(HBĐT) - Mường Bi - Tân Lạc là 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh, có bản sắc dân tộc Mường độc đáo còn được lưu giữ nhiều trong sinh hoạt, sản xuất và đời sống, có giá trị văn hoá được công nhận, ghi danh như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi; mo Mường, chiêng Mường được đề nghị công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Nơi đây cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành, có núi cao, rừng nguyên sinh, hồ nước mênh mang, cuốn hút… Huyện Tân Lạc đang xây dựng kế hoạch cụ thể để bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc Mường, khai thác tiềm năng riêng có phát triển các loại hình du lịch. 

Dấu ấn phong trào thanh niên tình nguyện

(HBĐT) - Với tinh thần "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, màu áo xanh tình nguyện của tuổi trẻ không ngại khó, không ngại khổ, xung kích thực hiện những công trình, phần việc thiết thực, ý nghĩa vì cộng đồng đã trở nên gần gũi, gắn bó trong cuộc sống.

Giải bài toán cải thiện sinh kế cho người dân vùng hồ thuỷ điện Hòa Bình: Bài 5 - Phá vỡ cô lập về giao thông, ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất

(HBĐT) - Sau nhiều năm thực hiện các đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án khác, đời sống, sinh kế người dân vùng hồ từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, các mục tiêu chung và chỉ tiêu cụ thể chưa đạt so với mục tiêu của đề án. Hạ tầng vùng hồ thấp kém, nông thôn mới đạt thấp, khoảng 80% dân số sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thu nhập bấp bênh, đời sống người dân thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung…

Giải bài toán cải thiện sinh kế cho người dân vùng hồ thuỷ điện Hòa Bình: Bài 4 - Những điểm sáng vùng hồ

(HBĐT) - Tranh thủ các nguồn lực đầu tư, các địa phương vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình đã bền bỉ, cố gắng từng bước giải quyết những khó khăn, đẩy mạnh phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững, cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống người dân.

Giải bài toán cải thiện sinh kế cho người dân vùng hồ thuỷ điện Hòa Bình: Bài 3 - Biến đổi khí hậu đè nặng cuộc sống người dân

(HBĐT) - Các xã nằm trong vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình hầu hết là địa bàn vùng cao, khó khăn của tỉnh, địa hình cheo leo, chia cắt, độ dốc lớn, mặt bằng và các điều kiện sản xuất, đời sống rất khó khăn. Đến nay, cuộc sống người dân vùng hồ thủy điện Hòa Bình chưa ổn định, luôn đối mặt với thiên tai, mưa lũ, trượt sạt. Biến đổi khí hậu, thiên tai vẫn đe dọa cuộc sống người dân.

Giải bài toán cải thiện sinh kế cho người dân vùng hồ thuỷ điện Hòa Bình: Bài 2 - "Trả nợ” người dân vùng hồ

(HBĐT) - Sau khi thực hiện các chiến dịch "thần tốc” di dân ra khỏi vùng lòng hồ sông Đà, một quãng thời gian dài, người dân lâm vào tình trạng khó khăn như không thể khó khăn hơn. Người dân co cụm trên núi đồi, hình thành các chòm xóm, hầu hết cách biệt và cô lập. Nhà dựng tạm, mặt bằng sản xuất không có. Tất cả làm lại từ đầu.

Giải bài toán cải thiện sinh kế cho người dân vùng hồ thuỷ điện Hòa Bình: Bài 1 - Cuộc sống đảo lộn vì chạy nước sông Đà

(HBĐT) - Công trình thủy điện Hòa Bình (TĐHB) là một kỳ tích được tạo dựng bằng ý chí, quyết tâm, mồ hôi, công sức của cán bộ, Nhân dân cả nước trong hành trình trị thuỷ, chinh phục dòng sông Đà hung dữ, chuyển hóa sức nước vô biên thành dòng điện dồi dào phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Bù đắp những thiệt thòi cho người dân đã hy sinh ruộng vườn, nhà cửa, bãi bồi, mồ mả ông cha, Đảng và Nhà nước đã thực hiện chính sách đầu tư phát triển KT-XH cho vùng hồ sông Đà. Nhiều năm qua, cuộc sống người dân đã được cải thiện, tuy vậy còn nhiều khoảng cách so với mặt bằng chung. Cải thiện sinh kế bền vững cho người dân vùng hồ sông Đà vẫn là vấn đề nan giải. 

Tri ân thầy, cô giáo - những “người đưa đò thầm lặng”

(HBĐT) - Tháng 11, các trường học trong hệ thống GD&ĐT tỉnh có chung bầu không khí hân hoan chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ học sinh bày tỏ niềm kính trọng và tri ân sâu sắc đối với thầy cô – những "người đưa đò thầm lặng” trên "dòng sông" tri thức đã trao cho học sinh hành trang, sức mạnh vào đời.

Cho một nẻo về tươi sáng

(HBĐT) - Ngay khi nhận được thông tin của cán bộ Trại tạm giam, Khà A Cáu không quản ngại đường xa, dậy từ sớm tinh mơ cùng vợ đi xe máy từ xã Hang Kia (Mai Châu) về TP Hòa Bình tham dự buổi tư vấn pháp luật do Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh phối hợp với Hội Luật gia tỉnh tổ chức nhằm trang bị kiến thức pháp luật cần thiết cho người mới chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Hơn cả, trong chương trình, Khà A Cáu còn được cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tư vấn, giới thiệu tìm kiếm cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Bảo vệ môi trường không khí trước nguy cơ ô nhiễm

(HBĐT) - Theo đánh giá của ngành chức năng, chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh cơ bản vẫn tốt. Tuy nhiên, nguy cơ ô nhiễm tiềm ẩn khi quá trình công nghiệp hóa, đô thị hoá phát triển với quy mô dân số đô thị gia tăng. Cùng với đó là tốc độ gia tăng các phương tiện cá nhân ngày càng lớn, hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và làng nghề được đẩy mạnh nhưng thiếu bền vững, chưa có quy hoạch bảo vệ môi trường (BVMT).

Mâu thuẫn trên thế giới ảo, bạo lực ngoài đời thật:
Báo động tình trạng “bạo lực mạng”

(HBĐT) - Theo thượng tá Nguyễn Văn Vận, Phó trưởng Phòng CSHS (Công an tỉnh), để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên, việc tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý con em ngay từ gia đình được xem là một trong những biện pháp quan trọng nhất. 

Nét đẹp nơi miền đất cổ

(HBĐT) - Vùng đất Cao Sơn (trước là xã Cao Răm) huyện Lương Sơn có 4 di tích quốc gia gồm: hang Chổ, hang Núi Sáng, động Mãn Nguyện, hang Khụ Thượng… Nơi đây không chỉ chứa đựng nhiều dấu tích của người xưa mà còn giữ nét văn hóa cộng đồng bao đời nay.

Tôn vinh nghệ nhân xứ Mường: Bài 3: Giữ gìn, phát huy những báu vật của cha ông

(HBĐT) - Xứ Mường Hòa Bình luôn tự hào là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, nơi sở hữu kho tàng di sản văn hoá (DSVH) đồ sộ với những "báu vật” vô giá mà cha ông để lại như mo Mường, chiêng Mường, các lễ hội, loại hình chữ viết, nhạc cụ dân tộc… Đặc biệt đáng quý, nơi đây có những con người yêu tha thiết văn hóa dân tộc, để rồi cùng nhau quyết tâm thực hiện một hành trình vô cùng tâm huyết và ý nghĩa: Gìn giữ, phát huy những "báu vật” của cha ông.

Tôn vinh nghệ nhân xứ Mường: Bài 2: Đưa chữ viết, dân ca phổ biến trong cuộc sống đương đại

(HBĐT) - Nếu tiếng nói, chữ viết là công cụ tư duy, phương tiện giao tiếp để thể hiện, lưu giữ, truyền bá tri thức thì dân ca, dân vũ truyền thống là nét sinh hoạt văn hoá, món ăn tinh thần gắn chặt với đời sống của người dân xứ Mường. Việc truyền dạy chữ viết là cấp thiết nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Với dân ca, dân vũ là để lưu giữ cái hay, cái đẹp, đưa các làn điệu dân ca, dân vũ phổ biến, hoà quyện vào "hơi thở” nhịp sống đương đại.  

Tôn vinh nghệ nhân xứ Mường: Bài 1 - Động lực cho những báu vật nhân văn sống

(HBĐT) - Trải qua bao thăng trầm lịch sử, giá trị di sản văn hoá (DSVH) các dân tộc tỉnh Hòa Bình không bị mất đi mà được bảo tồn, phát huy tạo nên bức tranh đa màu sắc. Công lao trên trước hết thuộc về những nghệ nhân có vai trò nắm giữ, trao truyền. Họ - những "báu vật nhân văn sống" đang thực hiện sứ mệnh lưu truyền tinh hoa văn hoá truyền thống trong dòng chảy văn hóa Việt.

Cuộc thi viết về chủ đề "90 năm nền văn hóa Hòa Bình" năm 2022:
Tiếp thêm sức mạnh cho di sản văn hoá Mo Mường: Bài 3 - Nâng tầm vóc, vị thế của Mo Mường trong cuộc sống hôm nay

(HBĐT) - Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, di sản văn hóa (DSVH) Mo Mường đang phải đối mặt với tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, của quá trình đô thị hóa và làn sóng văn hóa ngoại lai. Để Mo Mường được sống mãi cùng thời gian, cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong tỉnh đã, đang chung tay thực hiện giải pháp trước mắt và dài hạn để ghi danh Mo Mường vào danh sách DSVH phi vật thể thế giới. 

Cuộc thi viết về chủ đề "90 năm nền văn hóa Hòa Bình" năm 2022:
Tiếp thêm sức mạnh cho di sản văn hóa Mo Mường: Bài 2- Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá Mo Mường

(HBĐT) - Đặc sắc và giàu tính nhân văn, Mo Mường là nghi lễ dân gian có tính thiêng, không chỉ dùng khi tiễn biệt người đã khuất về thế giới bên kia mà được sử dụng rộng rãi dịp thanh minh, mát nhà, làm vía…, gắn liền với đời sống tinh thần của người dân xứ Mường. Năm 2016, cùng với nghệ thuật Chiêng Mường, Mo Mường Hoà Bình được công nhận di sản văn hoá (DSVH) phi vật thể cấp quốc gia. Việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của Mo Mường vừa là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, vừa là trách nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng để sớm đưa Mo Mường ghi danh DSVH phi vật thể của thế giới.

Cuộc thi viết về chủ đề "90 năm nền văn hóa Hòa Bình" năm 2022:
Tiếp thêm sức mạnh cho di sản văn hóa Mo Mường: Bài 1- Trăn trở với Mo Mường

(HBĐT) - Nói đến văn hóa của người Mường Hòa Bình không thể không nói đến một di sản văn hóa (DSVH) đặc biệt linh thiêng: Mo Mường. Đây là báu vật có những giá trị vô song và nổi bật hàng đầu trong kho tàng DSVH bốn Mường Bi - Vang - Thàng - Động. Người Mường Hòa Bình càng tự hào khi sở hữu DSVH Mo Mường bao nhiêu, càng trăn trở bấy nhiêu nếu di sản này không được bảo vệ khẩn cấp. Bởi, chỉ khi được bảo vệ khẩn cấp thì DSVH Mo Mường mới được tiếp thêm sức mạnh để phát huy các giá trị đặc sắc, mới có thể trường tồn với thời gian và "sống” vẹn nguyên trong lòng Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Bu Chằm - miền quê trù phú

(HBĐT) - Tháng 10 này, về xóm Bu Chằm, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình), hoa dong riềng nở đỏ chờ ngày thu hoạch. Trên cánh đồng lúa rộn ràng tiếng máy gặt làm xuyên trưa tranh thủ ngày nắng. Những con đường được bê tông kiên cố, rộng rãi. Nhà nối nhà tường bao san sát, những vườn bưởi trĩu quả. Với đôi tay chăm chỉ và ý chí dám nghĩ, dám làm, bà con đã khoác cho mảnh đất này diện mạo mới xinh đẹp, yên bình, trù phú để nơi đây được nhiều người trìu mến, yêu thương khen rằng "đáng sống!”.

Xây dựng chuẩn mực đạo đức – bước chuyển biến mạnh trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Bài 3 - Chuẩn mực đạo đức như tấm gương để cán bộ, đảng viên "tự soi, tự sửa” 

(HBĐT) - Thực hiện việc sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố, tại xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) có những xóm mới được thành lập từ việc sáp nhập 3 xóm cũ, dân đông như một xã nhỏ. Có xóm thì địa hình trải dài, dân cư thưa thớt. Cộng đồng xóm mới chưa hoàn toàn đoàn kết, hòa nhập, nhà văn hóa cũ chật hẹp, người dân phải ngồi họp ở ngoài gốc cây… Chồng chất khó khăn đặt ra trong việc vận hành chính quyền cấp cơ sở. Song, với tinh thần tận tụy, hết lòng vì Nhân dân, thực hiện đúng theo chuẩn mực đạo đức (CMĐĐ), đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) xã Thượng Cốc đã sát dân, gần dân, kiên trì vận động, từng bước tháo gỡ khó khăn, giải quyết các vấn đề từ cơ sở.

Xây dựng chuẩn mực đạo đức – bước chuyển biến mạnh trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Bài 2 - Trách nhiệm nêu gương - "chìa khóa vàng” hướng tới chuẩn mực đạo đức cho cán bộ, đảng viên 

(HBĐT) - Việc thực hiện các nội dung chuẩn mực đạo đức (CMĐĐ) của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) ở Đảng bộ các huyện, thành phố đến nay đã được cụ thể hóa thành việc làm thường xuyên, gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, cá nhân. Đặc biệt, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong thực thi công vụ và phục vụ Nhân dân được thể hiện rõ nét. Từ đó tạo sức lan tỏa rộng rãi đến đội ngũ CB, ĐV ở các chi, đảng bộ cơ sở, cơ quan, đơn vị từ huyện đến cơ sở.

Xây dựng chuẩn mực đạo đức – bước chuyển biến mạnh trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

(HBĐT) - Thực tế những năm gần đây cho thấy, hiện tượng một số cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; không tuân thủ nguyên tắc của Đảng; quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cá nhân chủ nghĩa, cơ hội, thực dụng, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ, vi phạm pháp luật... có dấu hiệu ngày càng tăng. Nhiều trường hợp CB, ĐV giữ chức trách, nhiệm vụ quan trọng trong Đảng, hệ thống chính trị từ T.Ư đến địa phương đã suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật; làm suy yếu sức chiến đấu của tổ chức đảng, hệ thống chính trị; làm giảm lòng tin của Nhân dân với Đảng. Trên địa bàn tỉnh ta, trong 8 tháng đầu năm nay, cấp ủy và UBKT các cấp đã phải thi hành kỷ luật 74 đảng viên; BCH Đảng bộ tỉnh đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật đối với 1 đảng viên bằng hình thức khai trừ. Trước thực tế này, vấn đề xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức (CMĐĐ) được xác định là một trong những giải pháp đột phá, kỳ vọng tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Bài 1 - Lan tỏa rộng khắp

Huyện Lạc Sơn - Khi Đảng nghe dân: Bài 2 - Bài học quý về công tác dân vận

 
(HBĐT) - Từ một huyện nghèo, không nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh, tỷ lệ đô thị hóa thấp, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ kém phát triển. Thế nhưng giờ đây, huyện Lạc Sơn đã trở thành điểm sáng của tỉnh với những bứt phá thành công trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực thu hút đầu tư...

Huyện Lạc Sơn - Khi Đảng nghe dân: Bài 1 - Khi cán bộ trọng dân, gần dân

(HBĐT) - Lắng nghe ý kiến Nhân dân trên tinh thần cầu thị, tiếp thu; đáp ứng nguyện vọng chính đáng của Nhân dân... Nhờ vậy, trong nhiều năm qua, huyện Lạc Sơn đã đã từng bước xây dựng phong cách lãnh đạo"gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến Nhân dân, kịp thời giải quyết những bức xúc từ cơ sở” của đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở... 

Trở lại khu tái định cư suối Nhạp

(HBĐT) - Khu tái định cư (TĐC) Suối Nhạp, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) được xây dựng đầu năm 2018. Đây là khu TĐC khẩn cấp cho 25 hộ dân bị ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ lịch sử cuối năm 2017. Sau 4 năm về nơi ở mới, có thể thấy cuộc sống của người dân đã dần ổn định.