Xóm Bưng, xã Quy Hậu (Tân Lạc) vẫn là xóm có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận lợi.

(HBĐT) - Vừa qua, phóng viên Báo Hoà Bình đã nhận được phản ánh của một số người dân xóm Bưng, xã Quy Hậu (Tân Lạc) về việc học sinh trong xóm không có danh sách được hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ cho con em vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Trong khi đó, học sinh ở địa bàn thuận lợi hơn vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách này. Chúng tôi đã về Tân Lạc để tìm hiểu, làm rõ vấn đề này.

Đồi Thung mong một con đường...

(HBĐT) - Đồi Thung là tên gọi chung cho 2 xóm Thung 1 và Thung 2, xã Quý Hòa (Lạc Sơn). Xóm nằm chon von trên núi, cao hơn 1.000m so với mực nước biển. Đây là nơi sinh sống của gần 200 hộ dân tộc Mường. Giao thông cách trở, trình độ dân trí còn hạn chế nên bao đời nay người dân Đồi Thung vẫn sống trong cảnh nghèo khó. Đây là trong 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh.

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng...

(HBĐT) - Nhịp sống càng hối hả, gánh nặng về cơm, áo, gạo, tiền ngày càng gia tăng khiến con người ngày càng trở nên bon chen, ích kỷ hơn. Thế nhưng, vẫn còn đó những tấm lòng thơm thảo và câu chuyện về quán cơm 2.000 đồng/suất ở thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) là một minh chứng.

Xóm Sổ từng ngày vượt khó

(HBĐT) - Con đường bê tông được xây dựng và hiện đã hoàn thành 3/4 quãng đường đưa chúng tôi chạy thẳng đến xóm Sổ, xã Trung Thành, huyện Đà Bắc (1 trong 36 xóm khó khăn nhất tỉnh ta). Cây cầu treo dân sinh mới toanh bắc qua suối Sổ trong sự vui mừng khôn xiết của người dân. Xa xa trên triền đồi, những đồi keo lai vươn sắc xanh mướt. Đó là bức tranh đầy sức sống thể hiện cho những sự chuyển mình của bà con người Tày ở nơi xa xôi này .

Cảnh báo nguy cơ chết người từ vật liệu nổ tồn sót sau chiến tranh

(HBĐT) - Vụ tai nạn nổ đầu đạn pháo 105mm xảy ra vào trưa ngày 07/12/2015 vừa qua như thêm một lời cảnh báo về những nguy cơ chết người từ vật liệu nổ (VLN) tồn sót sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh.

Bản Dao khởi sắc nhờ chương trình 135

(HBĐT) - Tập tục di canh, di cư từ lâu đã tồn tại trong cách sống của đồng bào dân tộc Dao, thế nên mới có chuyện 10 năm họ chuyển đến dăm vài chỗ. Người Dao ở xóm Đồng Bưởi, xã Trường Sơn (Lương Sơn) sau nhiều lận đận, gập gềnh, cuối cùng họ đã tìm được “bến đỗ” để an cư, lạc nghiệp. Thành quả đó là nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, đặc biệt là hiệu quả thiết thực mà chương trình 135 đem lại.

Những tỷ phủ cam Cao Phong: Ô tô hạng sang, biệt thự đã là chuyện thường ngày

(HBĐT) - Được công nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Cam Cao Phong, cam Cao Phong tiếp tục khẳng định là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả. Sau mỗi vụ cam, những người ra nhập đội quân tỷ phủ ở Cao Phong ngày một nhiều hơn trở thành niềm mơ ước của không chỉ nông dân tỉnh nhà, mà còn của toàn quốc

Phía sau vụ sập lò than ở Lỗ Sơn (Tân Lạc): Rủi ro những chuyến đi làm ăn xa của người dân ở Mường Vang

(HBĐT) - Sức “nóng”, nỗi tang thương của vụ sập hầm khai thác than ở Lỗ Sơn những ngày qua đã tạm lắng. Nhưng ám ảnh về nỗi đau mất mát vẫn đang còn hiện hữu trong cuộc sống nơi vùng quê nghèo Phú Lương (Lạc Sơn). Còn đó, trong giấc ngủ chập chờn mộng mị tiếng con trẻ gọi cha; còn đó vành khăn trắng và nỗi ám ảnh của những người trở về... Dẫu tang thương, chia lìa, nhưng sức “nóng”của những chuyến đi làm ăn xa vẫn luôn ám ảnh người dân chốn quê nghèo.

Xã Đồng Ruộng – gập ghềnh bài toán xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Là xã 135, cách trung tâm huyện hơn 70 km, Đồng Ruộng chịu sự ảnh hưởng lớn từ vị trí địa lý cách trở, địa hình núi đá, dân cư phân bố rải rác, kinh tế chậm phát triển, nhiều tiêu chí như giao thông, y tế, … còn bỏ ngỏ chưa có hướng giải quyết khiến cho chương trình xây dựng NTM nơi đây gặp nhiều trắc trở.

Sức sống mới ở bản nghèo Nước Ruộng

(HBĐT) - Cách đây 6 năm, dù chỉ cách đường tỉnh lộ 12B hơn 5 km nhưng xóm Nước Ruộng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) được coi như chốn thâm sơn, cùng cốc, đời sống của bà con vô cùng khó khăn. Sau 5 năm (2011-2015) triển khai chương trình xây dựng NTM, được sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền, Nước Ruộng đang khoác lên mình tấm áo mới đầy sức sống.

Đặc sắc lễ hội cam Cao Phong

(HBĐT) - Trong 2 ngày diễn ra Lễ hội cam Cam Phong (28 – 29/10), đã có hàng nghìn người náo nức đổ về điểm tổ chức để khám phá và chứng kiến những sắc màu lễ hội. Và hẳn là đến giờ, trong lòng bao người vẫn còn cảm giác lâng lâng cùng dư âm lễ hội.

Niềm vui trở lại Cối Cáo

(HBĐT) - Băng qua con đường gồ ghề, cuộn đầy bụi mù đến với Cối Cáo, xã Tự Do (Lạc Sơn), mảnh đất này trước kia từng có một thời bị cô lập, xa lánh bởi căn bệnh quái ác mà người dân gọi là “hủi lùn”, thực chất là bệnh phong. Tuy nhiên, những ám ảnh về căn bệnh này giờ đây đã chìm vào quá khứ khi y học phát triển, sản xuất được thuốc đặc trị và đem lại một luồng sáng mới cho cuộc sống đầy khó khăn của người dân nơi đây.

Xóm Khoang mong có ánh điện

(HBĐT) - Đã nhiều năm nay, người dân ở xóm Khoang, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) phải sang xã Phú Lương “cõng” điện về làng. Thế nhưng, do đường dây xa, lại có quá nhiều hộ chung nhau nên ánh điện chỉ lập lè như đom đóm. Đặc biệt, ở xóm nghèo này vẫn còn những hộ bao đời nay chỉ leo lét bên ánh đèn dầu...

Vụ sập hầm khai thác than tại Lõ Sơn (Tân Lạc):
Hơn 100 giờ nỗ lực cứu hộ - cứu nạn

(HBĐT) - Đúng 16h ngày 23/11, công tác cứu hộ - cứu nạn (CHCN) các nạn nhân còn mắc kẹt trong vụ sập hầm khai thác than ở Lỗ Sơn (Tân Lạc) kết thúc sau khi thi thể nạn nhân cuối cùng còn mắc kẹt được đưa ra khỏi miệng lò.

Tập trung cho công tác cứu hộ - cứu nạn là nhiệm vụ trên hết

(HBĐT) - Gần 300 người gồm lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu hộ, cứu nạn (CHCN) - Công an tỉnh; Bộ CHQS tỉnh; lực lượng Dân quân các xã Tử Nê, Lỗ Sơn, Gia Mô, Do Nhân; lực lượng cứu hộ hầm lò chuyên nghiệp của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) đã và đang nỗ lực hết mình cho nhiệm vụ CHCN các nạn nhân còn mắc kẹt trong vụ sập hầm khu vực thăm dò mỏ khai thác than của Công ty TNHH Tân Sơn tại xóm Chiềng, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) xảy ra từ ngày 18/11/2015.

Lặng thầm gieo chữ nơi “ốc đảo”

(HBĐT) - Do sự chia cắt của lòng hồ Sông Đà, xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) được người dân nơi đây ví von như một “ốc đảo”. Địa lý cách trở, đời sống của bà con gặp vô vàn khó khăn, đây là 1 trong 36 xóm khó khăn nhất của tỉnh. Ở bản nghèo này, bao năm qua vẫn có những cô giáo giàu nhiệt huyết, yêu trò như con, lặng thầm gieo chữ, bất kể ngày nắng hay mưa...

Kim Bôi - Báo động tình trạng khai thác than “thổ phỉ”

(HBĐT) - Theo ông Vũ Văn Công, Phó trưởng phòng TN-MT huyện Kim Bôi: “Kể từ tháng 3/2015 đến nay, trên địa bàn huyện chỉ còn 4 doanh nghiệp khai thác khoáng sản hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, bao gồm: 3 doanh nghiệp khai thác, sản xuất đá và 1 doanh nghiệp khai thác cao lanh làm vật liệu xây dựng thông thường. Còn lại, nếu trên địa bàn có bất cứ điểm khai thác khoáng sản nào đều là những hoạt động trái phép”.

Ngọc Sơn: Điển hình thay đổi “cách sống” với rừng

(HBĐT) - Là một trong 7 xã có rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn – Ngổ Luông nằm trên địa bàn với hơn 2000ha, Ngọc Sơn trước kia là một điểm nóng về khai thác gỗ trái phép của tỉnh. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm thực hiện dự án “Sự tham gia của các tổ chức địa phương trong quản lý và bảo vệ rừng đặc dụng” kết hợp với công tác tuyên truyền, nơi đây đang chuyển mình rõ rệt trong quản lý và bảo vệ rừng, đặc biệt là từ người dân.

Xóm Máy 2, xã Hòa Bình (TP. Hòa Bình) trăn trở chuyện điện, nước sạch

(HBĐT) - Gần 20 năm qua, 19 hộ dân ở xóm Máy 2, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) khát nước sạch, mặc dù năm 2005, công trình nước sạch thuộc dự án 747 được xây dựng ở xóm và các hộ khác đã được hưởng lợi suốt từ đó đến giờ. Cùng với đó, tuy đã có điện từ lâu nhưng nhiều hộ vẫn phải dùng cột tre đi kéo điện cách xa hằng trăm mét cũng là nỗi trăn trở của người dân nơi đây.

Trăn trở cùng Miền Đồi...

(HBĐT) - Chúng tôi, những người lần đầu tiên được đặt chân đến Miền Đồi (Lạc Sơn) không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp của thiên nhiên nơi miền sơn cước này. Những ai đã từng được chiêm ngưỡng qua phim ảnh hay tận mắt chứng kiến và hòa mình vào xứ sở ruộng bậc thang như Hoàng Su Phì (Hà Giang) hay Mù Căng Chải (Yên Bái) hẳn cũng sẽ thốt lên những mỹ từ dành cho cảnh sắc nơi đây. Được chiêm ngưỡng cảnh sắc và tìm hiểu về đời sống của bà con, với chúng tôi, Miền Đồi như một mảnh đất đầy tiềm năng nhưng chưa thể bứt phá vì còn nhiều “nút thắt”...

Người dân ngăn cản hoạt động của xí nghiệp Trung Dũng, vì sao?

(HBĐT) - Do phản ứng của người dân về quá trình sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn, khói bụi, nổ mìn khai thác đá gây ảnh hưởng đến nhà cửa, cũng như sản xuất, đời sống, từ 5/6/2015 đến nay, xí nghiệp Trung Dũng, doanh nghiệp chuyên khai thác, sản xuất, kinh doanh đá xây dựng tại xóm Cọ, xã Lạc Thịnh (Yên Thuỷ) đã phải tạm ngừng sản xuất.

Cuộc sống mới trên thảo nguyên xanh

(HBĐT) - Bài 2: Đánh thức tiềm năng du lịch Vân Hồ

Trong Quy hoạch khu du lịch quốc gia Mộc Châu, huyện Mộc Châu được xác định đóng vai trò đón luồng khách từ phía Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Trung Quốc) và các luồng khách du lịch quốc tế qua cửa khẩu Lóng Sập (Lào, Thái Lan, Myanmar), huyện Vân Hồ (Sơn La) cũng không kém phần quan trọng, là trung tâm du lịch dịch vụ phía đông, đón các luồng khách từ Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ và khách quốc tế đến Việt Nam qua sân bay Nội Bài. Đặc biệt, với những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc như khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, rừng Pa Cốp, hang mộ Tạng Mè, hồ sông Đà..., Vân Hồ hứa hẹn là khu du lịch khám phá, trải nghiệm hấp dẫn với những nét độc đáo riêng.

Cuộc sống mới trên thảo nguyên xanh

(HBĐT) - Từ thành phố Hòa Bình, vượt qua chặng đường khoảng 120 km, chúng tôi có mặt tại thảo nguyên xanh Mộc Châu. Mọi mệt mỏi trên hành trình tan biến thật nhanh khi mở ra trước mắt chúng tôi những vườn su su trĩu quả, tít tắp đồi chè búp non mơn mởn. Rộn ràng thêm bức tranh trù phú ấy là hàng loạt máy móc nông nghiệp hiện đại như máy cắt cây, máy cày... Được bà con nông dân nơi đây tích cực ứng dụng vào sản xuất. Đi sâu vào lòng thảo nguyên, chúng tôi càng thêm ngỡ ngàng bởi nhiều khách sạn, nhà hàng, nhà riêng mới được xây dựng khang trang; hoạt động kinh doanh, buôn bán, dịch vụ diễn ra sôi động... Mộc Châu đã nỗ lực trở thành một vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Sơn La, một điểm đến đặc biệt hấp dẫn của du khách trên cung đường khám phá Tây Bắc.

Từ cơ duyên với người Nga ở sông Đà

Sau 10 năm, lần đầu đặt chân lên đất nước Nga rộng lớn và tươi đẹp - xứ sở của cây bạch dương, tôi trở lại thăm nhà máy thủy điện Hòa Bình. Từ buổi Thủ tướng Võ Văn Kiệt đọc diễn văn tại lễ khánh thành nhà máy ngày 20/12/1994 đến nay đã qua 21 mùa thu vàng nước Nga. Ngày ấy, với cương vị Giám đốc Nhà máy giấy Hòa Bình (Bộ Công nghiệp nhẹ), tôi cùng ông Đặng Vũ Chư (Bộ trưởng) được dự lễ khánh thành nhà máy. Cơ duyên cho tôi có dịp đến với xứ sở bạch dương phải chăng được bắt nguồn từ việc dấn thân cho công việc được giao nói riêng và cho sự phát triển đất nước nói chung của những người con từ hai dân tộc?

Rủi ro “nghề” hái cau

(HBĐT) - Không phương tiện bảo hộ, chỉ với đôi tay trần, họ leo lên những thân câu cao vút để mong sao kiếm được vài chục, vài trăm nghìn tiền lãi, mặc cho những hiểm nguy luôn rình rập...