(HBĐT) - Xóm tôi có đủ các thành phần từ công, nông, trí, sĩ đều đoàn kết, thân thiện, chân thành giúp đỡ nhau khi cần. Ngày tôi mới chuyển về sống cũng có phần lạ lẫm bởi cuộc sống chẳng ai để ý đến ai. Đó là suy nghĩ của tôi bởi cuộc sống cứ êm đềm trôi. Rồi nhà chị H. đột nhiên xảy ra chuyện và khi đó tôi biết rằng tình làng, nghĩa xóm ở đâu cũng vậy, là sợi dây gắn kết con người với con người và sợi dây vô hình đó sẽ xuất hiện đúng thời điểm ta cần. Bởi vậy, ở đâu cũng có thứ tình cảm "bán anh em xa, mua láng giềng gần” để ta trân quý.


Trong xóm có hai hoàn cảnh đối nghịch mà tôi phải suy nghĩ và coi đó là tấm gương sáng cần phải học tập và cái gương tương phản cần phải tránh bởi xã hội hiện nay có rất nhiều trường hợp tương tự như vậy.

Gần nhà tôi có một chị chuyên đi thu gom sắt vụn. Chị chịu khó, lam lũ và khắc khổ. Ban ngày, chị đi mua đồng nát, giấy vụn, tối về lại sắp xếp, thu dọn đến 22, 23h mới nghỉ. Thoạt nhìn, tôi nghĩ chị gầy gò thế chắc ốm yếu lắm nhưng không, chị có sức khỏe dẻo dai khó ai sánh bằng. Hàng ngày, với chiếc xe đạp Thống Nhất cũ, chị đi cùng làng, cuối phố, gặp gì cũng mua, xong kẽo kẹt đạp về tập kết ở nhà rồi lại hối hả đạp xe đi. Cứ thế, ngày nào cũng diễn ra như vậy cho đến tối nhọ mặt người chị mới về.

Cơm nước xong, chị lại ngồi sắp xếp, đóng gói thành từng kiện hàng ngay ngắn theo đúng ý rồi mới nghỉ. Nhiều hôm tôi hỏi chị: "Làm thế này thì mỗi ngày chị ngả lưng được mấy tiếng”. Chị chỉ cười và nói "Cuộc sống còn khó khăn nên phải cố em ạ”. Nhưng "khó khăn” của gia đình chị thì ai cũng phải ước ao. Chị có hai cô con gái, cô chị làm bác sĩ bên thành phố đã xây dựng gia đình, còn cô em làm giảng viên một trường đại học. ở nhà hiện nay chỉ có hai vợ chồng già với hai dinh cơ gần nhau, một cái để ở còn một cái sửa sang gọn gàng để chứa hàng. Ai cũng bảo, nhìn chị lam lũ thế mà của cải thì chẳng ai bằng. Giàu con, giàu của. Con cái thành đạt là cha mẹ như có của để dành.

Nghịch cảnh với gia đình chị "đồng nhôm, giấy vụn” lại là gia đình nhà chị H. Trong cùng một xóm. Gia cảnh nhà chị H. cũng không mấy thuận lợi, bởi vậy anh chồng đi xuất khẩu lao động. Làm ăn được một thời gian, anh gửi tiền về cho chị xây được ngôi nhà 3 tầng khang trang trên mảnh đất bố mẹ cho. Vậy là cũng mừng. Chồng đi làm nơi đất khách quê người, vợ ở nhà ngoài những lúc đi làm ở công ty, về nhà, chị vẫn đồng áng chăm chỉ. Con cái hai đứa (1 trai, 1 gái), anh đang học đại học, còn cô em đang học THPT, đứa nào cũng ngoan ngoãn. Nhìn vào cuộc sống gia đình chị H. ai cũng bảo sắp gặt hái được thành quả đến nơi rồi, chồng thì mới trở về đoàn viên sau bao năm "cày, cuốc” nơi xứ lạ.

Cuộc sống nếu cứ như vậy cũng chẳng có gì đáng nói. Nhưng lòng tham không đáy, chị H. không an phận với cuộc sống hiện tại, thấy thiên hạ hối hả làm giàu, phát triển kinh tế vườn, ao, chuồng, gia trại, trang trại, chị cũng nóng lòng muốn thể hiện mình. Chẳng biết làm ăn, buôn bán hay đa cấp, đa keo gì đó mà đùng một cái, cả xóm đổ xô đến nhà vợ chồng chị H. bởi dân xã hội đen thuê đầu gấu kéo đến đòi nợ. Chúng xông vào nhà làm ầm ĩ cả lên, đòi đập phá đồ đạc. Hàng xóm láng giềng rồi chính quyền xóm đến can thiệp chúng mới chịu đi. Cả xóm được phen hú hồn. Sau này mới vỡ lẽ, chả là chị H. muốn làm giàu nhanh chóng đã âm thầm lao vào "canh bạc” làm giàu nên vay nặng lãi mới ra nông nỗi ấy. Nghĩ thương anh chồng, đi làm ăn xa cứ ngỡ vợ ở nhà lo toan đảm đang, đến lúc này mới ngã ngửa ra vợ đã "để của đội nói ra đi” đôi tỷ. Vậy là ngôi nhà 3 tầng mặt đường mới khánh thành trước khi anh chồng về trở thành mây khói. Tình cảnh ấy biết kêu ai. Tính ngược tính xuôi, cuối cùng đánh phải bán nhà để trả nợ. Vợ chồng, con cái dắt díu nhau đi thuê nhà ở. Cuộc sống từ nay lại phải "quay về với cái máng lợn của ông lão đánh cá”. Chỉ tội cho anh chồng, bao năm trời lao động giờ lại trắng tay.

"Giàu xổi” thường đi đôi với mặt trái của xã hội đó là nạn cờ bạc, hụi họ, đa cấp, ma túy..., kéo theo sự khốn khó của bao cảnh đời. Cuộc sống đổi đời đâu chẳng thấy chỉ thấy hậu quả để lại thật lớn như nhà chị H. xóm tôi. âu cũng là cái giá phải trả cho những kẻ ham hố làm giàu bất chính, muốn "giàu xổi”.


Thúy Ngọc

Các tin khác


Khoảnh khắc mùa Xuân

Đi qua mùa Đông lạnh giá, bầu trời bước vào những ngày Xuân ấm áp. Cánh cửa mùa Xuân mở ra vẫy gọi vạn vật đua sắc, khoe hương. Những vết tích của một mùa khắc nghiệt trong năm dần được thay thế bằng màu xanh lộc biếc, bằng rộn rã tiếng chim gọi bầy. Mặt trời chiếu những tia nắng dịu dàng, ấm áp. Cả đất trời như dệt gấm, thêu hoa rực rỡ. Còn khoảnh khắc nào đẹp hơn khoảnh khắc của mùa Xuân, khi mọi vật sinh sôi, sức sống tràn trề, khi cây cỏ đều được bừng thức như nhận ra sứ mệnh của mình.

Xuân ấm

Gió xuân thổi nhẹ trên mấy cành đào phai. Lạ thật, chiều hôm trước trời còn se lạnh, những nụ hoa còn bọc kín bởi lớp vỏ khô cứng, vậy mà hôm nay những nụ hoa đã vụt lớn lên. Gió ấm mang sinh khí từ phía Đông, cùng với đó là những tia nắng mặt trời.

Lối về mùa xuân

Mùa đúng hẹn, thềm rải nắng đón nàng xuân về trong ban mai trong veo, tiết trời ấm áp chan hòa, vạn vật rộn ràng chào đón. Hơn từng ấy đời người, ta đã trải qua không biết bao nhiêu mùa xuân, ấy vậy mà cứ mỗi lần Xuân đến lòng lại bâng khuâng, xao xuyến.

Vì ta tin nhau

Hoài thuộc vào loại xinh gái nhất cơ quan theo như sự bình chọn của gần 30 chị em. Nhưng trớ trêu thay, cô lại phải qua "một lần đò” đầy đau khổ với người chồng vũ phu, bội bạc. Gần 40 tuổi, Hoài bắt đầu lại tất cả bằng chính đôi chân của mình. Không còn nhà lầu, xe hơi, sáng sáng cô đi làm bằng xe máy, mặc những bộ váy giản dị, dùng mỹ phẩm bình thường nhưng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi.

“Rau sạch”

Càng gần đến Tết Nguyên đán, cùng với tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài nên nhu cầu rau, củ, quả ở vùng "rừng xanh, núi đỏ” ngày càng tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục