Cây cầu dân sinh được xây dựng từ năm 2007 đã xuống cấp, vào mùa lũ nước ngập gần 2m tính từ mặt cầu gây cản trở lưu thông.

Cây cầu dân sinh được xây dựng từ năm 2007 đã xuống cấp, vào mùa lũ nước ngập gần 2m tính từ mặt cầu gây cản trở lưu thông.

(HBĐT) - Nằm cách trung tâm xã An Bình (Lạc Thuỷ) hơn 4 km, Rộc Dong gồm 64 hộ, 223 nhân khẩu, là một trong 36 xóm đặc biệt khó khăn nhất tỉnh. Con đường đất vào xóm ghồ ghề, nhỏ hẹp, được nối với cây cầu dân sinh bắc qua suối xây dựng từ năm 2007 hiện đã có dấu hiệu xuống cấp, vào mùa mưa lũ nước ngập quá mặt cầu gần 2m. Do đó, giao thông chính là cản trở lớn nhất cho cuộc sống của bà con nơi đây.

 

Giao thông trắc trở ảnh hưởng lớn đến phát triển KT-XH. Kinh tế chủ yếu là nông – lâm nghiệp với 58ha đất trồng keo, 7,2ha diện tích trồng lúa và 30 ha cây hoa màu. Sản phẩm từ rừng bán ra thường xuyên bị thương lái ép giá. Ông Bùi Minh Hùng, trưởng xóm Rộc Dong cho biết: “Vào mùa mưa lũ, nước dâng cao gây ngập lụt ở ngầm Sòng Quần đi vào Rộc Dong và cầu dân sinh của xóm khiến cho nhiều hộ dân trong xóm bị cô lập, không di chuyển ra trung tâm được. Trẻ em phải nghỉ học gây ảnh hưởng đến việc học tập. Người dân không đưa được kịp thời các sản phẩm nông sản ra tiêu thụ. Thậm chí có những gia đình hết gạo ăn, xe cộ bị cuốn trôi tại ngầm, tại cầu là chuyện bình thường”. Anh Bùi Hồng Long, một trong những hộ gia đình khó khăn nhất của xóm chia sẻ: “Tôi bị bệnh u bàng quang gần 5 năm nay, phải chạy bàng quang nhân tạo. Vợ đi làm ăn xa mang theo con nhỏ, nhà chỉ còn tôi và một đứa con học lớp 9. Mất sức lao động, gia đình thu nhập chưa đầy 10 triệu/năm. Hàng tháng tôi đều phải nhờ anh em họ hàng giúp đỡ đưa tôi ra bệnh viện tỉnh để theo dõi định kì. Vào những ngày khô ráo thì không nói, chứ những ngày mưa gió, đường xá lầy lội, ngập lụt tôi đều phải hoãn khám bệnh, đợi đến khi nước rút hoặc trời tạnh mới có thể di chuyển được”. Bên cạnh đó, sản xuất nông ngiệp cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố thời tiết, khí hậu. Vào mùa khô, lúa khó cấy, mất 80% diện tích gieo trồng không cấy được do thời tiết khô hanh kéo dài. Vào mùa mưa, lũ quét xảy ra liên tục khiến cho hoa màu bị cuốn trôi, năng suất thấp. Do tác động của địa hình, sông suối nằm ở xa khu dân cư nên không thể dùng được trạm bơm, không có vị trí để xây đắp công trình thuỷ lợi cung cấp nước phục vụ tưới tiêu khiến cho việc phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

 

 

Đồng chí Quách Công Mười, Phó Chủ tịch xã An Bình (bên trái) trao đổi với ông Bùi Minh Hùng, trưởng xóm Rộc Dong về tình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất tại nhà văn hoá xóm.

 

Chủ yếu là địa hình đồi núi, dân cư phân bố rải rác, đa số là dân xen ghép đến từ nơi khác như Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Tây,… nên 90% là người dân tộc kinh. Trình độ dân trí không đồng đều. Tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao chiếm 33%, hộ cận nghèo chiếm 29% toàn xóm. Vừa được Nhà nước đầu tư đường điện từ năm 2014 với 2,7km trục chính xóm nên cuộc sống của người dân cũng bớt đi phần nào gánh nặng. Đến thăm gia đình Ông Bùi Cao Tự thuộc diện hộ nghèo của xóm, ông tâm sự: “Trước đây chưa có cầu, chưa có điện dân chúng tôi sống khổ lắm. Phải lội suối để qua được trung tâm xã, đường đi lầy lội, bây giờ có cầu rồi cũng đỡ đi phần nào. Nhưng nước lũ vẫn ngập nặng quá cả mặt cầu nên chúng tôi không thể lưu thông phương tiện, hàng hoá được. Điện thì mới có được 2 năm nay, trước đây chúng tôi phải đóng góp tiền kéo đường dây tải điện từ nơi khác về nhưng điện lập loè không khác gì đom đóm. Từ khi có đường truyền tải điện ở trục chính xóm, tôi phải mất 7 triệu đồng kéo đường dây tải điện từ trục chính vào đến nhà, đêm hôm nhà cửa cũng được thắp sáng, nhưng chỉ có bóng điện thôi chứ cái tivi cũ cũng hỏng mất rồi”.

 

Nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, thu nhập bình quân đầu người của xóm đạt 16 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng. Hiện xóm còn 6 hộ có nhà tạm. Nhà văn hoá xóm hoàn toàn do người dân đóng góp hơn 30 triệu đồng để xây dựng cách đây vài tháng, nhưng mới chỉ có khung nhà thô sơ, không có bất cứ vật dụng, trang thiết bị nào. Trao đổi với đồng chí Bùi Xuân Hoa, Chủ tịch UBND xã An Bình, đồng chí Hoa nhấn mạnh: “Vấn đề cấp thiết hiện nay của Rộc Dong chính là đường giao thông, bên cạnh đó là việc bố trí hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân cũng quan trọng không kém bởi địa hình phức tạp, khó để xây dựng công trình thuỷ lợi. Vấn đề này không thể giải quyết trong một sớm một chiều, do vậy, mong cấp trên quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ về nhiều mặt giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân”.

 

 

                                                                       Thanh Sơn (CTV)

 

Các tin khác


Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục