Cả nhà đang ngồi vào bàn ăn thì có tiếng chuông điện thoại, Quang lên 5 tuổi nhanh nhảu đoán:

 

- Chắc là điện của chị Mai rồi.

Mẹ Quang lại máy cầm ống nghe. Từ đầu dây bên kia, tiếng một bé gái.

- A lô, đây có phải nhà bác Trang không ạ?

 Chị Thoa nhẹ nhàng trả lời cháu bé:

- Đây là nhà cô Thoa, không phải nhà bác  Trang, cháu nhầm máy rồi.

Đầu dây bên kia vẫn tiếng cháu gái dễ thương:

- Cháu xin lỗi cô, chắc cô đang chuẩn bị ăn cơm tối. Chúc cô bữa cơm ngon miệng!

Chị Thoa cười đặt máy đi lại bàn ăn. Quang hỏi mẹ:

- Ai nói chuyện với mẹ thế?

- Người ta nhầm máy.

Chị Thoa vui vẻ kể chuyện, không biết cháu gái con nhà ai mà giọng nói nhỏ nhẹ, dễ thương, biết nhầm máy rồi còn biết xin lỗi, còn chúc cô bữa cơm ngon miệng. Chị Thoa sực nhớ tuần trước, mới sáng ra có tiếng điện thoại, chị cầm máy, người đàn ông nhầm máy chả một lời xin lỗi đặt ống nghe xuống máy nghe tiếng “cộc” khô khan khó chịu mà bực mình.

Bố Quang nhìn vợ và hai chị em Quang rồi nói:

- Trong khi nói điện thoại phải có văn hóa, nếu nhầm máy phải có lời ôn tồn xin lỗi, nay điện thoại di động phát triển, có người cứ nói oang oang như là chỗ không có người rồi cười ha hả, ô kê, xong ngay một cách giao tiếp thiếu lịch sự.

Văn hóa giao tiếp qua điện thoại là một nét đẹp của thời đại văn minh thông tin. Dù ở lứa tuổi nào, cương vị nào cũng cần có phép lịch sự trong văn hóa giao tiếp qua điện thoại.

                                           

 

                                                                               Văn song (T.T.V)

Các tin khác


Đánh tráo mã QR

Sau khi bị buộc thôi việc vì quá nhiều lỗi lầm, trở về vùng rừng sâu núi thẳm, chàng tiều phu suốt ngày lẫm lũi với cung, rìu, búa, nỏ săn bắt chim muông để kiếm kế sinh nhai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục