(HBĐT) - Định hướng quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp là đúng đắn. Tuy nhiên, quá trình triển khai phát triển hạ tầng công nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Thực tế các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) được quy hoạch trên địa bàn tỉnh có những khó khăn đặc thù.  Cả tỉnh có 8 KCN được quy hoạch, trong quá trình triển khai đều gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng (GPMB), các thủ tục theo quy định. 

Gỡ nút thắt phát triển hạ tầng công nghiệp: Bài 1 - Hiệu quả thu hút đầu tư phát triển công nghiệp

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu đến năm 2025, diện tích đất các khu, cụm công nghiệp (CCN) chiếm 1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tương đương với 4.600 ha. Để thực hiện mục tiêu này, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 1/11/2021 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, cùng với Đề án số 02 về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Theo đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động các nguồn lực phát triển hạ tầng công nghiệp, thu hút đầu tư, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

Thành phố Hòa Bình vươn tầm đô thị loại II: Bài 1- Diện mạo mới đô thị trung tâm tỉnh

(HBĐT) - Đại hội Đảng bộ thành phố Hòa Bình (TPHB) lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thống nhất mục tiêu phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng thành phố trở thành đô thị loại II trước năm 2025. Sau nửa nhiệm kỳ, diện mạo đô thị trung tâm tỉnh đã có những nét mới, khang trang, sáng đẹp, văn minh hơn.

Nâng cao chỉ số cải cách hành chính - hướng tới sự hài lòng của người dân và tổ chức: Bài 2- Tập trung giải pháp tiếp tục cải thiện chỉ số cải cách hành chính

(HBĐT) - Năm 2022, chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh tuy tăng 2 bậc so với năm 2021, tăng 30 bậc so với năm 2020, nhưng điểm số lại giảm do việc điều chỉnh các nội dung và thang điểm đánh giá của một số tiêu chí, tiêu chí thành phần. Với tinh thần thẳng thắn nhìn vào những tồn tại, hạn chế, Ban chỉ đạo (BCĐ) CCHC tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để duy trì và cải thiện chỉ số CCHC năm 2023 cũng như các năm tiếp theo. 

Nâng cao chỉ số cải cách hành chính - hướng tới sự hài lòng của người dân và tổ chức: Bài 1 - Chỉ số cải cách hành chính xếp ở vị trí cao nhất từ trước đến nay

(HBĐT) - Năm 2022, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC). Với sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác này đã có chuyển biến tích cực. Chỉ số CCHC (Par Index) của tỉnh tăng 2 bậc so với năm 2021. Với tinh thần đánh giá đúng kết quả đạt được, đi sâu những tồn tại, hạn chế, tỉnh đang tập trung các giải pháp duy trì, nâng cao chỉ số CCHC năm 2023 và các năm tiếp theo.  Đó là đánh giá của Ban chỉ đạo (BCĐ) CCHC tỉnh về kết quả chỉ số CCHC năm 2022. Nhìn tổng thể, từ năm 2016 - 2022, chỉ số CCHC của tỉnh luôn tăng về điểm số, trong 7 năm đã tăng 14,18%. Năm qua, tỉnh Hòa Bình được xếp ở vị trí cao nhất từ trước đến nay, đạt 86,30%, tăng 2 bậc so với năm 2021, tăng 30 bậc so với năm 2020.

Người Mường ở tỉnh Hủa Phăn, nước bạn Lào

(HBĐT) - Được Thường trực Tỉnh ủy và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh cho phép, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh ra quyết định thành lập đoàn công tác sang nước bạn Lào. Sáng 14/5/2023, đoàn xuất phát từ TP Hòa Bình theo quốc lộ 6 lên Mộc Châu rồi qua cửa khẩu quốc tế Lóng Sập. Đang mùa hè, nhưng tại Lóng Sập trời se lạnh. Cơn mưa nhỏ kéo đến và gió thì ào ào không ngớt. Từ cửa khẩu Lóng Sập xuôi dốc trên 40 km thì đến thị tứ Sốp Bau. Chúng tôi nghỉ ăn trưa, mua sim điện thoại nước bạn và đổi tiền Việt Nam sang tiền Kip của Lào. Tiếp tục hành trình xuôi dốc, được nửa đường thì bạn cho người đón. Khoảng 14h cùng ngày, chúng tôi về huyện Sầm Nưa, thủ phủ tỉnh Hủa Phăn.

Thu hái “lộc” rừng - đổi thay cuộc sống

(HBĐT) - Nhìn tải măng trước mặt áng chừng đến 30 kg. Mang bán số măng, tính ra chưa đầy 1 tiếng, người nông dân này đã bỏ túi 450.000 đồng. Đây là nguồn thu không nhỏ đối với người miền núi. Không chỉ gia đình anh Pốt mà trên địa bàn tỉnh, nhiều nơi, nhiều gia đình mỗi năm có nguồn thu từ măng lên tới vài chục triệu đồng không còn là hiếm. 

Huyện Yên Thủy giải bài toán phát triển tự phát và đầu ra cho nông sản: Bài 3 - Đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

(HBĐT) - Tháng 2/2023, huyện Yên Thủy phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện. Hội nghị có sự tham gia của 11 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tại hội nghị, những thực trạng, khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được đưa ra trao đổi, thảo luận. Sau hội nghị, nhiều giải pháp thiết thực đã được triển khai, huyện Yên Thủy đang tích cực vào cuộc để đẩy mạnh liên kết sản xuất, tìm hướng tiêu thụ nông sản hiệu quả.

Huyện Yên Thủy giải bài toán phát triển tự phát và đầu ra cho nông sản: Bài 2 - Tái cơ cấu gắn với khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt theo phương châm giữ vững cây trồng truyền thống, đẩy mạnh đưa giống cây trồng mới phù hợp với địa phương, ưu tiên cây trồng có giá trị kinh tế cao để tăng năng suất, sản lượng. Còn đối với lĩnh vực chăn nuôi, huyện tập trung phát huy lợi thế sản xuất một số vật nuôi có khả năng cạnh tranh cao; chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, gia trại. Phấn đấu xây dựng ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng và đạt mức tăng trưởng 7 - 8%/năm.

Huyện Yên Thủy giải bài toán phát triển tự phát và đầu ra cho nông sản: Bài 1 - Phát triển tự phát, phá vỡ quy hoạch

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy không có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch, cũng không có điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ. Đời sống của người dân chủ yếu trông vào nông nghiệp; tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 30% giá trị nền kinh tế. Tuy nhiên, trên mảnh đất "chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn” này, ngành nông nghiệp vẫn loay hoay với nhiều khó khăn. Do phát triển tự phát nên diện tích nhiều loại cây trồng như cây ăn quả có múi, sắn, ngô… đang vượt quá quy hoạch, đầu ra gặp khó. Việc xúc tiến tiêu thụ nông sản chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng, giá trị sản phẩm thấp. Do đó, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tìm đầu ra cho nông sản là việc huyện Yên Thủy đang tích cực triển khai.

Nghe dân nói, làm dân tin

(HBĐT) - "Trường học bộ đội" ở xã Sơn Thủy, "Ngô bộ đội" ở xã Vân Sơn, "Giếng nước bộ đội" ở xã Hang Kia, "Đường bộ đội" ở xã Độc Lập... Những cái tên gần gũi mà sâu lắng, mộc mạc mà cao quý được Nhân dân đặt cho những công trình, việc làm bộ đội giúp đỡ dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cũng chính điều đó đã nói lên tình cảm cũng như ghi nhận của Nhân dân đối với việc làm của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh trong những năm qua.

Xây dựng thương hiệu cho du lịch Mường Vang: Bài 2 - Nỗ lực đón "sóng” đầu tư vào du lịch

(HBĐT) - Thu hút đầu tư được huyện Lạc Sơn xác định là yếu tố then chốt, quan trọng hàng đầu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó, du lịch là một trong các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư bên cạnh các lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, khai thác lợi thế về đất đai, tài nguyên khoáng sản.

Xây dựng thương hiệu cho du lịch Mường Vang: Bài 1 - Sức hút tài nguyên du lịch

(HBĐT) - Với nét văn hoá Mường đặc sắc, địa hình vùng cao với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, khí hậu ôn hoà, huyện Lạc Sơn đang từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế nhằm hiện thực hoá mục tiêu Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngày 26/7/2021 của Huyện ủy về phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại việc làm, thu nhập cho người dân, doanh nghiệp, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước. 

Hành trình "4 sao" - Bài 3: Quà tặng thổ cẩm - Kế thừa tinh hoa nghề dệt truyền thống

(HBĐT) -  Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Thái Mai Châu có từ rất lâu đời. Xưa kia, phụ nữ Thái trồng bông, se sợi và dệt vải để tự may trang phục cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, việc sử dụng quần áo may sẵn trở nên tiện lợi nên nhiều người Thái ở huyện Mai Châu bỏ khung cửi, nghề dệt dần mai một. Mong muốn khôi phục nghề truyền thống, chị Vì Thị Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Chiềng Châu, Phó giám đốc HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu (Mai Châu) đã kế thừa và phát huy tinh hoa của nghề dệt thổ cẩm truyền thống, kết hợp với sự sáng tạo tinh tế để tạo ra những sản phẩm mới, vừa mang nét văn hóa dân tộc, vừa mang tính hiện đại, đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng. Chị Oanh làchủ của 2 sản phẩm OCOP, trong đó, sản phẩm "Túi quà tặng thổ cẩm" đạt tiêu chuẩn 4 sao được thị trường ưa chuộng.

Hành trình 4 sao: Bài 2 - Cam quà tặng cao cấp 3T Farm - hành trình 3 tốt

(HBĐT) - Trên các diễn đàn khởi nghiệp, chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T nông sản Cao Phong có lẽ là cái tên quen thuộc. Không chỉ được biết đến là người trồng cam lâu năm, chị Thủy còn là người đi những con đường chưa ai đi, làm những việc chưa ai làm chỉ với một mong muốn duy nhất: nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong. Chị chính là chủ nhân của sản phẩm OCOP 4 sao "Cam quà tặng cao cấp 3T farm" có tiếng thị trường.

Hành trình "4 sao": Bài 1 - Cao dược liệu Tuyết Nhi - chắt lọc tinh túy của núi rừng

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tính đến nay, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng được 123 sản phẩm OCOP, trong đó có 99 sản phẩm 3 sao và 24 sản phẩm 4 sao. Trong số 24 sản phẩm OCOP 4 sao có những sản phẩm do các doanh nghiệp tạo dựng và cũng có sản phẩm là tâm huyết của những người phụ nữ lần đầu khởi nghiệp. Không có kiến thức sâu về kinh doanh và chưa am hiểu nhiều về thị trường nhưng bằng sự nỗ lực, học hỏi, nhiều chị em đã "đánh thức” đặc sản của địa phương, tài nguyên bản địa để tạo ra những sản phẩm uy tín, chất lượng, được thị trường đón nhận, mở ra cơ hội thoát nghèo cho bản thân và nhiều lao động nông thôn.

Từ xóm “chạy” lũ đến bản làng bình yên

(HBĐT) - Nhìn khung cảnh khang trang, thơ mộng của xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc), ít ai có thể tưởng tượng được 6 năm về trước, bà con bản Dao này thẫn thờ vì nguy cơ có thể trượt sạt hơn 30 nóc nhà xuống lòng hồ Hòa Bình.

Điện Biên Phủ - ngày trở về

(HBĐT) - Năm nào cũng vậy, từ tháng tư, thành phố Điện Biên Phủ rợp sắc cờ hoa. Dòng người ngược lên Tây Bắc cứ nối dài. Trở về Điện Biên! Trở về với những địa danh Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam... về với hoa ban, với điệu xòe nồng say; trở về với những ký ức hào hùng giữa mùa ban nở trắng trời.

Huyện Yên Thủy: Phát triển kinh tế tập thể

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy có tổng diện tích đất tự nhiên gần 29.000 ha. Toàn huyện có hơn 1.200 hộ đã hợp tác, góp vốn, góp sức hình thành 40 tổ hợp tác, 41 hợp tác xã (HTX), góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, có nhiều sản phẩm mang nét đặc trưng như: bưởi Diễn Yên Thủy, hành tăm Phú Lai, khoai sọ Yên Trị, mật ong Lạc Lương, Lạc Sỹ, cao - trà cà gai leo, cao xạ đen, dầu vừng, dầu lạc... Năm 2022, huyện đã thực hiện tư vấn, hỗ trợ thành lập mới được 4 HTX, gồm: HTX nông nghiệp xóm Thung, HTX nông nghiệp và dịch vụ Lợi Phát, HTX thương mại và dịch vụ Thịnh Phát, HTX nông nghiệp Hòa Phát.

Xung quanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở xã Tú Lý
Bài 1 - Người dân bức xúc vì nộp tiền 5 năm chưa được cấp giấy chứng nhận

(HBĐT) - Thời gian qua, hàng chục hộ dân xã Tú Lý, huyện Đà Bắc bức xúc vì đã làm các thủ tục đóng tiền để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp từ năm 2019, đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận (GCN). 

Xung quanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở xã Tú Lý
Bài 2 - Chính quyền huyện Đà Bắc thông tin về việc cấp giấy chứng nhận

(HBĐT) - Mới đây, UBND huyện Đà Bắc đã xác minh đơn của ông Bùi Văn Diên, xóm Tân Lý, xã Tú Lý (Đà Bắc) liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp cho các hộ dân trên địa bàn.

Tự hào hai tiếng Trường Sa

(HBĐT) - Hẳn là với mỗi người con đất Việt khi nói, nghe và đến Trường Sa đều chung cảm giác bồi hồi, xúc động và tự hào. Dù đã được đọc, xem và nghe nhiều về Trường Sa nhưng khi được đặt chân lên các đảo, điểm đảo, chạm tay vào cột mốc chủ quyền trên biển, được dự lễ chào cờ, tưởng niệm các liệt sỹ, tận mắt chứng kiến đời sống, sinh hoạt của quân và dân trên các đảo thì niềm tự hào, xúc động đó nhân lên gấp bội!

Hành trình tháng 4 thăm mảnh đất Quảng Trị anh hùng

(HBĐT) - Trong những ngày cả nước có nhiều hoạt động hướng tới Kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi có dịp thăm tỉnh Quảng Trị anh hùng. Từ vùng đất hoang tàn, đổ nát bởi chiến tranh, mảnh đất của một thời ký ức đau thương đang vươn mình đứng dậy, màu xanh đã trở lại với sức sống mãnh liệt.

Sùng A Chênh - Người đại biểu của nhân dân: Bài 2 - Làm tròn trách nhiệm là người đại diện của cử tri

(HBĐT) - Không chỉ làm tốt chức trách của một người cán bộ, sống có trách nhiệm với nhân dân, anh Sùng A Chênh còn luôn nỗ lực phấn đấu làm tròn trách nhiệm là người đại biểu dân cử, đưa tiếng nói, nguyện vọng của cử tri đến với các cơ quan chức năng...

Sùng A Chênh - Người đại biểu của nhân dân: Bài 1 - "Ngọn đuốc” thắp sáng nơi vùng cao Mai Châu

(HBĐT) - "Nhận thức sâu sắc yêu cầu của thực tiễn và nhiệm vụ của người đại biểu HĐND, tôi sẽ luôn bám sát nhiệm vụ, quyền hạn để làm tròn trách nhiệm là người đại diện của cử tri. Luôn gần gũi, giữ mối liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân; thường xuyên lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân; đề đạt với cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết và đôn đốc, theo dõi, giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri theo trách nhiệm của người đại biểu HĐND...”, lời hứa đó trước cử tri trong cuộc bầu cử đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vẫn đang được đồng chí Sùng A Chênh, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQ huyện Mai Châu nghiêm túc thực hiện...