(HBĐT) - Ngày 26/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Chủ nhiệm Đề tài đã tổ chức Hội thảo lần thứ nhất đề tài nghiên cứu, bổ sung, chỉnh lý và xuất bản cuốn sách "Địa chí tỉnh Hòa Bình”. Tới dự có các đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Văn Hon, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí là thành viên BCĐ, Ban chủ nhiệm đề tài; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành; một số nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử, văn hóa của T.Ư và tỉnh…

 


Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

 

Cuốn "Địa chí tỉnh Hòa Bình” xuất bản năm 2005 là công trình khảo cứu tổng hợp về địa lỳ, lịch sử, KT-VH-XH của tỉnh, liên quan đến hầu hết lĩnh vực, ngành nghề chức năng, sản xuất, tổ chức xã hội. Tuy nhiên đến nay có một số nội dung, thông tin trong cuốn sách cần được bổ sung, chỉnh lý cho phù hợp với sự thay đổi chung. Đề tài khoa học nghiên cứu, bổ sung, chỉnh lý và xuất bản cuốn sách "Địa chí tỉnh Hòa Bình” được BTV Tỉnh ủy chỉ đạo, UBND tỉnh phê duyệt, giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là cơ quan chủ trì đề tài và bắt đầu triển khai từ năm 2016. Sau hơn 1 năm tiến hành, đề tài đã hoàn thành toàn bộ bản thảo lần thứ nhất gồm 7 phần chính, 73 chương với tổng số 2057 trang, khái quát lịch sử tỉnh Hòa Bình từ khởi thủy đến năm 2015.

 Sau khi hoàn thành, Ban chủ nhiệm Đề tài đã gửi xin ý kiến các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo, BTV Tỉnh ủy, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các Huyện, Thành ủy, các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, một số nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử, văn hóa T.Ư và địa phương… Qua đó đã có trên 50 ý kiến tham gia góp ý. Hầu hết các ý kiến đánh giá cuốn "Địa chí tỉnh Hòa Bình” là công trình khoa học lớn của tỉnh, là bộ sách tổng hợp mang tính bách khoa toàn thư của địa phương, được trình bày 1 cách có hệ thống và toàn diện về điều kiện tự nhiên, con người, truyền thống lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh trong suốt quá trình hình thành và phát triển đến nay…

 Tại hội thảo, các đại biểu đã đóng góp ý kiến nhằm tiếp tục hoàn thiện cuốn "Địa chỉ tỉnh Hòa Bình”. Các ý kiến tập trung vào nhóm nội dung: cách thức tiếp cận và hệ thống phương pháp nghiên cứu; tính logic trong cấu trúc các chương của bản thảo, độ tin cậy, tính chính xác, tính cập nhật; kết cấu bố cục cuốn sách; hình thức trình bày, văn phong thể hiện; đề xuất, thống nhất những nội dung cần tiếp tục sửa chữa, bổ sung…

 Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Cuốn "Địa chí tỉnh Hòa Bình” là bộ sách tổng hợp giúp cho cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên và đông đảo tầng lớp nhân dân có cái nhìn tổng quát về quá trình biến đổi của tự nhiên, sự thay đổi về địa danh, địa giới cũng như tiến trình phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh qua các thời kỳ. Đồng thời cuốn sách là tài liệu quan trọng để giáo dục truyền thống cho các thế hệ học sinh. Vì vậy để hoàn thiện cuốn sách "Địa chí tỉnh Hòa Bình” theo đúng kế hoạch, Ban chủ nhiệm Đề tài, Ban biên soạn, các cộng tác viên cần nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các đại biểu dự hội thảo, tiếp tục hoàn chỉnh nội dung bản thảo để hội thảo lần 2. Đồng chí cũng đề nghị các huyện, thành phố, các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục rà soát về số liệu, địa danh, con người để cung cấp cho Ban chủ nhiệm đề tài. Về việc sử dụng từ ngữ trong cuốn sách phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, chính trị và kỹ thuật, tuy nhiên cũng phải khắc họa được những đặc trưng riêng có của tỉnh. Đối với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cần tiếp tục tham mưu, đôn đốc, điều phối toàn bộ hoạt động của đề tài, chủ động tham mưu giúp Thường trực Tỉnh ủy xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đảm bảo cuốn sách "Địa chí tỉnh Hòa Bình” hoàn thành đúng kế hoạch.

 


                                                                       H.Y


Các tin khác


Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục