(HBĐT) - Vậy là ông đã trở lại thành phố thuở hoa niên từng gắn bó. Một chút vui, một chút se se lòng khi đi qua những con phố, những dãy giảng đường, khu ký túc giờ đã đổi thay đến ngỡ ngàng… Những công dân ở đây đều xa lạ đối với ông. Sau khi làm xong thủ tục nhập học, bố con ông dành cả buổi chiều tìm về ngoại ô thành phố. Anh con cười trêu: "Nhà người yêu bố phải không? Sao bấy lâu nay bố chẳng kể cùng ai?”.

Khu vườn nhiều tiếng chim

(HBĐT) - Năm nào, gia đình chú Út ở ngoài thành phố cũng cho 2 đứa trẻ về thăm quê vào dịp hè. Vì thế, tuần này nhà ông Tưn đông vui, ồn ào hơn. Là con cả trong gia đình, ông được ông bà để lại cho mảnh vườn khá rộng dọc dưới chân đồi Châu Sơn, có địa thế đắc địa lắm. Trước đây ở quê, việc bố mẹ viết di chúc cho con cái là điều ít có, nên nghiễm nhiên ông có thể hưởng lợi toàn phần. Chú Út vô tư thôi, chỉ nêu ý kiến: Có nguồn gốc từ nông thôn, mở mắt ra là thấy núi đồi, rừng cây, sông suối, nên muốn bọn trẻ không thấy quá xa lạ với điều đó… Nên cả 2 đứa thích về quê để khám phá cây cỏ, thiên nhiên cũng không nằm ngoài ý tưởng đó. Với ông Tưn, trong một tuần lễ ông cũng dự định cho các cháu vào vườn rừng đặt bẫy chuột, thăm khu nuôi lợn bản địa phía núi và khu vườn chim bên bờ suối. Mùa này sao cò về nhiều thế…

Người giữ lá cờ đỏ thắm

(HBĐT) - Vào những ngày tháng Tám, khắp các phố phường, làng bản đều đỏ thắm sắc cờ. Nhìn hình ảnh đó, bà Lan lại xúc động rơm rớm nước mắt. Hẳn là trong màu cờ đỏ đã thắm bao xương máu cha ông trong ánh sao vàng gắn với biểu tượng Tổ quốc thiêng liêng. Nhưng trong lòng bà còn trào dâng một cảm xúc khác. Đó là hình ảnh lá cờ được đặt trong chiếc tủ gỗ quý mà gia đình bà đã lưu giữ bao năm nay. Suốt đêm qua, bà không tài nào chợp mắt được bởi cái ý nghĩ đã ấm ủ bao năm.

Mùa thu em ơi, sao vàng cờ bay…

(HBĐT) - Vẫn nhớ mãi cảm giác lâng lâng, bay bổng, vui tươi khi được xem một đêm ca nhạc vào một mùa thu Hà Nội cách đây khá lâu. Đêm đó, tiết mục của ca sĩ Hồng Hạnh tự đệm ghi-ta hát bài "Mùa thu tình yêu” của nhạc sĩ Quang Minh nhận được nhiều tràng pháo tay của khán giả.

Thạch Sanh tân truyện:
Cắt điện luân phiên

Mùa hoa ngâu

Thế là ông đã có dịp trở lại cư xá xưa sau nhiều năm ra trường. Mấy chục năm chứ có ít đâu. Ngày ra trường, cầm tấm bằng đại học trong tay với bao niềm khát vọng cho những chân trời mới, ông luôn ước ao được trở lại nơi này. Cuộc đời có muôn lối rẽ, nhưng bước ngoặt của thời chia xa thời sinh viên là một dấu mốc quan trọng. Có thể cả ông và ai đó, khá xa lạ với từ "thành đạt” nhưng với ông, những năm tháng sinh viên là quãng đời hoa mộng đẹp nhất, như một hành trang ăm ắp niềm vui, ấm áp theo suốt cuộc đời. Một thứ tài sản vô giá, như một bảo vật tinh thần đi theo cùng năm tháng, khó định nghĩa đầy đủ được. Dù sau này, cuộc đời nhiều sóng gió, va đập nhưng những điều đẹp đẽ đã như một điểm tựa, nâng đỡ ông vượt qua…

Người vắng mặt ngày hội trường

(HBĐT) - Gần tháng nay, ban liên lạc lớp 10 nhóm họp để chuẩn bị các chương trình tham gia hội khóa, hội lớp. Cũng có mấy cốt cán thôi, nhưng ban có mở rộng để mọi người được tham gia, bàn bạc cho dân chủ. Thầy chủ nhiệm cũng già rồi, tuổi cao sức yếu như ngọn đèn trước gió, năm nay không tổ chức biết thế nào…

Mây trắng ngang đầu…

(HBDDT) - Những ngày tháng 7 này, anh - một cựu chiến binh từng chiến đấu ở chiến trường K lại cùng đồng đội lên tàu xuôi Nam, đến nghĩa trang Đức Cơ (Gia Lai) để quy tập những người con hy sinh bên ngoài Tổ quốc trở về "đất mẹ”. Biết bao ghi chép, thông tin tư liệu về bạn bè, đồng đội, cả người được trở về với cuộc sống đời thường, cả những người bạn đã ngã xuống chưa quy tập được, giờ đang ở đâu đó tại các nghĩa trang vùng biên được anh trân trọng lưu giữ…

“Công viên” tình nghĩa                                    

(HBĐT) - Ngày trước, khi ba tôi còn chạy tàu chở hàng, ông thường cho tôi theo và hay cập bến sông này để bốc dỡ hàng. Những lúc xong việc, khi người lớn còn bận ăn uống bù khú, tôi hay mượn chú Thức bảo vệ chiếc xe đạp Thống Nhất mà đạp vào các xóm chơi. Chiếc xe đạp khung nam rõ cao làm mông tôi cứ nhấp nhổm, đi xiêu vẹo như một con khỉ rạp xiếc. 

Chú bé bán lồng chim

(HBĐT) - Ngày cuối tuần, cho mấy đứa nhỏ về quê ngoại nên ông nằm rốn thêm chút nữa. Ôi trời, mấy hôm nay nắng to, bức bối. Nghe radio nói về khí hậu, thời tiết khắp nơi thay đổi, hồ đập cạn dần mà nản. Ông chợt nhớ những ngày hè tuổi nhỏ. Hồi đó, hè có nắng nóng nhưng không gay gắt như hiện nay. Đêm hè, những luồng gió thổi từ sông, hồ, phía núi, dọc con đường làng, len lỏi qua những hàng tre, làm cho không khí mát rượi, dễ chịu hẳn…

Mùa bắt… “tôm bay”

(HBĐT) - Lại xôn xao những ngày tháng 6… Màu hoa phượng đã nhạt dần trên những vòm cây cuối phố. Và mưa giăng man mác trên những hàng cây sang mùa quả chín vàng cùng những hàng bàng, hàng lộc vừng mùa hoa rơi rụng. Những ngày nóng oi nồng, bức bách, xen lẫn những cơn mưa mát lành. Lòng bỗng thư thái, chợt nghe những câu văn tha thiết trong "Thương nhớ mười hai” của nhà văn Vũ Bằng và lời bài hát "Tháng sáu trời mưa” vang trong không gian...

Từ một bức ảnh

(HBĐT) - Tôi có cuốn sổ mua từ hồi sinh viên vẫn đem theo bên mình. Cuốn sổ có bìa màu da đã cũ, không dày lắm nhưng ghi mãi chưa hết. Nó cứ thế lăn lóc theo tôi từ lúc đi thực tập, thử việc cho đến khi ra trường đi làm. Tôi chỉ có thói quen ghi chứ chẳng xem lại bao giờ.

Cát đen, cát vàng

(HBĐT) - Loay hoay tính đi tính lại, cuối cùng chàng tiều phu quyết định vay vốn để đầu tư mở bãi tập kết buôn bán cát, sỏi phục vụ nhu cầu xây dựng ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.

Những người bạn

(HBĐT) - Dù năm tháng học THPT trôi nhanh đến bất ngờ và vài thành viên nhóm "ngũ quái” năm nào đã cứng cứng tuổi nhưng họ vẫn bên nhau trong những sự kiện quan trọng của đời nhau. 2 nam, 3 nữ. Hồi đó, thấy họ thân nhau, bạn bè cùng trang lứa cứ đồn thổi là đôi nọ, đôi kia yêu nhau. Nhưng không hẳn như vậy. Trong số này, có 2 bạn nữ là Hiên và Hạ thuộc diện thoát ly làm "cô nuôi dạy hổ” - cách gọi của chúng nó về giáo viên mầm non. Còn 2 nam nhi: Thân và Thái làm đủ nghề để nuôi vợ con và giờ con cái cũng đã vào THPT, có đứa chuẩn bị vào đại học. Hai người có tham gia một vài câu lạc bộ xã hội, nghề nghiệp liên quan đến nông thôn, nông dân, thỉnh thoảng tham gia đàn ca sáo nhị của phường bát âm xóm.

Tiếng hát

(HBĐT) - Vậy là chị cũng đã cùng nhóm ca khúc chính trị biểu diễn được 3 đêm ở thị trấn bên sông này. Đúng là nơi có những khán giả lý tưởng. Đêm đầu tiên khi chị hát xong một bài nổi tiếng từ thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước, người xem vỗ tay thật dài, yêu cầu hát lại.

Chiều quê hương

(HBĐT) - Một thoáng chiều quê. Người quê, có lẽ chẳng mấy ai quên được những hình ảnh thân thương, gần gũi ấy... Trở về thăm mẹ buổi cuối tuần, làng quê thật yên bình, cánh cò trắng đang sải dài về triền đồi quen thuộc. Tiếng chim gù ở sườn núi và tiếng cười trẻ thơ vang vọng cả chiều quê. Bất chợt có mùi rơm rạ thoảng qua ký ức tạo thành mùi rất riêng, tôi gọi là mùi nhung nhớ.

Người lính năm xưa

Truyện ngắn của Bùi Việt Phương 

Chiến công lặng lẽ

(HBĐT) - Từ xưa đến nay, phố gầm cầu vẫn được coi là tụ điểm buôn bán ma tuý và dùng hàng trắng. Năm ấy, xóm gầm cầu có hơn 30 nóc nhà đều nể Tư "râu” nhất. Gã là người duy nhất không nghiện ngập, không đánh lộn và rất ít nói, đến cả cái trò ở truồng tắm sông như những gã đàn ông ở đây Tư "râu” cũng khước từ. Hàng ngày, gã sống nhờ vào nghề bơm vá, sửa xe. Ai hỏi thì nói, chẳng gây thù, chuốc oán hay nhìn đểu ai. Nhưng có điều chẳng bao giờ thấy có con nghiện nào dám chôm chỉa đồ đạc của gã.

“Nước đổ lá khoai”

(HBĐT) - Từ một chàng tiều phu hiền lành, chân chất luôn được mọi người quý mến, nhưng sau khi được bổ nhiệm chức quan nho nhỏ ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”, Thạch phò mã bỗng "nảy nòi” ham mê tửu, sắc.

Hai mảnh ghép

(HBĐT) - Nghe dự báo thời tiết 2 ngày cuối tuần miền Bắc có nắng nhẹ, nhiệt độ từ 21 - 270C, tôi đang thiết kế chuyến picnic đến những bản làng ven hồ cho bọn trẻ khám phá, trải nghiệm thì có tiếng điện thoại reo.

Đi qua những cơn mưa

Sau hơn 3 năm cô tôi đi lấy chồng và ra ở riêng, lần đầu tiên bà nội đích thân đến thăm, dù ngay năm đầu tiên sau cưới cô đã sinh em bé. Chỉ có mẹ tôi và tôi được bà cho đi cùng. Cơn mưa đầu mùa khiến mọi người ướt như chuột lột. Gặp ngay chú Kiếm ở đầu ngõ, bà nội tôi sững lại đôi chút nhưng vẫn vuốt nước mưa tiến vào. Mẹ tôi nhìn chú ái ngại và thì thầm điều gì đó vào tai. Chú đỏ bừng mặt, bối rối gật đầu, bước vội vào màn mưa. Tóc, râu được cạo gọn gàng, mặc áo phông màu ghi nhạt rõ là lành. Mấy phút sau mưa tạnh nhanh đến bất ngờ. Trời hửng, cầu vồng rực rỡ phía bờ sông.

Đón bình minh

(HBĐT) - Một ngày nọ, tôi chợt nhận ra giấc ngủ của mình như một cuốn nhật ký đã cũ kỹ và nhàu nát. Là vì, tôi đã ghi vào giấc mơ của mình tất cả những lo lắng, phiền muộn của một ngày qua đi. Ghi rồi xóa, gạch rồi lại viết, cứ thế chất chồng, đan mắc vào nhau để sáng thức dậy đầy mệt nhọc và uể oải.