(HBĐT) - Từ hàng trăm năm qua, cánh rừng dưới chân đèo Đá Trắng (xã Phú Cường, Tân Lạc) vẫn là rừng nguyên sinh. Dù nghèo đói thế nào cũng không ai dám vào rừng đốn củi, lấy măng. Dù rằng ngay phía dưới là quốc lộ 6 chạy qua...

Thành phố trẻ nơi biên giới Lào Cai

Vượt lên mọi khó khăn gian khổ chồng chất sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc tháng 2-1979, 40 năm qua, quân và dân tỉnh Lào Cai đã nỗ lực xây dựng TP Lào Cai trở thành đô thị hiện đại, văn minh, là cửa ngõ giao thương quốc tế ở vùng biên giới phía bắt đất nước.

Du xuân làng lụa Vạn Phúc

(HBĐT) - Giữa Thủ đô hoa lệ, náo nhiệt, làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét cổ kính, thanh lịch với cổng làng, giếng nước, cây đa, sân đình, mái chùa mang đậm nét văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Phố Lụa yên ả, nuột nà mà rực rỡ sắc màu của gấm, của lụa, làm say lòng du khách. Chẳng vậy mà, những ngày đầu xuân, rời xa ồn ào phố thị, không ít người đã về làng cổ Vạn Phúc như tìm về chốn quê nuôi dưỡng giá trị văn hóa đặc trưng của người Việt. Sự kết hợp giữa gìn giữ làng nghề truyền thống và làm du lịch đã khiến nơi đây có sức hút riêng với du khách trong, ngoài nước.

Thắm sắc đào Bảo Thắng

Mỗi độ Xuân về, trong muôn vàn loài hoa tỏa sắc khoe hương chợ Tết, tôi không thôi nhớ những dáng đào bích, đào phai của vùng đất Bảo Thắng (Lào Cai) cứ bình dị, hồn nhiên khoe hoa thắm, lá tươi giữa phố phường đông vui, như cô gái quê đang thì xuân sắc.

Giữ bình yên rừng đại ngàn Ngọc Sơn - Ngổ Luông

(HBĐT) -Một ngày cuối năm 2018, chúng tôi có dịp trở lại vùng cao huyện Lạc Sơn thăm các cán bộ kiểm lâm làm nhiệm vụ giữ bình yên trên những cánh rừng đại ngàn. Khoác trên mình màu áo xanh của lực lượng kiểm lâm là niềm tự hào đối với 22 cán bộ làm nhiệm vụ giữ rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Cùng với niềm tự hào đó là trách nhiệm không nhỏ đặt lên vai họ, những con người ăn ngủ với "vàng trên đất”.

Khát vọng nơi biên cương: Nén hương tháng Hai

Có khát vọng thẳm sâu trong mỗi người dân Việt Nam, đó là Hòa Bình. Khát vọng ấy càng cháy bỏng nơi biên cương, trong trái tim biết bao thế hệ đánh đổi xương máu để giành, giữ từng tấc đất thiêng liêng của đất nước qua nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc.

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Tiếng gọi của Tổ quốc

Đối với một thế hệ đã đi qua cuộc chiến đấu nơi biên cương phía Bắc Tổ quốc, đó là những ngày tháng không thể nào quên trong tâm khảm và trái tim của họ. Những ngày tháng ấy, họ đi theo tiếng gọi của non sông đất nước để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng, sẵn sàng hy sinh cho khát vọng im tiếng súng, cho một biên cương hòa bình.

40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía Bắc - Bài 4: Khúc tráng ca Vị Xuyên

40 năm đã trôi qua kể từ ngày Việt Nam chiến đấu chống quân Trung Quốc để bảo vệ biên giới nhưng nỗi đau Vị Xuyên vẫn còn đó. Nhiều người vẫn tự hỏi tại sao từ chỗ chỉ được xác định là hướng phụ, hướng thứ yếu trong kế hoạch của quân Trung Quốc khi phát động cuộc chiến tranh, Vị Xuyên lại trở thành một mặt trận nóng bỏng và ác liệt kéo dài dai dẳng nhiều năm sau khi cuộc chiến tranh đã kết thúc trên danh nghĩa?

40 năm chiến tranh Biên giới phía Bắc: Ký ức không phai

(HBĐT) - Họ là những nhân chứng lịch sử trong những ngày tháng chiến đấu ác liệt cho thấy cuôc chiến đấu anh dũng và chính nghĩa và quân và dân ta bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Sẽ mãi mãi được khắc ghi vào lịch sử giữ nước như một dấu mốc không thể phai mờ

40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía Bắc - Bài 3: Trở lại Cao Bằng

Trở lại TP Cao Bằng, nơi địa đầu đất nước, không ai nghĩ rằng đúng 40 năm trước, quân và dân ở mảnh đất phên dậu này đã phải trải qua một cuộc chiến chống quân Trung Quốc, dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng lại vô cùng tàn khốc, ác liệt và đau thương, để bảo vệ biên cương thiêng liêng của Tổ quốc.

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 - 1989: “Kẻ thù buộc ta ôm cây súng”

(HBĐT) -Những ngày này đúng 40 năm về trước, hơn 600.000 quân xâm lược Trung Quốc bất ngờ tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta. Quân xâm lược không ngờ được rằng, tuy bị bất ngờ nhưng cũng giống như 14 lần xua quân xâm chiếm nước Nam của các triều đại phong kiến phương Bắc trước đó trong lịch sử, chúng đã phải nhận lấy những đòn chí mạng bởi truyền thống quật cường, tinh thần quả cảm của quân và nhân dân ta...

40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Ký ức không quên

Một mùa Xuân nữa lại về trên những rẻo cao biên giới của tỉnh Lào Cai. Sự ấm no, hạnh phúc, bình an đã hiển hiện trong từng nếp nhà của đồng bào các dân tộc Mông, Nùng, Dao, Hà Nhì... ở địa phương - nơi có con sông Hồng chảy vào đất Việt.

40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc ở biên cương- Bài 2: Lạng Sơn những ngày khói lửa

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc đã diễn ra khốc liệt tại 6 tỉnh biên giới vào rạng sáng 17-2-1979, trên các mặt trận. Quân Trung Quốc dùng hỏa lực, bộ binh, xe tăng nhanh chóng lấn chiếm biên giới các tỉnh. Ác liệt nhất là mặt trận Đồng Đăng, Lạng Sơn, bởi chiếm được Đồng Đăng coi như con đường thọc sâu vào lãnh thổ nước ta của Trung Quốc trở nên thuận lợi. Những chứng tích, nhân chứng còn lại đã minh chứng sự chiến đấu anh dũng để gìn giữ từng tấc đất biên cương Tổ quốc của quân và dân ta.

40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía Bắc - Bài 1: Hiên ngang Pò Hèn

Lịch sử dân tộc mãi khắc ghi những ngày tháng oanh liệt cách đây 40 năm (17-2-1979 – 17-2-2019), khi quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu trước cuộc tấn công xâm lược của quân Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Những ngày đầu năm mới, nhóm phóng viên Báo SGGP đã trở lại nhiều địa danh lịch sử trên tuyến biên giới phía Bắc để tìm lại những dấu tích và gặp gỡ các nhân chứng trong cuộc chiến tranh chính nghĩa của quân dân ta bảo vệ biên cương, lãnh thổ, đồng thời ghi nhận sự đổi thay, vươn lên phát triển mạnh mẽ của những vùng đất thiêng liêng của dân tộc sau cuộc chiến vệ quốc khốc liệt.

Từ di tích lịch sử cấp quốc gia đến hành trình trên đất bạn Lào

(HBĐT) - Là hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông, tình hữu nghị Việt - Lào đã được hình thành và củng cố cùng bề dày lịch sử phát triển của hai dân tộc. Hòa chung dòng chảy ấy, tại tỉnh ta cũng có một di tích lịch sử thắm đượm tình đoàn kết Việt - Lào, đó là di tích nơi tổ chức Đại hội trù bị Đại hội II Đảng Nhân dân cách mạng Lào (nay thuộc khuôn viên của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh), được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2012. Đây vừa là minh chứng tình hữu nghị Việt - Lào, vừa là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh.

Thưởng ngoạn Đà Lạt - thành phố “tình yêu”

(HBĐT) - Đặt chân đến Đà Lạt, tôi cảm nhận sự thay đổi của tiết trời, không gian, lối kiến trúc cổ kính, hương thơm ngào ngạt của ngàn hoa, thật xứng với danh xưng "thành phố tình yêu”. Trong tiết trời se lạnh, mưa phây phất từng hạt li ti, chúng tôi thong dong thưởng ngoạn những tinh hoa của mảnh đất "hiền hòa”.

Bản Mường ấm no dưới chân cột mốc ba biên

(HBĐT) - Ở một nơi xa xôi, cách Hòa Bình hơn 1.000 cây số, có những bản Mường của người Hòa Bình vào định cư cách đây gần 30 năm, nay bà con đã an cư, lạc nghiệp ở vùng đất mới. Mảnh đất biên viễn này là xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, nơi một tiếng gà gáy ba nước Đông Dương cùng nghe.

230 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa:
Vang mãi khúc tráng ca Anh hùng áo vải

(HBĐT) - Sau nhiều lần lỗi hẹn, đầu năm 2019, chúng tôi có dịp đến thăm gò Đống Đa, nơi in dấu chiến công hiển hách của Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ với chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, một mốc son chói lọi trong lịch sử nước nhà. Xuân này, giữa Hà Thành hoa lệ, náo nhiệt, Công viên Văn hóa - di tích gò Đống Đa cũng náo nức chuẩn bị cho lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày mồng 5 Tết. Và đặc biệt hơn, tại lễ hội Xuân Kỷ Hợi, gò Đống Đa sẽ được đón bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Một thoáng thu vàng Bắc Kinh

(HBĐT) - Đất nước Trung Hoa kỳ thú, huyền bí là điểm đến mơ ước của du khách muôn phương. Được trải nghiệm ở đất nước rộng lớn, đông dân nhất hành tinh này mới thấy những gì đã biết qua sách, báo, phim ảnh, truyền hình chỉ là một phần so với thực tiễn của một Trung Hoa đương đại. Hãy xách ba lô lên để khám phá, trải nghiệm và lựa chọn điểm đến Bắc Kinh, thăm Vạn Lý Trường Thành vào mùa thu vàng. Bạn sẽ không phải hối tiếc!

Dấu ấn Cù Lao Chàm

(HBĐT) - Tôi đến Cù Lao Chàm lần đầu tiên vào một ngày thu đầy nắng và gió. Ấn tượng đầu tiên với vùng cù lao này là vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên vẫn được giữ gìn trong khi dịch vụ du lịch đã đi vào ổn định. Cùng với đó là sự thân thiện, mến khách của con người và môi trường sạch sẽ. Vì vậy, đảo đặt ra quy định đối với khách du lịch là tuyệt đối không sử dụng túi nilon, không xả rác bừa bãi, đồ gì mang được về đất liền vứt thì mang về, hạn chế tối đa vứt rác ở đảo.

Ấn tượng xứ Nẫu – Phú Yên

(HBĐT) - Phú Yên, mảnh đất vùng biển có những bờ cát mịn màng, quanh năm sóng vỗ. Phú Yên "lên” phim đẹp mê hồn với những khung cảnh làng quê thơ mộng. Chỉ vỏn vẹn được nán lại mảnh đất hoa vàng, cỏ xanh này trong hai ngày nhưng trong chúng tôi, Phú Yên đẹp và cuốn hút hơn những gì tưởng tượng trước khi đặt chân đến mảnh đất miền Trung này.

Rút ngắn “đường bay” Hòa Bình – Mông Cổ

(HBĐT) - Mông Cổ sẽ xuất khẩu sang Việt Nam thịt dê, cừu đông lạnh và nhập khẩu từ Việt Nam máy móc, thiết bị hoặc liên doanh để xây dựng Nhà máy chế biến rau quả, khoai tây tại tỉnh Tuv (Mông Cổ). Tỉnh Tuv tạo điều kiện để tỉnh Hòa Bình tiếp thị, quảng bá và xuất khẩu các sản phẩm nông sản địa phương, gỗ ép, sản phẩm thủ công mỹ nghệ… tại thị trường Mông Cổ. Đó là phần "lõi” trong nội dung cuộc hội đàm giữa Thường trực HĐND tỉnh Hòa Bình với Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Tuv (Mông Cổ) diễn ra tại tỉnh ta vào đầu tháng 10/2018. Đây được coi là bước tiến mới trong lộ trình tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa chính quyền và nhân dân hai tỉnh từ hai đất nước khá xa xôi Việt Nam - Mông Cổ.

Thiêng liêng lá cờ Tổ quốc ở Trường Sa

(HBĐT) - Ngoài những cây bàng vuông, cây phong ba đầy sức sống; những con ốc xà cừ tuyệt đẹp hay cành hoa san hô, ốc biển được chính những người lính chế tác bằng đôi tay khéo léo... thì món quà đặc biệt nhất đối với bất kỳ ai từng một lần đến với Trường Sa đều mang về từ biển một lá cờ Tổ quốc thiêng liêng như một kỷ vật vô giá...

Biên cương ngày ấy… (Kỳ 3)

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc diễn ra tháng 2-1979 tới nay tròn 40 năm. Cuộc chiến đấu đó đã trở thành một dấu son trong lịch sử giữ nước của dân tộc, và trong ký ức của những cựu chiến binh đã có mặt trên biên giới ngày ấy vẫn vẹn nguyên cảm xúc, hình ảnh về những tháng ngày hào hùng, gian khổ, nỗi niềm tri ân với đồng đội đã hy sinh vì Tổ quốc. Và đó cũng chính là những dòng ký ức của nhà báo Nguyễn Hòa, xin giới thiệu cùng bạn đọc…

Biên cương ngày ấy… (Kỳ 2)

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc diễn ra tháng 2-1979 tới nay tròn 40 năm. Cuộc chiến đấu đó đã trở thành một dấu son trong lịch sử giữ nước của dân tộc, và trong ký ức của những cựu chiến binh đã có mặt trên biên giới ngày ấy vẫn vẹn nguyên cảm xúc, hình ảnh về những tháng ngày hào hùng, gian khổ, nỗi niềm tri ân với đồng đội đã hy sinh vì Tổ quốc. Và đó cũng chính là những dòng ký ức của nhà báo Nguyễn Hòa, xin giới thiệu cùng bạn đọc…