(HBĐT) - Trong kho tàng di sản văn hoá (DSVH) dân tộc Mường, nếu mo Mường được xem là một sáng tạo vĩ đại thì chiêng Mường chính là báu vật của người Mường. Chiêng Mường cùng với sáo ôi, đàn nhị, trống da trâu... đã tạo nên âm nhạc Mường với những nét độc đáo, uyển chuyển và duyên dáng. Ngày nay, nghệ thuật chiêng Mường và âm nhạc dân tộc Mường được bảo tồn, phát huy tạo nên những giá trị tinh thần nhân văn cao đẹp trong cộng đồng người Mường, đồng thời làm phong phú, đa dạng thêm cho nền âm nhạc dân gian Việt Nam. Thành tựu đó có được trước hết là nhờ những nghệ nhân xứ Mường đã dành cả cuộc đời gìn giữ, phát huy những "báu vật” của ông cha để lại.

Tôn vinh những nghệ nhân xứ Mường
Bài 4 - Nâng niu lời ru đất Mường

(HBĐT) - Dân ca là một loại hình văn nghệ quen thuộc và gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt, lao động, sản xuất hàng ngày của Nhân dân các dân tộc. Lời ca ngọt ngào, sâu lắng, gần gũi đã nuôi dưỡng tâm hồn của biết bao thế hệ. Bằng tâm huyết và niềm đam mê, các nghệ nhân hát dân ca của tỉnh đang ra sức bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị của những làn điệu dân ca, lan tỏa mạnh mẽ trong cuộc sống đương đại, để nét văn hóa truyền thống của dân tộc sống mãi với thời gian.

Tôn vinh những nghệ nhân xứ Mường
Bài 3 - Những người giữ hồn cho dân tộc

(HBĐT) - Tiếng nói, chữ viết là công cụ tư duy và là phương tiện giao tiếp để thể hiện, lưu giữ, truyền bá tri thức phản ánh bản sắc của cá nhân và cộng đồng. Đây còn là hồn cốt của mỗi dân tộc. Việc bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số (DTTS) là cấp thiết để giữ gìn bản sắc văn hóa, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Công tác bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của các DTTS là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước.

Tôn vinh những nghệ nhân xứ Mường
Bài 2 - Nghệ nhân mo Mường và tâm huyết trao truyền di sản

(HBĐT) - "Từ khi được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú”, tôi ý thức sâu sắc rằng vinh dự này phải gắn liền với trách nhiệm. Trách nhiệm của nghệ nhân mo Mường (NNMM) chúng tôi là phải phát huy giá trị của di sản bằng cách gìn giữ và trao truyền cho thế hệ sau. Chỉ khi hoàn thành xong tâm huyết trao truyền di sản, nghệ nhân chúng tôi mới yên lòng về với Mường Ma…” - nghệ nhân Bùi Văn Lựng, xóm Mường Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc) trải lòng.

Tôn vinh những nghệ nhân xứ Mường: Bài 1 - Động lực cho những “báu vật nhân văn sống”

(HBĐT) - Trải qua bao thăng trầm lịch sử, giá trị di sản văn hoá (DSVH) các dân tộc không bị mất đi mà được bảo tồn, phát huy tạo nên bức tranh đa màu sắc. Công lao trên trước hết thuộc về những nghệ nhân có vai trò nắm giữ, trao truyền. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, họ đang thực hiện sứ mệnh lưu truyền tinh hoa văn hoá truyền thống trong dòng chảy văn hóa Việt.

“3 đỡ đầu” - chắp cánh những ước mơ

(HBĐT) - Xác định "xã hội hóa công tác khuyến học” là yêu cầu cấp thiết nhằm làm chuyển biến nhận thức của xã hội trong việc cộng đồng trách nhiệm khuyến khích, hỗ trợ các em nhỏ đang theo học tại cơ sở giáo dục. Trong khi đó, Yên Thủy là huyện còn khó khăn về kinh tế, học sinh thuộc đối tượng nghèo vượt khó, học sinh khuyến tật vươn lên rất cần được sự chung tay của toàn xã hội. Để có nguồn lực hỗ trợ cho các đối tượng học sinh, Hội Khuyến học (HKH) huyện Yên Thủy đã có những sáng kiến, đột phá đưa sự nghiệp khuyến học có những khởi sắc đó là phong trào khuyến học "3 đỡ đầu” (đỡ đầu học sinh nghèo vượt khó, đỡ đầu học sinh giỏi thành tài, đỡ đầu học sinh khuyết tật vươn lên) đang được nhân rộng đã góp phần chắp cánh ước mơ tới trường cho nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Tháng 7 - tưởng nhớ và tri ân

(HBĐT) - "Uống nước nhớ nguồn”, "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, "Đền ơn - đáp nghĩa” là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, tri ân những người con ưu tú đã hy sinh vì độc tập, tự do của Tổ quốc. Đặc biệt trong tháng 7, ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7) là dịp để Nhân dân thực hiện truyền thống tốt đẹp đó. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tri ân, tôn vinh các anh hùng liệt sỹ (AHLS) đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập, tự do và thống nhất của ổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.

Vượt lên đói nghèo khi được trao “điểm tựa”: Bài 2 - Thêm nguồn lực, vững hành trình vượt khó

(HBĐT) - Năm 2022, tín dụng chính sách thêm "sứ mệnh” trong phục hồi và phát triển KT-XH hậu đại dịch Covid-19. Đặc biệt, bước đột phá mới trong thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội sẽ giúp thêm nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh được vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế.

Vượt lên đói nghèo khi được trao “điểm tựa”: Bài 1 - Hai mươi năm gieo niềm tin cho người yếu thế

(HBĐT) - Sau 20 năm hiện diện, tín dụng ưu đãi đã giải "cơn khát” vốn cho hàng vạn hộ dân trên địa bàn tỉnh. Từ đồng vốn ưu đãi của Đảng, Nhà nước, hàng nghìn hộ có những bước tiến vững chắc trên hành trình vượt lên đói nghèo. Qua đó khơi dậy ý chí, nghị lực để vượt lên khó khăn, xây dựng cuộc sống ấm no.

Cuộc thi viết ký-phóng sự chủ đề "Hòa Bình-khát vọng phát triển"
Khát vọng vượt khó của thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Bài 2 - Cần những cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp

(HBĐT) - Nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã được triển khai và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp và tạo sinh kế cho Nhân dân địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn đó những khó khăn, thách thức đặt ra. Chính vì vậy, cấp ủy, chính quyền, các cấp, ngành, đoàn thể cần tiếp tục quan tâm, triển khai những cơ chế, chính sách mang tầm chiến lược để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN) vùng đồng bào DTTS.  

Khát vọng vượt khó của thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Bài 1 - Khởi nghiệp đối với thanh niên dân tộc thiểu số – cần sự tạo đà, khích lệ

(HBĐT) - Là tỉnh miền núi với 6 dân tộc anh em chung sống, Hòa Bình có tổng số trên 160.000 đoàn viên thanh niên (ĐVTN), trong đó số lượng ĐVTN là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm đến 70%. Với tư duy đổi mới, nghị lực, ý chí khát vọng vươn lên của tuổi trẻ, nhiều thanh niên là người DTTS đã quyết tâm bứt phá với các dự án khởi nghiệp và đạt được những thành công nhất định. Từ đó thể hiện ước mơ, hoài bão làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, tiếp tục khẳng định sức trẻ, niềm đam mê, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đến thanh niên các vùng đồng bào DTTS.

Vén nhà theo con nước

(HBĐT) - Dưới làn nước hồ sông Đà trong xanh vẫn còn đó vẹn nguyên phần móng và nền nhà trường học, trạm y tế của xã Hiền Lương xưa, một phần tường còn lại nhô lên trên mặt nước gợi lại ký ức đầy cảm xúc về cuộc đại chuyển dân để có dòng điện chiếu sáng khắp mọi miền Tổ quốc và lòng hồ Hòa Bình mênh mông hôm nay.

Nỗ lực vì một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế

(HBĐT) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã chính thức khởi động theo đúng kế hoạch đề ra. Ghi nhận trong 2 ngày 6 - 7/7, mọi khâu trong công tác tổ chức kỳ thi trên địa bàn tỉnh được triển khai thuận lợi, đạt kết quả tốt, không có tình huống bất ngờ, ngoài tầm kiểm soát của các hội đồng thi và điểm thi. Cùng nỗ lực đồng bộ trong công tác tổ chức, thời tiết cũng như chiều lòng người, khiến thí sinh giảm bớt áp lực khi bước vào 2 môn thi đầu tiên: Ngữ văn (sáng 7/7) và Toán (chiều 7/7).

Khối đoàn kết quân - dân xây dựng từ những “viên gạch nhỏ”: Bài 1 - Mỗi ngày góp một “viên gạch nhỏ”

(HBĐT) - "Góp gió thành bão”, "Tích tiểu thành đại”... đó là những câu tục ngữ xưa chỉ sự kiên trì làm từ việc nhỏ đến việc lớn, sự đoàn kết của một tập thể và đó cũng là phương châm mà bấy lâu nay, những người lính Cụ Hồ của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vẫn âm thầm thực hiện, cụ thể hóa qua từng mô hình. Chỉ là những việc làm hàng ngày hay những lần giúp dân bằng sức lao động, nhưng tất cả những hành động được coi là "viên gạch nhỏ” của từng cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lại góp phần xây nên khối đoàn kết quân - dân vững chắc như hiện nay.

Trại gà gây ô nhiễm gần 4 năm vẫn ngang nhiên tồn tại

(HBĐT) - Ăn cơm trong tình trạng mắc màn, trường kỳ với chiếc khẩu trang ngay cả khi ở trong nhà..., đó là thực trạng gần 200 hộ dân xóm Mường Dao và xóm Can 1, xã Độc Lập (TP Hoà Bình) phải gánh chịu trong suốt gần 4 năm qua. Tình trạng này còn kinh khủng hơn trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm đầu hè vừa rồi. Nguyên nhân do trên địa bàn xóm tồn tại một trại gà quy mô 6 chuồng nuôi, diện tích hơn 12.000 m2 gây ô nhiễm nghiêm trọng. Dù đã rất nhiều lần hứa khắc phục, biên bản làm việc cầm đầy tay nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn tái diễn, mang lại nỗi thống khổ cho hàng trăm hộ dân.

“Việc nhẹ, lương cao” - cạm bẫy của tội phạm mua bán người

(HBĐT) - Tin vào những lời hứa hẹn về một tương lai tươi sáng với công việc nhẹ nhàng, lương cao nơi thị thành sầm uất, cô gái trẻ Nguyễn Thị T. ở thôn Đồng Yên, xã Yên Bồng (Lạc Thủy) đã rơi vào cạm bẫy của bọn buôn người. Để rồi trải qua biết bao đắng cay tủi hờn, Nguyễn Thị T. mới tìm được đường trở về cố hương...

Lần đầu đến cửa khẩu quốc tế Tây Trang

(HBĐT) - Từng đến tỉnh Điện Biên, mảnh đất lịch sử, văn hóa khá nhiều lần, nhưng với cửa khẩu quốc tế Tây Trang, bản Ka Hâu, xã Na Ư, huyện Điện Biên lại là lần đầu nên chúng tôi khá ấn tượng cho cuộc gặp gỡ này. Mùa hè, cánh đồng lúa Mường Thanh vàng rực như là một điểm nhấn độc đáo trong hành trình đến thăm cửa khẩu quốc tế, nơi mà 5-6 lần trước từng được nhắc khi lên đây. "Bạn đã đến Điện Biên nên đến cửa khẩu Quốc tế Tây Trang… miền đất ấy có nhiều điều để khám phá”. Lời nhắn nhủ của các đồng nghiệp Tây Bắc khiến các thành viên trong đoàn thêm háo hức, thích thú hơn…

Xuất khẩu nông sản - kỳ vọng tạo đột phá cho nền nông nghiệp: Bài 2 - Tập trung nâng cao giá trị các mặt hàng chiến lược

(HBĐT) - Sau hơn 13 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH T.Ư Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngành Nông nghiệp tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng, SX-KD nông sản chuyển mạnh theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị, thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH). Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị xuất khẩu nông sản được đánh giá tăng nhưng thiếu bền vững, còn mang tính tự phát, chưa có đề án chiến lược cho từng loại thị trường.

Đi săn “lộc” rừng mùa mưa

(HBĐT) - Vào mùa mưa, ốc núi chính là một đặc sản được nhiều người dân trong tỉnh bỏ công sức leo lên các dãy núi cao để tìm kiếm. Công việc thời vụ này đem lại thu nhập thêm cho nhiều hộ gia đình nhưng đầy vất vả và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Xuất khẩu nông sản - kỳ vọng tạo đột phá cho nền nông nghiệp: Bài 1 - Vượt thách thức để tăng trưởng

(HBĐT) - Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thời gian qua, đặc biệt do ảnh hưởng của thiên tai, dịch Covid-19, ngành nông nghiệp tỉnh vẫn giữ được tăng trưởng dương. Nổi bật là xuất khẩu nông sản tăng trưởng bằng hoặc cao hơn cùng kỳ những năm trước, góp phần tăng giá trị sản xuất toàn ngành; đồng thời đóng góp vào thành quả xuất khẩu nông sản chung của cả nước.

Tác nghiệp nơi đầu sóng

(HBĐT) - Biển Đông là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Vùng biển đảo thiêng liêng chứng kiến, ghi dấu bao thế hệ cha ông đã đổ công sức và máu xương để khai phá, giữ gìn trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Đội ngũ những người làm báo trong cả nước luôn có mặt để thực hiện nhiều tác phẩm báo chí, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi người dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đối với phóng viên được đi biển đảo, viết về cuộc sống người lính và Nhân dân ngoài đảo là vinh dự đối với người làm báo. Bởi những chuyến đi ra đảo là cơ hội hiếm hoi với phóng viên.

Chuyện về các “chiến sỹ” Trung tâm VH-TT&TT với những chuyến đi ngược núi

(HBĐT) - Họ là những biên tập viên, quay phim của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông (VH-TT&TT) cấp huyện mang trong mình nhiệt huyết với nghề. Không quản ngại vất vả, gian nan, họ tích cực bám sát địa bàn để cập nhật diễn biến, những thông tin tươi mới, góp phần đưa tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền huyện đến với Nhân dân kịp thời thông qua các kênh: hệ thống loa truyền thanh, Trang thông tin điện tử huyện, Đài PT-TH tỉnh và Báo Hòa Bình.

Cây lộc và trái vàng ở xứ Mường Be

(HBĐT) - Dổi - cây che mưa giông, nắng, gió những mái nhà Mường. Dổi cho bóng mát - không khí trong lành - cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Dổi cho thân gỗ cao vút, thẳng tắp để người quê tôi làm nếp nhà sàn. Dổi cho loại hạt nức vị các món ăn; cho loại thuốc quý để người Mường khỏe mạnh. Dổi xứ Mường hôm nay ở nhiều vùng quê từ Lai Châu, Điện Biên, Thái Nguyên đến Tây Nguyên xa xôi... đang mang lại những mùa Xuân no ấm.

Huyện Lạc Thủy vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi: Bài 2 - Những tỷ phú chăn nuôi mang tư duy mới

(HBĐT) - Không còn cảnh "một nắng hai sương, chạy ăn từng bữa”, người chăn nuôi ở huyện Lạc Thủy đã thay đổi tư duy sản xuất, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng tiến bộ KH-KT để chăn nuôi gia súc, gia cầm, vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Từ chăn nuôi, những nông dân chân lấm, tay bùn, nghèo khó ngày nào nay đã có nhà cao cửa rộng, trở thành tấm gương sáng trong sản xuất nông nghiệp của cả nước.