(HBĐT)-Ngày 11/10, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp của UBND tỉnh thảo luận về các đề án: Phát triển du lịch du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 và đề án phát triển vùng động lực tinh kết của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.

 

 

Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị

           

 

Hội nghị đã thông qua nội dung của các dự án thảo đề án. Trong đó Đề án phát triển du lịch đặt mục tiêu: Đến năm 2020 đón 3,2 triệu lượt khách, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 2.488 tỷ đồng, tạo việc làm cho 14.664 lao động. Đến năm 2030, tổng số lượt khách đạt khoảng 7,2 triệu lượt, tạo việc làm cho gần 47 nghìn lao động. Nguồn vốn huy động giai đoạn 2016 – 2020 trên 4.000 tỷ đồng, 2020 – 2030 là trên 18.000 tỷ đồng. Đề án cũng đề ra các giải pháp về tuyên truyền, xây dựng cơ chế, chính sách, huy động các nguồn lực, thu hút đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch…

 

Dự thảo Đề án phát triển kết cấu hạ tầng đặt mục tiêu là huy động mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu KT-XH, đảm bảo cho phát triển nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới bảo đảm QP-AN. Trong đó ưu tiên đầu tư và mở rộng đường cao tốc Hà Nội- Hòa Bìnhl; một số tuyến đường liên huyện, các quốc lộ, tỉnh lộ đối ngoại, quan trọng nối với các tỉnh: Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa…Ngoài ra xác định phát triển hạ tầng điện, các KCN, xây dựng hạ tầng đô thị TP Hòa Bình, Lương Sơn, Mai Châu…

 

Đối với dự thảo đề án phát triển vùng động lực kinh tế của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030, tiếp tục xác định vùng kinh tế động lực gồm: TP Hòa Bình- Kỳ Sơn- Lương Sơn và 8 xã của huyện Lạc Thủy. Tổng diện tích quy hoạch  90.667 ha với 54 đơn vị hành chính cấp xã. Đề án xác định mục tiêu giải pháp là tập trung xây dựng vùng động lực thành trung tâm công nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng. Xây dựng vùng động lực trở thành đầu mối và cầu nối giữa TP Hà Nội và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với toàn tỉnh và vùng tây Bắc...Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của vùng đạt tối thiểu gấp 1,2 lần trung bình toàn tỉnh, thu NSNN tăng trên 17%/năm. Đến năm 2020, nông nghiệp giảm còn dưới 15%, công nghiệp – dịch vụ đạt trên 85%…

 

Hội nghị tập trung thảo luận và ghi nhận nhiều ý kiến cơ bản thống nhất cho rằng: Các đề án cần xác định rõ các mục tiêu, giải pháp cụ thể, cũng như trách nhiệm triển khai của các sở, ngành địa phương, đặc biệt có cơ chế chính sách khuyến khích các nguồn lực đầu tư khi ngân sách ngày càng khó khăn để bảo đảm tính khả thi cao…

 

Tổng hợp, tiếp thu các ý kiến, phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Đây là các đề án quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh. Cơ quan soạn thảo cần tiếp thu các ý kiến  để điều chỉnh cho phù hợp. Trong đó tính toán xác định rõ thực trạng giải pháp, mục tiêu lộ trình, giải pháp cụ thể, đặt trong điều kiện thực tế địa phương và xu thế phát triển tương lai. Đối với đề án phát triển du lịch, xác định những giải pháp cần triển khai từ nay đến năm 2020, tập trung nguồn lực đầu tư vào vùng lòng hồ Hoà Bình và điểm du lịch Quốc gia Mai Châu. Đối với đề án phát triển hạ tầng đồng bộ và phát triển vùng động lực do nguồn lực có hạn, các cơ quan tham mưu cần xác định rõ lộ trình, mục tiêu và giải pháp phù hợp với các cơ chế chính sách, tạo môi trường kinh doanh cởi mở, khuyến khích thu hút các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng để bảo đảm tính khả thi khi tổ chức thực hiện.

 

 

 

                                                               P.V

Các tin khác


Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục