơi anh những lúc biển cuồng phong/ Biển giận dữ hung tàn quá đỗi/ Nhà giàn kiên trung giữ vững thềm lục địa/ Như tình anh yêu em, tình yêu bất tận…”. Các anh đang tập bài hát mới "Lá thư DK” của ca sĩ, nhạc sĩ, Phó đoàn Nghệ thuật Bông Sen (TP Hồ Chí Minh), thành viên của đoàn sáng tác trong chuyến hải trình DK1…

Huyện Lạc Thủy: Ước vọng đầu Xuân mới

Mùa Xuân đến mang theo hơi ấm của đất trời, đem đến sức sống mới cho vạn vật. Đó cũng là thời điểm cảm xúc của mỗi người lại trào dâng với niềm tự hào, tin tưởng, đoàn kết một lòng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Xuân mới, niềm tin khát vọng mới, bao dự định được gửi gắm, thôi thúc mỗi chúng ta cố gắng phấn đấu vươn lên, xây dựng quê hương Lạc Thủy giàu đẹp.

Người góp phần nâng tầm sản phẩm mang giá trị văn hoá Hoà Bình

Quá trình công tác nhiều năm trong cơ quan nhà nước của tỉnh, chị Hoàng Việt Hà (TP Hoà Bình) có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá, từ đó nuôi dưỡng tình yêu ngày càng lớn đối với văn hoá bản địa. Đây được xem là cơ duyên để năm 2022, sau dự định ấp ủ, chị đứng ra mở cửa hàng quà tặng với tên gọi Hoa Đất Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục