Chính từ việc quan tâm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc.  Mai Châu đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du kách trong và ngoài nước.

Chính từ việc quan tâm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc. Mai Châu đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du kách trong và ngoài nước.

(HBĐT) - Mai Châu - không chỉ là miền đất đẹp trong thơ, ca, nhạc hoạ mà vùng đất này còn đẹp cả trong tình người.

 

Miền đất của nhạc, Họa và thơ

 

Cũng chẳng còn nhớ bao lâu rồi, tôi chưa trở lại huyện Mai Châu. Có lẽ cái dự định trở lại vùng đất này sẽ còn gác lại vào một dịp khác nếu tôi không nhận được cuộc gọi nhấm nhá của anh bạn:

 

- Về đi, Mai Châu đang mùa nếp mới. Rượu Mai Hạ đã thơm nồng.

 

- ừ thì về. Miền Tây Tiến cũng không xa!

 

Còn nhớ, nhà thơ người Thái Lò Cao Nhum đã nhiều lần bảo: Lên Mai Châu vào bất kỳ thời điểm nào, thời gian nào, người ta cũng thấy đẹp. Cảnh đẹp ở đây có thể ví giống như một thiếu nữ đang độ xuân thì đầy quyến rũ. Với bất kỳ ai đến đây cũng đều mang tâm thế muốn khám phá. Vì thế nên nhiều người khi lần đầu đặt chân lên vùng đất Mai Châu đã trầm trồ, xuýt xoa với những cảnh thực mà như mơ, mơ lẫn trong thực với cảnh vật như họa, như thơ.

 

Suy ngẫm đó quả thực chẳng sai bởi nếu ai đã từng một lần vượt những con "dốc gió”, qua những "đèo mây” về miền Tây Tiến hẳn sẽ cùng chung với cách nhìn đó. Qua những ngút ngàn mây gió dư vị thơm dẻo ngọt ngào của mùi cơm lên khói và những điệu múa, tiếng khèn man điệu của những chàng trai, cô gái lộng lẫy trong sắc màu thổ cẩm đầy mê hoặc của vùng đất Mai Châu như một thứ men say.

 

Đối với người Thái, trong một năm có nhiều lễ, tết. Nhưng với tôi, đặc biệt ấn tượng với lễ cơm mới. Theo thông lệ, mỗi năm người Thái tổ chức lễ ăn mừng cơm mới một lần trong khoảng thời gian từ tháng chạp đến tháng 3 (tức là kết thúc vụ mùa đến mở đầu mùa làm rẫy). Thu hoạch lúa xong, anh em họp nhau lại cử người đứng ra làm lễ, nếu nhà có 3 người con trai thay phiên nhau mỗi người cứ ba năm phải làm một lần, nhà con một năm nào cũng phải làm. Lễ cơm mới mặc dù chỉ diễn ra trong một ngày, một đêm và bó hẹp trong sự quần tụ của một dòng họ, nhưng ngày đó là niềm vui trọn vẹn nhất của mọi nhà trong họ, trong mường sau một năm làm ăn vất vả để nghỉ ngơi vui chơi và để tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Hiện nay, trong đời sống xã hội người Thái ở Mai Châu, lễ cơm mới và Tết đón mừng xuân mới đã nhập với nhau làm một. Do vậy, ngày xuân vừa là sự mở đầu một năm mới, vừa là sự khởi đầu một mùa làm ăn mới.

 

Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, người Thái Mai Châu đã tạo dựng nét văn hóa độc đáo và đặc sắc, mang đặc trưng riêng biệt. Có đến, được sống và trải nghiệm mới thấy hết được những giá trị văn hoá đặc sắc vẫn còn được đồng bào người Thái gìn giữ, lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đó đơn giản chỉ là điệu khèn bè vút lên giữ núi rừng, điệu xoè e ấp, nồng cháy; những món ăn mang trong đó, cả một nghệ thuật về chế biến, ai đã từng một lần được thưởng thức sẽ không thể quên và đều mong muốn được quay lại để thưởng thức.

 

Trở về với "tình chiêng, tình trống”

 

Từ "tình chiêng, tình trống” với tôi, vùng đất Mai Châu đã trở thành nơi đến để trở về. Trở về với những nếp nhà sàn yên bình trong khói lam chiều. Trở về trong nhịp xoè vui bất tận; trở về với những điệu khèn e ấp. Trở về với tình thân ruột thịt. Điều ấy, nói như Bí thư Huyện uỷ Mai Châu Nguyễn Đức Thịnh: Mai Châu mến người bằng cái tình. Người đến Mai Châu cũng vì tình.

 

Chẳng vậy mà liên tục trong những năm qua lượng khách đến với Mai Châu không ngừng tăng. Trong đó, số người số người quay trở lại ngày càng nhiều. Bí thư Huyện uỷ Mai Châu Nguyễn Đức Thịnh chia sẻ: Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, huyện cơ bản trở thành điểm du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM, trong những năm trước đây và ngay thời điểm hiện tại cũng như trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung, chú trọng phát triển các loại hình du lịch cộng đồng. Để du lịch trở thành thế mạnh trong sự phát triển chung của huyện, những năm qua, Mai Châu đã tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 81% đường huyện, đường liên xã, 60% đường nội xóm được cứng hóa. Trên địa bàn huyện có 102 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó có 5 khách sạn, 20 nhà nghỉ, 77 nhà nghỉ cộng đồng, 4 điểm du lịch cộng đồng gồm bản Lác, xă Chiềng Châu; bản Bước, xã Xăm Khoè; bản Văn, bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu và 3 điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Ecolodge, xã Nà Phòn, điểm du lịch sinh thái Mặt Trời, xã Chiềng Châu, điểm du lịch sinh thái Mai Châu, xóm Cha Lang, xã Mai Hịch; 27 cơ sở dịch vụ kinh doanh ăn uống, hang lưu niệm và đồ thủ công truyền thống. Từ sự đầu tư đó, hàng năm, Mai Châu đón hàng trăm nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Đáng chú ý, Mai Châu đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách nước ngoài... Bởi khi đến Mai Châu, rồi ai cũng thấy đó là nơi đến để trở về.

 

Rời Mai Châu sau những đêm xoè say đổ, tràn tình, tôi lại chơi vơi nhớ mùi thơm nếp xôi bên ánh lửa bập bùng. Mai Châu - tôi sẽ trở về. Trở về với "tình chiêng, tình trống” cũng giống như những ai đã từng đến với Mai Châu bằng cái tình.

 

 

 

                                                                Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác


Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục