(HBĐT) - Sống ở thành phố bên sông Đà và hưởng lợi từ công trình thế kỷ - thủy điện Hòa Bình, tôi những mong một ngày được ngược dòng sông Đà lên Tây Bắc để tận mắt ngắm cỗ máy bê tông, cốt thép thứ 2 đặt ở bến Tạ Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La - Nhà máy thủy điện Sơn La và rồi tôi đã được thỏa nguyện. Đứng trên mặt đập thủy điện Sơn La, ngắm mặt hồ mênh mông sóng nước, nghĩ về sông Đà với tầm vóc mới, sứ mệnh mới…, tôi cảm nhận rõ hơn sức mạnh từ bàn tay, khối óc của con người.

Nước Nga - vẫn cháy trong tôi một tình yêu

(HBĐT) - Liên bang Xô - viết trước đây hay nước Nga ngày nay có một vị trí đặc biệt trong tình cảm phần lớn người Việt Nam. Với tôi cũng vậy. Bởi tôi đã từng du học ở Liên- xô, nơi mãi ghi dấu ấn kỷ niệm thời trai trẻ. Thật may mắn, vào cuối tháng 8/2016, sau 30 năm, tôi mới có dịp cùng bạn bè trở lại thăm nước Nga để trải nghiệm và chiêm ngưỡng.

Xa-bai-đi - lời chào từ đất nước Triệu Voi

(HBĐT) - Bước lên máy bay của hãng hàng không Lào, bắt gặp ngay hình ảnh nữ tiếp viên Lào trong trang phục dân tộc màu xanh nước biển, chắp tay chào cùng nụ cười rạng rỡ: “Xa-bai-đi”- Xin chào… Lời chào dễ thương, cởi mở cùng bông hoa Chăm pa cài duyên trên mái tóc khiến du khách có cảm giác “gặp gỡ” thêm những ngày xuân, ngày vui trên đất nước Triệu Voi thân thiện, mến khách và yên bình…

Khúc hát Trường Sa

(HBĐT) - Trong những ngày áp Tết bận rộn, hối hả, tôi được trò chuyện, chứng kiến những nghệ sĩ, ca sĩ Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã từng tham gia hải trình đến với Trường Sa thân yêu. Họ miệt mài luyện tập cho chương trình nghệ thuật đặc biệt biểu diễn trong đêm Giao thừa chào xuân 2017. Thời khắc chuẩn bị chuyển giao năm mới thường khiến cho tâm trạng mỗi người trộn rộn khó tả. Năm nay, cảm xúc của chúng tôi lại đặc biệt hơn bao giờ hết bởi trong năm, chúng tôi cùng là những “chiến sĩ” được tham gia hải trình đến với Trường Sa. Những kỷ niệm, khoảnh khắc đặc biệt, trân trọng cứ hiện hữu gần gũi, yêu thương về khúc hát Trường Sa mùa

Những người canh rừng trước giao thừa ở Thượng Tiến

(HBĐT) - Những người âm thầm, lặng lẽ đi giữa đại ngàn từ ngày này qua tháng khác. Họ sống bên rừng, thức với rừng để cho những đồi cây xanh hơn, những con thú được bình yên dù đời sống của họ còn muôn vàn khó khăn. Họ là những người giữ rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Thượng Tiến.

Niềm tự hào trên “dòng sông ánh sáng”

(HBĐT) - “Trị con sông Đà. Chịt nó lại, buộc nó phải vọt tóe ra thành lửa cao thế, thành lò cừ làm ra của cải cho sự sống con người. Điều mơ lớn bao niên, nay đang là hiện thực…” - Nhà văn Nguyễn Tuân đã háo hức mở đầu như vậy trong tùy bút “Sông Đà đỏ” khi ông từ miền xuôi ngược lên thị xã Hòa Bình (nay là TP Hòa Bình) để tận mắt chứng kiến những dấu hiệu đầu tiên của công cuộc trị thủy sông Đà. Đó là vào cuối năm 1976, tức 3 năm trước khi khởi công xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình và 18 năm trước khi “kỳ tích của thế kỷ XX” chính thức ngự trị để biến con sông Đà hung dữ trở thành dòng sông năng lượng mang ánh sáng dồi dào đến với mọi miền của Tổ quốc.

Xuân ở "Thung lũng trường thọ"

(HBĐT) - Chẳng biết có phải do nằm ở độ cao với bốn bề là núi cao dựng đứng, trùng điệp nối tiếp, quanh năm chờn vờn mây phủ mà mùa xuân ở Lũng Vân (Tân Lạc) thường đến sớm. Tiết xuân ở vùng đất này cũng thật lạ. Nó làm người ta muốn đi, muốn đến. Đến để trầm mình trong cái vương vấn rét ngọt cuối đông; đến để thấy nắng xuân bung tỏa trên những nếp nhà. Và còn hơn thế nữa, đến để nhớ da diết những con người thuần hậu, chất phác đang ân hưởng tuổi giời ở nơi vốn được nhiều người coi là “thung lũng trường thọ”...

Tâm huyết bảo tồn, truyền bá chữ Tày cổ

(HBĐT) - Chẳng biết được hình thành tự bao giờ, chữ viết của người Tày cổ cứ thế lưu truyền từ đời này đến đời khác và tồn tại đến ngày nay. ở tỉnh ta, người Tày tập trung đông nhất ở huyện Đà Bắc, chiếm 40,75%. Tại nơi đây, những con người mang trong mình dòng máu của dân tộc Tày với lòng đam mê cùng nhiệt huyết và sự “thai nghén” đang từng ngày duy trì và phát huy giá trị của bộ chữ Tày cổ ấy.

Náo nức vùng cao Lạc Sơn đón Tết

(HBĐT) - Một dịp trở lại nơi vùng cao của huyện Lạc Sơn vào thời điểm giáp Tết, chúng tôi cảm nhận sự ấm áp, nồng hậu của những con người bình dị, chân chất xua tan giá buốt của mùa đông. Về vùng cao lần này, chứng kiến sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo của bà con, chúng tôi biết rằng, năm nay, cái Tết của họ sẽ thực sự là “tết no, tết đủ”.

Tản mạn về hạ tầng và trật tự giao thông ở Hàn Quốc

(HBĐT) - Trải qua hơn 5 thập kỷ, từ một nước nghèo, Hàn Quốc vươn mình trở thành quốc gia kinh tế vượt trội của châu á, nằm trong nhóm cường quốc phát triển hàng đầu thế giới. Thành công đó có đóng góp không nhỏ của hạ tầng giao thông vốn được coi là động lực phát triển kinh tế của đất nước này. Trong chuyến thăm “xứ sở Kim Chi”, đoàn chúng tôi không khỏi thán phục trước những kỳ tích của nước bạn về phát triển hạ tầng giao thông, trong khi cũng với điều kiện tương tự như nước ta, địa hình của nước bạn chiếm tới 70% là đồi, núi.

Xóm Chếch - chông chênh trong hành trình xoá đói, giảm nghèo

(HBĐT) - Xóm Chếch, xã Đông Lai (Tân Lạc) là 1 trong 36 xóm đặc biệt khó khăn của tỉnh. Xóm có hơn 30 nóc nhà này nằm ở vị trí cao nhất xã, đường giao thông trắc trở nên hành trình XĐ-GN của bà con nơi đây vẫn bộn bề  gian khó.

Đảo Đá Tây - “thành phố” của những đảo chìm

(HBĐT) - Những người lính Trường Sa thường gọi Trường Sa Lớn là “thủ đô” của quần đảo Trường Sa và đảo Đá Tây là “thành phố” của những đảo chìm. Thật may mắn vì trong hải trình thăm cán bộ, chiến sĩ tại quần đảo Trường Sa, chúng tôi được cùng đoàn công tác Vùng 4 Hải quân đến cả hai điểm đặc biệt này. Cụm đảo chim Đá Tây với 3 điểm đảo: Đá Tây A, Đá Tây B, Đá Tây C để lại trong chúng tôi nhiều cảm xúc, cảm nhận và trải nghiệm sâu sắc, bất ngờ.

Gặp những người bạn Lào - thắm mãi tình cảm với Việt Nam

(HBĐT) - Lần đầu được đến với đất nước Lào tươi đẹp, thật có biết bao cảm nhận mới, thiêng liêng và đáng trân trọng. Truyền thống lịch sử, văn hóa, thiên nhiên, những nét tương đồng, các di tích lịch sử, danh thắng…đều tạo được dấu ấn đẹp đẽ trong lần đầu gặp gỡ. Nhưng điều đáng nhớ đầu tiên và chắc chắn sẽ lưu mãi trong lòng chính là tình cảm chân thành của người dân các bộ tộc Lào, những người bạn mới. Nét hồn hậu, thân thiện, bình dị đã chiếm lĩnh được tình cảm của mỗi thành viên. Cao hơn, toát lên là sự thủy chung son sắt khi các bạn nhắc đến tình hữu nghị Việt - Lào từng được Bác Hồ, Đảng, Nhà nước và nhân dân 2 nước gây dựng, bồi đắp…

Sững sờ vẻ đẹp động Nam Sơn

(HBĐT) - Tháng giêng năm 2004, một số người dân xã Nam Sơn (Tân Lạc) trong khi đi làm nương ở lưng chừng núi đã phát hiện một cửa hang nhỏ. Chui qua cửa hang, họ vô cùng sửng sốt khi bên trong là động đá tuyệt đẹp. Đến năm 2007, động Nam Sơn (động Tớn) chính thức được công nhận di tích danh thắng quốc gia.

Sớm giải quyết dứt điểm tình trạng gây ô nhiễm của các nhà máy xi măng ở khu công nghiệp Nam Lương Sơn

(HBĐT) - Trong các ngày 26 - 27/10 vừa qua, người dân xóm Ao Kềnh, Quán Trắng, xã Thành Lập (Lương Sơn) tụ tập đông người trước cổng nhà máy xi măng (NMXM) Vĩnh Sơn để phản đối tình trạng ô nhiễm môi trường (ôNMT) do nhà máy gây ra. Đó là lần đầu tiên nhưng đây chưa hẳn là lần duy nhất người dân tổ chức tụ tập đông người để phản đối nếu tình trạng ôNMT do các nhà máy xi măng trong khu vực gây ra vẫn tiếp diễn.

Sông Đà trong dặm dài lịch sử

(HBĐT) - Dòng sông của ánh sáng, của thơ và nhạc... đó là những ngôn từ mà những người nghệ sỹ đương đại thường dùng để đặt tên cho những tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí miêu tả về dòng sông Đà hiền hoà, thơ mộng. Đọc, nghe và ngày ngày soi mình trong bóng nước sông Đà lững lờ nơi hạ lưu đập thủy điện Hoà Bình, tôi cũng ngộ như vậy. Thế nhưng, một ngày, tôi đã hăm hở ngược dòng thời gian để tìm về cội nguồn của con sông Đà huyền thoại trong dặm dài lịch sử.

Tự hào, hạnh phúc hòa mình trong không khí Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh

(HBĐT) - Không khí Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh ngập tràn, rộn ràng khắp đất trời Hòa Bình. Thời tiết như chiều lòng người. Sau chuỗi ngày mua rét đầu đông, trời khô tạnh, nắng chan hòa là điều kiện lý tưởng đã nhân lên không khí hân hoan, hạnh phúc cho chuỗi sự kiện của Lễ Kỷ niệm thành công. Hàng vạn con tim người dân Hòa Bình hòa chung nhịp đập. Từ mỗi công dân của thành phố, đến các cụ già, trẻ nhỏ ở mỗi vùng quê đ?u hân hoan, hạnh phúc chứng kiến chuỗi sự kiện chính trị lớn của quê hương.

Đất Mường - nơi nuôi dưỡng các vị tướng

(HBĐT) - Là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, thế nên, ngay từ thời kỳ đấu tranh dựng nước, giữ nước và cả trong giai đoạn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, xứ Mường Hòa Bình vẫn được xem là vùng đất nuôi dưỡng các vị tướng.

Hồ Hòa Bình – mênh mang, cuốn hút

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á. Hồ có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích gần 160 ha. Với tiềm năng, lợi thế đặc thù, hồ Hòa Bình được tỉnh xác định là trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia (DLQG) hồ Hòa Bình, đặt mục tiêu: Đến năm 2020, khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành khu DLQG. Đến năm 2030, khu DLQG hồ Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh, là 1/12 khu DLQG trọng tâm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

Người Mường ở Kon Tum nặng tình với quê hương

(HBĐT) - Hơn 20 năm sinh sống ở phố núi Kon Tum nhưng người Mường Hòa Bình vẫn luôn lưu giữ riêng cho mình những nếp văn hóa truyền thống của quê hương.

Vì sao việc cải tạo, nâng cấp đường đi xóm Mu - Chiềng (Thung Nai) bị... cấm, cản ?

(HBĐT) - “Chúng tôi chẳng hiểu tại sao khi các đơn vị thi công đổ bê tông cứng hoá trên tuyến đường đi xóm Mu - Chiềng (Thung Nai) thì bị cấm không cho thi công nữa. Đường thì càng ngày càng xuống cấp, trời nắng thì còn đi được chứ khi mưa xuống thì đường thành rãnh. Chẳng biết đến khi nào tuyến đường mới được cải tạo, nâng cấp”, chị Nguyễn Thị Nhân, người dân xóm Mu nhìn về phía con đường lởm chởm đá trước mắt ngán ngẩm.

Xây dựng khu xử lý rác thải TP Hòa Bình - việc không thể chùng chình

(HBĐT) - Thành phố Hoà Bình đang sải những bước đi ngoạn mục, chuẩn bị các điều kiện để trở thành đô thị loại II. Trên con đường thênh thang ấy còn không ít những chướng ngại vật - một trong số chướng ngại đó là vấn đề môi trường. Bởi đã hơn 2 năm qua, TP Hòa Bình không có khu xử lý rác thải. Chi tiền tỷ hàng năm để xử lý rác thải ở cự ly 35 km và luôn nơm nớp ở thế bị động đã đến lúc cần xây dựng được nơi xử lý rác thải cho riêng mình và đó thực sự là điều cấp thiết.

Xung quanh chuyện người dân tập trung đông người trước cổng nhà máy xi măng Vĩnh Sơn:
Vì quá bức xúc trước việc gây ô nhiễm môi trường của nhà máy

(HBĐT) - Vì quá bức xúc trước việc xả thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường (ÔNMT), vào khoảng 8 h ngày 26/10 cho đến sáng ngày 27/10/2016 đã có khoảng trên 200 người dân xóm Quán Trắng, Ao Kềnh, xã Thành Lập (Lương Sơn) tập trung trước cổng nhà máy xi măng Vĩnh Sơn (đóng trên địa bàn xã Thành Lập) để phản đối, yêu cầu nhà máy dừng ngay lập tức việc xả thải khói bụi gây ÔNMT ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân...

Những “vua cam” tỷ phú Cao Phong

(HBĐT) - Cao Phong - vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, con người chịu thương, chịu khó ngày càng xuất hiện nhiều hơn những “vua cam” có thu nhập hàng tỷ đồng sau mỗi vụ khiến nông dân cả nước ước ao.

Trạm dừng nghỉ quốc lộ 6:
Bao giờ hoạt động hết công năng?

(HBĐT) - Một ngày đẹp trời (tháng 2/2009), người dân thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) nô nức kéo nhau đi dự lễ khai trương Trạm dừng nghỉ QL 6. Cờ hoa rực rỡ, lễ cắt băng khánh thành hoành tráng với sự tham gia của Trưởng đại diện cơ quan hợp tác quốc tế (JICA) Nhật Bản, Bộ GTVT, Bộ NN &PTNT và đại diện lãnh đạo UBND tỉnh. Thế nhưng, sau 7 năm đi vào hoạt động, Trạm dừng nghỉ QL6 chưa bao giờ hoạt động hết công năng và đang trên đà hoang phế.