Trên con tàu quân y 561 xuất phát từ cảng Cam Ranh vào một ngày Hè 2019, trong số hơn 100 thân nhân các chiến sỹ Trường Sa có mười người là mẹ bộ đội. Đây là con số ấn tượng, bởi do điều kiện đặc thù của hành trình ra quần đảo Trường Sa - thời gian dài, sóng, gió và nắng, không phù hợp với những người phụ nữ lớn tuổi.

Phòng, chống tội phạm mua bán người - người dân là trung tâm

(HBĐT) - Hưởng ứng ngày "Toàn dân phòng chống mua bán người (MBN)”, mới đây, Hội LHPN tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động phòng, chống MBN. Tại hội thảo, có nhiều kiến nghị, đề xuất với cơ quan chức năng trong xây dựng, tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn loại tội phạm này. Trong đó, xác định nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa xã hội là một trong những giải pháp quan trọng. 

Bất chấp nguy hiểm, người dân vẫn vô tư tắm sông Đà

(HBĐT) - Cứ vào khoảng 16h - 16h30’ hàng ngày, không chỉ người lớn mà có cả hàng chục đứa trẻ từ 5 - 7 tuổi vô tư ngụp lặn, tắm mát làm náo động cả một khúc sông Đà. Đáng nói, chỉ cách nơi mà cả trăm con người vẫn tắm mát vào những buổi chiều hàng ngày khoảng trăm mét là điểm xảy ra vụ 8 trẻ đuối nước thương tâm xảy ra cách đây chưa lâu. Có lẽ, nhiều người đã quên ký ức của... dòng sông.

Chuyến tàu nặng tình cá nước - Bài 1: Bốn bông hoa “Vợ chiến sỹ Trường Sa”

Trên chuyến tàu chở hàng trăm thân nhân rời cảng Cam Ranh ra quần đảo Trường Sa vào một ngày Hè 2019 có bốn "bông hoa” nổi bật.

Nghênh ngang xe máy điện

(HBĐT) - Không đội mũ bảo hiểm (MBH); phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng; nghênh ngang đi hàng 2, hàng 3 trên đường... Đó là những hình ảnh khá phổ biến của nhiều cô, cậu thanh thiếu niên, học sinh đi xe máy điện khi tham gia giao thông mà có thể dễ dàng nhận thấy khi đi trên các tuyến đường của TP Hoà Bình...

Mang hơi ấm tình thân tới Trường Sa - Bài 3: Vững tay súng nơi đầu ngọn sóng

Rẽ sóng ra khơi hướng đến Trường Sa - nơi tuyến đảo tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc, trong mỗi người con đất Việt đều có cảm nhận sâu sắc hơn về tình yêu đất nước.

Mang hơi ấm tình thân tới Trường Sa - Bài 2: Hậu phương vững chắc của người lính đảo

Canh giữ vùng biển, vùng trời Trường Sa là nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng của những người lính. Để cán bộ chiến sỹ yên tâm công tác, phía sau mỗi người lính là hình bóng của người thân - hậu phương vững chắc nơi quê nhà.

Mang hơi ấm tình thân tới Trường Sa - Bài 1: Phòng hạnh phúc giữa trùng khơi

Quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 hòn đảo nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 150.000 km vuông. Các đảo, cụm đảo của quần đảo Trường Sa tạo thành lá chắn, điểm tiền tiêu quan trọng để bảo vệ sườn phía Đông của Tổ quốc. Những thế hệ người lính hôm nay viết tiếp những trang sử vàng mà cha ông đã truyền trao trong việc giữ vững chủ quyền đất nước.

Lừa đảo qua điện thoại và mạng xã hội - dù được cảnh báo, vì sao nhiều người vẫn dễ dàng sập “bẫy”?!

(HBĐT) - Dù được các ngân hàng cảnh báo; cơ quan chức năng thường xuyên phát hành thông báo thủ đoạn hoạt động tội phạm; các cơ quan thông tấn, báo chí thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo... Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều người vẫn dễ dàng sập "bẫy", trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo qua điện thoại và mạng xã hội (MXH).

Phóng sự xã hội:
Nghề xe ôm - xa rồi thời "hoàng kim"

(HBĐT) - Nghề xe ôm - đã qua rồi cái thời "hoàng kim”, thời mà hơn chục năm về trước, thu nhập cũng khá cao, mỗi ngày có thể kiếm tới vài trăm nghìn đồng. Bây giờ, vất vả "săn khách” cả ngày cũng chỉ kiếm được cỡ trăm nghìn đồng là may. Dù vậy, những người lái xe ôm vẫn cần cù cóp nhặt những đồng bạc lẻ, trang trải cho cuộc sống bớt phần khó khăn.

"Cưỡi sóng" ở Trường Sa

Chúng tôi đứng trên boong tàu, chuẩn bị ra xuồng để lên đảo An Bang, loa phát thanh từ đài chỉ huy vọng lên câu hát: "Một màu xanh Sinh Tồn, Song Tử/ Ðẹp dịu dàng Tiên Nữ, An Bang".

Thác Bản Giốc - “dải lụa trắng” ở vùng phên dậu của Tổ quốc

(HBĐT) - Nhắc đến tỉnh Cao Bằng là nói đến quê hương cách mạng, nơi một thời là cơ quan đầu não của của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp oai hùng. Và ở vùng phên dậu của Tổ quốc này còn có thắng cảnh thác Bản Giốc, một trong bốn thác nước đẹp nhất nằm trên đường biên giới giữa các quốc gia. Với dòng nước quanh năm tung bọt trắng xóa đã tạo nên một "dải lụa trắng” giữa núi non hoang sơ, hùng vỹ.

Rưng rưng đầu sóng

Những ngày tháng 5, trên con tàu KN 490 xuất phát từ Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa), chúng tôi đã bắt đầu hành trình đến với Trường Sa và Nhà giàn DK1. Nơi tiền tiêu của Tổ quốc, trong khó khăn, sức sống và niềm tin vẫn được vun đắp từng ngày.

Xung quanh việc mua bán đất trái phép để đặt mộ tại phường Chăm Mát

Bài 2- Chính quyền không biết hay... làm ngơ?

(HBĐT) - Trước thực trạng mua bán, chuyển đổi đất để đặt mộ diễn ra một cách ngang nhiên, trái phép của một số đối tượng ở khu vực tổ 10 (nay là tổ 4), phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) từ nhiều năm qua, dư luận đang đặt ra câu hỏi: chính quyền địa phương không biết hay đang... làm ngơ?

Xung quanh việc mua bán đất trái phép để đặt mộ tại phường Chăm Mát

Bài 1: Ngang nhiên biến đất người sống thành đất người chết

(HBĐT) - Dù cho người dân phản đối, kiến nghị cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, nhưng việc mua bán, chuyển nhượng đất thổ cư, đất vườn trái phép để đặt mộ vẫn diễn ra một cách ngang nhiên trong nhiều năm qua tại khu vực tổ 10 (nay là tổ 4, phường Chăm Mát), TP Hoà Bình. Liệu cơ quan chức năng, chính quyền địa phương có biết?!

Tìm hướng giải quyết khó khăn trong việc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 30, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118, ngày 27/12/2014 của Chính phủ về thực hiện sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp (NLN), UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 15, ngày 23/7/2015 về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch số 33, ngày 28/3/2016 về thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty NLN trên địa bàn tỉnh để chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố và các công ty NLN triển khai thực hiện.

Khu Chuyên gia - xót xa và luyến tiếc

(HBĐT) - Từng được coi là hình mẫu về kiến trúc, mỹ thuật, cảnh quan, tiện ích và đáng sống, nhưng thời gian và sự tác động của con người, cũng như sự bất lực trong quản lý đang đẩy khu Chuyên gia vào thảm cảnh hoang tàn như hiện nay. Thực tế đó để lại sự luyến tiếc, xót xa cho những ai nặng lòng với quá khứ.

Độc đáo nghề rèn truyền thống xã Phúc Sen

(HBĐT) -Đến với xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, du khách không khỏi ngỡ ngàng và choáng ngợp bởi dãy những lò rèn truyền thống. Giá gỗ treo đủ các loại nông cụ như dao, búa, lưỡi rìu, cuốc, xẻng… kết hợp với tiếng búa đập lên đe kêu chan chát, inh tai đã tạo nên những nét đặc sắc cho hàng trăm lò rèn truyền thống nơi đây.

Tác động, hệ lụy từ những dự án chậm tiến độ, không triển khai

Bài 4 - Giải pháp cho các dự án chậm tiến độ

(HBĐT) - Dự án chậm tiến độ không chỉ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Tuy nhiên, toàn tỉnh mới có 7 dự án có quyết định thu hồi giấy phép đầu tư. Trong khi đó, nhiều dự án đã thay đổi chủ đầu tư hoặc không triển khai nhưng ngành hữu quan và chính quyền địa phương không quản lý được. Đâu là lời giải cho các dự án chậm tiến độ?.

Tác động, hệ lụy từ những dự án chậm tiến độ, không triển khai

Bài 3 - Dự án chậm tiến độ -  đâu là nguyên nhân?

(HBĐT) - Thực tế cho thấy, nhiều dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư hơn chục năm trời nhưng vẫn chỉ nằm… trên giấy. Có nhiều dự án dù đã được gia hạn lần hai hoặc điều chỉnh giấy phép đầu tư nhưng các nhà đầu tư vẫn không triển khai theo tiến độ yêu cầu, dẫn đến những thiệt hại nặng nề không chỉ đối với cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp mà cả người dân trong vùng dự án. Vậy đâu là nguyên nhân chính của thực trạng này?

Tác động, hệ lụy từ những dự án chậm tiến độ, không triển khai

Bài 2 - Hệ lụy từ những dự án "treo"

(HBĐT) - Trên thực tế, các dự án "treo” trong nhiều năm đã mang lại nhiều hệ lụy. Không chỉ gây lãng phí tài nguyên đất, thất thu ngân sách mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.

Tác động, hệ lụy từ những dự án chậm tiến độ, không triển khai

Bài 1 - Dự án "nghìn vàng” bỏ hoang

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và Luật Đầu tư trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư cũng như tạo cơ chế phù hợp cho tỉnh đẩy mạnh việc thu hút các dự án đầu tư. Tuy nhiên, trong hàng nghìn dự án đầu tư vào tỉnh, vẫn còn nhiều dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm hoặc không triển khai trong nhiều năm gây bức xúc trong dư luận, quần chúng nhân dân, thất thu ngân sách, lãng phí tài nguyên đất...

Trên cung đường huyền thoại

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là tuyến vận tải chi viện chiến lược từ hậu phương lớn miền bắc chi viện cho chiến trường miền nam. Năm 1975, đường Trường Sơn đoạn qua Tây Nguyên đã góp phần đưa bộ đội ta tiến quân vào giải phóng Sài Gòn. Sau 44 năm đất nước thống nhất, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh ngày nay đã nâng cấp, mở rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra cuộc sống mới trên đại ngàn Trường Sơn.

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh - Bài 4: Con đường chiến lược thời đại mới

Những lợi thế không chỉ "theo" Đường Hồ Chí Minh đến với người dân, mà cấp ủy, chính quyền các địa phương, đặc biệt là vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, đã rất nỗ lực phát huy, tận dụng trục dọc xuyên Việt thứ 2 này để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế vùng, kết nối và mở rộng quan hệ quốc tế.

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh - Bài 3: Mạch máu đất nước

Vào khoảng thời gian này cách đây 19 năm về trước, đường Hồ Chí Minh thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được khởi công xây dựng.