Anh Nguyễn Văn Việt chăm sóc nơi thờ tự  Mẹ Việt Nam Anh hùng và những người anh đã  hy sinh vì Tổ quốc.

(HBĐT) - Một trong những gia đình “Cách mạng gương mẫu giai đoạn 2007-2012” của TP. Hòa Bình là anh Nguyễn Văn Việt, số nhà 35, tổ 15, phường Phương Lâm (con út của gia đình), hiện đang thờ cúng mẹ Việt Nam Anh hùng và 3 anh trai là liệt sỹ. Tuy nhiên, Tổ quốc và gia đình vẫn canh cánh một nỗi niềm chưa trọn vẹn với mẹ Việt Nam Anh hùng...

Vàng và nỗi ám ảnh vùng quê nghèo

(HBĐT) - Những tiếng súng chát chúa nổ trong đêm, những tiếng hò hét đuổi đánh nhau của đám thanh niên xăm trổ đầy mình cùng sự phẫn nộ của người dân khi bị những đối tượng ngoài địa bàn cấm đoán, dọa dẫm khi họ dám bén mảng tới vỉa đá nghi là có vàng... đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân xóm Ngành, xã Tiến Sơn (Lương Sơn) thời gian qua. Nhưng đó chưa phải là tất cả...

Hiếp dâm trẻ em - S.O.S

(HBĐT) - Cả 3 phiên tòa xét xử các bị cáo cùng một tội danh “Hiếp dâm trẻ em”. Nhưng lại ngập trong 3 thứ cảm xúc trái ngược: phẫn uất - xót xa - căm tức. Phẫn uất là bởi đứng trước vành móng ngựa là một người cha bất chấp luân thường đạo lý làm chuyện đồi bại với cả đứa con dứt ruột sinh ra; xót xa là bởi chiếc áo tù trở nên quá rộng với một đứa trẻ vừa tròn 14 tuổi đã phạm vào cái “tội của người lớn”; căm tức là bởi đứng trước vành móng ngựa là 4 gã trai làng với màn kịch “anh hùng cứu mỹ nhân” để hại đời cô bé vừa bước qua tuổi 12.

Chuyện làm báo dưới... lòng đất

(HBĐT) - Cảm giác ngột ngạt, váng vất khó chịu vì không gian ẩm ướt, yếm khí dưới một đường hầm tối om và sâu hun hút có lẽ là sự trải nghiệm mà không phải ai cũng có được khi chui vào những đường lò khai thác than đầy bất trắc với những người đang “bán mạng cho than” ở xóm Đồi, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc), xóm Đừng, xã Đồng Môn (Lạc Thủy), xã Cuối Hạ (Kim Bôi), xã Mỹ Thành (Lạc Sơn).

Hành trình về nguồn nơi biển đảo Cô Tô

(HBĐT) - Là hoạt động thường niên được khởi động từ năm 2006, năm nay, “Hành trình về nguồn” có sự tham gia của 20 báo các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Đặc biệt có ý nghĩa khi báo Quảng Ninh chọn địa điểm tổ chức là huyện đảo Cô Tô - nơi duy nhất được Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý cho dựng Tượng đài của mình khi Người về thăm cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo vào ngày 9/1/1961. Năm nay là năm thứ tư Báo Hoà Bình tham gia “Hành trình về nguồn” với 5 thành viên. Tất cả đều lần đầu tiên ra đảo Cô Tô với sự hồ hởi, háo hức chờ đợi những trải nghiệm mới cùng chuyến hành trình khám phá biển đảo quê hương.

Xuất cảnh lao động trái phép sang Trung Quốc:
Vỡ tan giấc mộng đổi đời

(HBĐT) - Đời sống kinh tế khó khăn, không có việc làm ổn định, cả tin theo những lời hứa hẹn, gần 50 người dân huyện Đà Bắc đã lén lút xuất cảnh lao động trái phép sang Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế không như mong đợi: công việc không phù hợp, lương thấp, bị giữ thu nhập, sống nơm nớp trong lo sợ vì có thể bị Công an Trung Quốc bắt giữ bất cứ lúc nào... Vỡ tan giấc mộng đổi đời, họ cuống quýt tìm đường trở về nước với hai bàn tay trắng.

Nỗi lo an toàn cho trẻ trong kỳ nghỉ hè

(HBĐT) - Theo thông lệ, cuối tháng 5 là thời điểm một năm học kết thúc, phần đông trẻ em đều háo hức đón nhận kỳ nghỉ hè để được xả hơi sau những tháng ngày đèn sách với biết bao nhiêu áp lực. Trái ngược với tâm trạng vui mừng của con cái, hầu hết các bậc phụ huynh lại băn khoăn, lo lắng hè về con em mình sẽ chơi gì, học gì và phải quản lý ra sao. Bên cạnh đó, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những hình ảnh hết sức xúc động, đó là những học trò nghèo tranh thủ 3 tháng nghỉ hè phụ giúp bố mẹ để góp phần giảm bớt gánh nặng cho gia đình.

Đà Bắc:
Nỗi đau sau giông, lốc

(HBĐT) - Với người dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) những cơn giông, lốc liên tục xảy ra trong 2 ngày 17 và 18/5 vừa qua có lẽ là những cơn giông, lốc khủng khiếp nhất từ trước đến nay. Nó không chỉ gây thiệt hại về hoa màu, nhà cửa mà con người cũng đã trở thành nạn nhân.

Thăm bến Nhà Rồng

(HBĐT) - Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5, hoa phượng vĩ đỏ rực trên nền trời trong veo, xanh thẳm, thanh bình. Bến cảng Nhà Rồng in bóng nước sông Sài Gòn lung linh trôi lững lờ, đẹp như mơ gợi nỗi nhớ da diết đến nao lòng về vị Cha già kính yêu của dân tộc. Xúc động trào dâng khi hòa cùng dòng người tấp nập đến thăm bến Nhà Rồng - nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh, địa danh lịch sử và thiêng liêng dường như đã in đậm trong tim mỗi người con dân đất Việt.

Nỗi niềm bản Nưa

(HBĐT) - Tháng1/1983, công trình nhà máy thủy điện Hòa Bình bắt đầu tiến hành ngăn sông đợt I, đó cũng là thời điểm người dân bản Nưa, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) rời quê cha đất tổ nhường ruộng đất, vườn tược cho công trình thế kỷ. Đã an cư trên vùng đất mới hơn 30 năm nhưng cuộc sống của người dân bản Nưa còn nhọc nhằn lắm. Cả bản có 67 hộ, 288 nhân khẩu nhưng chỉ có 30 ha đất để trồng ngô, sắn. Vì vậy, ngoài số tiền ít ỏi từ kinh phí Nhà nước hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ hàng năm cùng chút ít thu nhập từ bán măng, luồng, đời sống của người dân ở đây chủ yếu dựa vào đánh bắt thủy sản, nuôi cá lồng trên vùng hồ Hòa Bình.

Vang mãi chiến thắng tuổi 20

(HBĐT) - Ngày ấy, họ đều ở cái tuổi 20. Hừng hực sức trẻ, hừng hực quyết tâm chiến đấu. Dẫu cho phía trước là gian khó với “mưa rừng, cơm vắt, máu trộn bùn non”. Nhưng chẳng có ai lùi bước. Người trước ngã xuống, người sau lại tiếp bước tiến lên... để làm một Điện Biên Phủ (ĐBP) huyền thoại, một ĐBP gây chấn động địa cầu cách đây 59 năm.

Tự hào chiến sĩ Điện Biên

(HBĐT) - 59 năm đã trôi qua kể từ ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954) nhưng với những người lính bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ở thành phố Hòa Bình luôn tràn đầy cảm xúc khi nhớ lại những năm tháng đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất tự hào. Họ khắc ghi trong lòng để thêm yêu, thêm trân trọng những gì đang có và nỗ lực hết mình để tiếp tục đóng góp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Thăm Củ Chi - Đất thép Anh hùng

(HBĐT) - Hòa trong không khí hân hoàn chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi về thăm Củ Chi - đất thép huyền thoại và anh hùng là một trong ba di tích được xếp hạng đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh, là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa sáng tạo của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Nơi “đầu mây, đầu gió” trời quê biên cương

(HBĐT) - Tính ra, đã hơn một lần chúng tôi được đặt chân đến vùng đất biên giới (BG); được ôm cột mốc nơi biên cương vào lòng. Nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy thiếu một thứ gì đó. Phải chăng đó là lễ chào cột mốc của cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng (BĐBP) trên đường tuần tra bỉên giới. Có lẽ là vậy! Thoáng một nét mặt nghiêm trang của người chiến sỹ biên phòng khi đứng trước cột mốc BG, chúng tôi mới hiểu mỗi tấc đất quê hương thiêng liêng đến chừng nào.

Về Mường Chiềng nghe kể chuyện săn máy bay F4H

(HBĐT) - Đã từng ghi nhớ là sẽ về Mường Chiềng (Đà Bắc) khi tháng tư về. ấy vậy mà chút nữa lại quên nếu như ông bạn không nhắc. Mường Chiềng - trung tâm cụm xã vùng cao của huyện Đà Bắc, dẫu đã nhiều lần đến nhưng chẳng lần nào lại có cảm giác nao nao khó tả như lần này. Có lẽ cũng tại suy nghĩ đây là chuyến đi để tìm lại những chiến sỹ dân quân, du kích xã Mường Chiềng năm xưa đã hạ gục một máy bay F4H của Mỹ cách đây vừa tròn 46 năm bằng một loạt đạn súng trường. Giờ chẳng rõ ai còn, ai mất...

"Đội biệt động người nhái" ở thủy điện Hòa Bình

(HBĐT) -Thủy điện Hòa Bình không chỉ nổi tiếng bởi đây là "công trình thế kỷ” - mỗi năm sản sinh 8,1 tỉ KWh điện- mà ở nơi đó còn có những con người hết sức đặc biệt.

Nhà tù Sơn La - Nơi rèn luyện ý chí cách mạng cho các thế hệ

(HBĐT) - Những ngày tháng tư lịch sử, chúng tôi cùng đoàn nhà báo trẻ tỉnh Phú Thọ rời thành phố Hòa Bình để ngược lên miền Tây Bắc thăm mảnh đất lịch sử Sơn La. Dù đã nhiều lần được đến Sơn La nhưng mỗi lần trong chúng tôi đều có một cung bậc tình cảm khác nhau. ấn tượng của chúng tôi không chỉ là những cung đường ngoằn nghèo như sợi chỉ mảnh nằm lưng chừng núi, màu trắng tinh khiết của hoa ban rừng mờ ảo trong sương; những dân tộc chất phác, mộc mạc, hiếu khách trong các bản làng giữa đại ngàn mà ở vùng đất này đang lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử, ghi dấu một thời cha ông đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

Đường về Việt Bắc Bài 4: Điểm khởi đầu của 2 tuyến giao thông huyết mạch

(HBĐT) - Với vị trí địa lý là những tỉnh địa đầu Tổ quốc, do vậy, Cao Bằng và Lạng Sơn cũng là những điểm xuất phát, khởi đầu của những con đường huyết mạch đi suốt chiều dài đất nước.

Đường về Việt Bắc Bài 3: Chuyện ghi ở nơi biên cương đất mẹ

(HBĐT) - Ít nhiều cũng đôi ba lần chúng tôi có dịp được đến vùng biên với cảm giác hoang hoải buồn trên những cánh hoa sim tím biếc. Trong chuyến đi về Đồn biên phòng (BP) Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), trong thâm tâm chúng tôi vẫn nghĩ và nhớ về những chiều biên giới mênh mông buồn. Nhưng thực tế lại không như những gì mà chúng tôi vẫn tưởng tượng trên suốt chặng đường gần 100 km từ thành phố Cao Bằng về Trùng Khánh...

Đường về việt Bắc Bài 2:
Pắc Bó - Nơi suối nguồn cách mạng

(HBĐT) - Trong ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Tày vùng đất Cao Bằng, hai từ “Pắc Bó” được hiểu là cội núi, nguồn sông. Nơi đây được ví như nơi đầu nguồn của những con suối mát lành nuôi dưỡng đất mẹ. Cũng ở chính nơi ngọn nguồn dòng nước mát lành, nơi rừng núi hoang vu rộn ràng tiếng chim, sau bao năm bôn ba xứ người, tháng 2/1941, khi về nước, Bác Hồ đã chọn Pắc Bó để khơi mở một dòng suối cách mạng...

Đường về Việt Bắc

(HBĐT) - Việt Bắc là danh từ chung chỉ 6 tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn. Vùng đất này từng được coi là Thủ đô kháng chiến, là nơi trú đóng, hoạt động cách mạng của Bác Hồ và những chiến sỹ ưu tú trong thời kỳ trước cách mạng tháng 8/1945 và cũng là nơi Chính phủ Việt Minh lựa chọn làm căn cứ kháng chiến trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 - 1954... Có một may mắn là trong những ngày cuối tháng 3, chúng tôi có dịp được về Việt Bắc thăm lại phong cảnh sơn thủy hữu tình nơi ngọn nguồn cách mạng...

“Mùa khát” ở đỉnh Thung

(HBĐT) - Trái ngược hẳn với màu xanh mướt mát của những ruộng lúa xuân ở cánh đồng Thung Củ, cách đó chỉ một con dốc, cả vùng Thung Rếch (Tú Sơn - Kim Bôi) lại hiện ra ngột ngạt, khô rang. Những chân ruộng ngô, mía vốn mỡ màng xanh tốt, giờ chỉ còn trơ lại đất, bạc phếch màu nắng.

Mường Tuổng gian nan bài toán thoát nghèo

(HBĐT) - Vượt gần 80 km đường đèo dốc quanh co, chúng tôi đến được Mường Tuổng, xã cao, xa nhất của huyện Đà Bắc đã hơn 12 giờ trưa. Trong cái nắng hanh vàng, đập vào mắt chỉ là những sườn đồi trơ sỏi đá, thảng hoặc một vài “đốm đỏ” của những cây gạo mùa trổ bông nổi bật giữa một màu nâu đất ngút ngàn. Lý giải cho cảnh tượng ấy, đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã Đinh Công Cứu thở dài: “thiếu nước nên cả năm chỉ trông vào nương rẫy để làm ngô thôi”.

Đánh thức vùng đất nghèo Lạc Sỹ

(HBĐT) - Đường vào Lạc Sỹ (Yên Thủy) hôm nay không còn heo hút nữa. Chỉ mất chừng nửa tiếng đồng hồ, đi trên con đường thảm bê tông nhựa, qua những cánh đồng lúa, ngô, rau đậu, vượt những sườn dốc quanh co trong màu xanh của rừng nguyên liệu là tới trung tâm xã. Chốc chốc lại bắt gặp những chiếc xe tải chở đầy nông sản, nguyên liệu rừng ngược đường. Trẻ em từng tốp tung tăng tới trường. Nông dân miệt mài vun xới. Vùng đất nghèo Lạc Sỹ đang cựa mình thức giấc.

Một ngày ở Tự Do

(HBĐT) - Sau Tết Quý Tỵ, chúng tôi có dịp trở lại Tự Do. Đường lên trung tâm cụm xã của 3 xã vùng cao huyện Lạc Sơn gồm Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do, tuy còn nhiều đoạn cua gấp nhưng đi lại khá thuận tiện vì mặt đường đã được thảm nhựa và cứng hóa bằng bê tông khá phẳng phiu. Từ Ngọc Lâu xuống Tự Do, mặc dù chưa đầy 10 km nhưng với bất cứ ai phải vượt qua chặng đường này cũng là một thử thách lớn, nhất là vào những ngày trời mưa, khiến mặt đường luôn trong tình trạng lầy lội, trơn trượt.