Bài 5 - Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp ngang tầm nhiệm vụ
(HBĐT) - Sau nửa đầu nhiệm kỳ quyết liệt thực hiện các giải pháp mang tính chiến lược, đột phá, công tác cán bộ (CB) của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Việc tuyển dụng đúng quy định; nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức có nhiều đổi mới theo hướng thực chất, hiệu quả căn cứ bằng sản phẩm cụ thể; luân chuyển CB được đẩy mạnh; quan tâm bổ nhiệm CB trẻ, CB nữ, CB người dân tộc thiểu số; quy hoạch CB được tiến hành đồng bộ đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu; công tác bổ nhiệm và giới thiệu CB ứng cử được thực hiện chặt chẽ, dân chủ… Tuy nhiên, việc xây dựng đội ngũ CB các cấp, nhất là cấp chiến lược vẫn còn nhiều hạn chế cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh

Bài 4 - Cán bộ tỉnh theo dõi xã - bước đột phá chưa có tiền lệ
(HBĐT) - Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ rõ, 1 trong 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ (CB), đảng viên là tình trạng "quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của Nhân dân". Thực trạng này được nhận định đã và đang tồn tại tại tỉnh ta. Do đó, Quy định số 26-QĐ/TU, ngày 14/12/2022 của BTV Tỉnh ủy quy định "CB lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh theo dõi các xã, phường, thị trấn” được đánh giá là một bước đi mang tính đột phá, chưa từng có tiền lệ trong công tác CB.

Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh

Bài 3 - Giải quyết vấn đề thiếu hụt cán bộ nữ, trẻ, dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức (BTC) Tỉnh ủy, số lượng cán bộ (CB) trẻ, CB nữ, CB là người dân tộc thiểu số (DTTS), nhất là CB trẻ, CB nữ diện cấp ủy quản lý của tỉnh ta hiện nay còn khiêm tốn. CB trẻ diện BTV Tỉnh ủy quản lý chỉ chiếm 4,7%; nữ chiếm 17,7%. CB trẻ diện BTV Huyện ủy quản lý chiếm 25%, là nữ chiếm 20,5%; đến cuối năm 2025, CB nữ còn 14,5%, CB trẻ dưới 40 tuổi chỉ còn chiếm 0,9%. Những con số "biết nói” này cho thấy hiện trạng thiếu hụt CB nữ, trẻ đang diễn ra tại tỉnh ta. Đồng thời, đặt ra vấn đề lo ngại về sự chuyển tiếp CB thời gian tới.

Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh

 Bài 2 - Quyết liệt trong luân chuyển, điều động cán bộ


(HBĐT) - Một trong những hạn chế nổi lên trong công tác cán bộ (CB) đã được Tỉnh ủy chỉ ra từ đầu nhiệm kỳ đó là việc điều động, chuyển đổi vị trí công tác chưa thực sự được quan tâm. Thực tế khi rà soát CB lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương ở các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện tại thời điểm tháng 5/2021, có đến 80 đồng chí được bổ nhiệm lại đến lần thứ 3; thậm chí có đồng chí được bổ nhiệm lại lần 4, lần 5. Lãnh đạo cấp phó thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý có 78 đồng chí đã được bổ nhiệm lại lần 2 và 13 đồng chí bổ nhiệm lại lần 3. Do đó, luân chuyển, điều động CB được xác định là việc cần làm ngay.

Không để cán bộ là “điểm trừ” của tỉnh


 Bài 1- Nhìn thẳng vào những hạn chế, yếu kém

(HBĐT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Cán bộ (CB) là cái gốc của mọi công việc… Công việc thành công hay thất bại đều do CB tốt hay kém”. Trong văn kiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) XIII của Đảng, nhiệm vụ trọng tâm được chỉ ra đầu tiên đó là "tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng… xây dựng đội ngũ đảng viên và CB các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Điều này đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của công tác cán bộ (CTCB). Thực hiện NQĐH XIII của Đảng, NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, hàng loạt giải pháp quyết liệt, mang tính đột phá, chiến lược đã được tỉnh ta triển khai để khắc phục những yếu kém trong CTCB. Từng bước xây dựng đội ngũ CB đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy KT-XH phát triển nhanh, toàn diện.

Đột phá từ một Chỉ thị: Bài 2 - Những đồng vốn "quý như vàng”

(HBĐT) - Nhờ nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách địa phương (NSĐP) sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh. Mỗi đồng vốn chuyển sang là thêm một sự đồng hành, một cơ hội để có thêm những người lao động vượt lên khó khăn.  

Đột phá từ một Chỉ thị: Bài 1 - Trụ cột giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Sau gần 9 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 và hơn 2 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW, ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách (TDCS) xã hội đã tác động tích cực đến hoạt động TDCS trên địa bàn tỉnh. Hơn 20 năm triển khai TDCS, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành một trong những trụ cột trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Với sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với TDCS xã hội đã giúp trụ cột này thêm vững chắc hơn.

Muôn hình vạn trạng thủ đoạn buôn ma túy

(HBĐT) - Mua bán, vận chuyển ma túy trái phép được thực hiện với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm che đậy hành vi phạm tội. Tuy nhiên, thủ đoạn vận chuyển ma túy trên các phương tiện công cộng, do chính lái xe thực hiện là hành vi ngụy trang đặc biệt nguy hiểm, khó phát hiện, đấu tranh. Nguy hiểm hơn, lái xe là đối tượng nghiện lâu năm, phương thức vận chuyển này đặt tính mạng của hành khách trong thế "ngàn cân treo sợi tóc”.

Hân hoan chào đón năm học mới

(HBĐT) - Sáng 5/9, trên khắp các nẻo đường từ TP Hoà Bình đến trung tâm các huyện cũng như các xã, phường, thị trấn, học sinh các cấp học hân hoan đến trường trong những bộ đồng phục mới cùng cờ, hoa rực rỡ chào đón năm học 2023-2024 và Ngày hội toàn dân đưa trẻ em đến trường.

Thắm đượm tình quân dân

(HBĐT) - Đón chúng tôi trong "ngôi nhà bộ đội”, chị Bùi Thị Huyền, xóm Đôm Thượng, xã Định Cư (Lạc Sơn) phấn khởi chia sẻ: Gia đình tôi thuộc diện khó khăn của xóm. Em trai là liệt sỹ, tôi là người trực tiếp thờ cúng. Tuy nhiên, do kinh tế khó khăn nên lâu nay gia đình sống và thờ cúng em trai trong ngôi nhà xuống cấp. Vậy nên khi được các chú bộ đội hỗ trợ, xây tặng ngôi nhà mới tôi rất hạnh phúc và biết ơn. Chỉ sau hơn 3 tháng xây dựng, ngôi nhà đã hoàn thành. Cuộc sống gia đình tôi như bước sang một trang mới.

Chuyển động Mường Bi: Bài 2 - Đổi mới trong chỉ đạo, điều hành

(HBĐT) - Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhận thức, tư duy, cách làm và diện mạo Mường Bi thay đổi đáng ghi nhận. Các lĩnh vực xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển KT-XH có những chuyển động tích cực. Có thể thấy được sự chuyển mình rõ nét trên hầu hết các lĩnh vực KT-XH, từ vùng thuận lợi đến vùng cao, vùng sâu, xa của huyện Tân Lạc.

Chuyển động Mường Bi: Bài 1 - Điểm sáng nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội

(HBĐT) - Đảng bộ huyện Tân Lạc đã và đang đổi mới tư duy, cách làm, triển khai toàn diện công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo. Đảng bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các nhiệm vụ chính trị và có những sản phẩm cụ thể, mở ra cơ hội phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. Xây dựng Tân Lạc trở thành huyện phát triển trung bình của tỉnh, đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH, phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Về làng Sen, nhớ Bác...

(HBĐT) - "Vô xứ Nghệ, thăm làng Sen quê Bác nhé!” - Theo lời hẹn của cô bạn đồng nghiệp, tôi tìm về xứ Nghệ để thăm làng Sen quê Bác. Nơi đây có lũy tre xanh rì rào, có mái nhà tranh lá mía đơn sơ, hàng râm bụt mơn mởn dẫn lối và hương hoa sen tỏa thơm ngát, hòa quyện trong nắng gió miền Trung. Nơi đây thấm đượm những câu chuyện về Bác nên ai cũng thấy bồi hồi…

Những mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn ở xã Định Cư

(HBĐT) - Thời buổi "tấc đất tấc vàng”, nhà nào cũng muốn lấn ra thêm một chút để cái sân rộng hơn, mảnh vườn được thêm luống rau. Và khi cổng, tường bao đã được xây dựng kiên cố thì việc giải tỏa, mở rộng đường làng ngõ xóm sẽ rất khó khăn.

Mường Hịch ngày mới

(HBĐT) - Xã Mai Hịch (Mai Châu) trước kia gọi là Mường Hịch, bốn bề rừng rậm, đường gập ghềnh sỏi đá, cuộc sống khó khăn. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của người dân, Mường Hịch đã có nhiều khởi sắc. Giờ đây, đường bê tông chạy dọc các xóm, nhà văn hóa khang trang, điện lưới, mạng internet đến từng hộ.

Ký ức không quên của người cựu chiến binh xứ Mường

(HBĐT) - Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9 là dịp đặc biệt ý nghĩa đối với ông Đinh Công Trạch - cựu chiến binh sinh ra tại đất Mường. Hơn 10 năm trong quân ngũ, ông Trạch đã trải qua nhiều chiến dịch, tham gia nhiều trận chiến, góp phần vào công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.

Ấn tượng đường cờ Tổ quốc tại xã Thượng Cốc

(HBĐT) - Những ngày thu tháng Tám, trên khắp các nẻo đường ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) rực rỡ sắc cờ Tổ quốc. Hình ảnh không chỉ biểu thị cho niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước mà còn tạo nên một bức tranh rực rỡ sắc màu.

Người dân Hòa Bình không nguôi nhớ Bác

(HBĐT) - Bác Hồ đã đi xa nhưng hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc vẫn hiện hữu trong trái tim mỗi người dân Hòa Bình. Niềm tưởng nhớ ấy lại càng thêm bồi hồi trong những ngày thu tháng Tám.   

Thăm chiến khu Mường Khói

(HBĐT) - Vùng đất chiến khu Mường Khói, xã Ân Nghĩa - chiến khu cách mạng đầu tiên của đất Mường Hoà Bình còn ghi đậm dấu ấn lịch sử về mùa thu cách mạng. Nơi đây là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng tỉnh Hoà Bình, nơi các lực lư­ợng cách mạng và quần chúng nhân dân huyện Lạc Sơn tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thành công đầu tiên ở tỉnh Hoà Bình.

Mây trắng vẫn bay trên bầu trời Đồng Lộc

(HBĐT) - "Đất đá bị cày đi xới lại, mặt đất bị biến dạng bởi chi chít hố bom, nhưng mạch máu giao thông vẫn được nối dài, ý chí con người vẫn rực sáng giữa "tọa độ lửa” ngã ba Đồng Lộc” - Với chất giọng truyền cảm đặc trưng của người Hà Tĩnh gốc, hướng dẫn viên Đào Anh Tuân khiến người nghe vô cùng xúc động khi kể những câu chuyện đã trở thành huyền thoại, những con người trở thành bất tử nơi ngã ba Đồng Lộc…

Tạo bước đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Bài 2 - Tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh kịp thời ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện; đồng thời cụ thể hoá các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết trong chương trình làm việc toàn khoá, hàng năm, hàng tháng, tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai thực hiện ở cơ sở. 

Tạo bước đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Bài 1 - Nỗ lực cải thiện thực chất môi trường đầu tư kinh doanh

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (MTĐTKD) nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư là 1 trong 4 đột phá chiến lược nhằm phát triển KT-XH của tỉnh. Trong đó đề ra mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 5.000 doanh nghiệp (DN), HTX hoạt động kinh doanh có hiệu quả; khoảng 22.300 hộ cá thể tham gia HTX, tổ hợp tác. Phấn đấu trong 5 năm thu hút các dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng và khoảng 1 tỷ USD vốn FDI. Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện NQĐH, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã chú trọng phát huy tiềm năng, lợi thế, khơi dậy nguồn lực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính

Cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất: Bài 3 - Vào cuộc cứu giun, cứu đất, cứu cây

(HBĐT) - Để cứu giun, cứu cây và tránh các hệ lụy khác, anh Bùi Quang Toản ở thị trấn Cao Phong cùng nhóm chủ vườn cam ở Cao Phong cùng ký vào đơn đề nghị giải quyết nạn kích giun, mong có những biện pháp quyết liệt, khẩn trương của các cấp. Cấp xã, huyện, tỉnh đã phúc đáp và chỉ đạo các biện pháp ngăn chặn.

Cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất: Bài 2 - Khi các lò sấy giun chờ đỏ lửa

(HBĐT) - Mặc dù biết tác hại của việc kích giun đất nhưng vì lợi nhuận cao nên "giun tặc” vẫn phóng điện xuống đất và các lò sấy giun vẫn đỏ lửa để sấy bán cho các đầu nậu ở tỉnh khác.

Cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất: Bài 1 - Bức xúc "giun tặc”

(HBĐT) - Nạn kích giun đất xuất hiện nhiều tại huyện Cao Phong và một số địa phương khác trong tỉnh từ năm 2019. Sau thời gian tạm lắng, năm 2023, khi bắt đầu có những cơn mưa, nạn kích giun đất bùng phát trở lại, gây bức xúc trong Nhân dân và kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Khẩn trương, cấp thiết ngăn chặn nạn kích giun đất là mong mỏi của người dân.