Bộ trưởng GT-VT Đinh La Thăng và đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường cao tốc Hòa Lạc - TPHB.

Bộ trưởng GT-VT Đinh La Thăng và đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường cao tốc Hòa Lạc - TPHB.

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.ư Hội nghị lần thứ 4 BCH T.ư Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và thực hiện chủ trương Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện các Nghị quyết Hội nghị T.ư 4, Báo Hòa Bình mở chuyên mục “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại”. Mở đầu chuyên mục, xin giới thiệu bài phỏng vấn của P.V Báo với đồng chí Trần Đăng Ninh, ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả và những giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh.

 

P.V: Xin đồng chí cho biết những kết quả chủ yếu trong xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng ở tỉnh ta?

 

Đồng chí Trần Đăng Ninh: Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH của tỉnh có bước phát triển đáng kể, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, phát triển các lĩnh vực VH-XH, giảm nhẹ thiên tai, XĐ-GN, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm QP-AN, giữ ổn định chính trị, TTATXH trên địa bàn.

 

Tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp, khai thác và dành những nguồn lực thích đáng đầu tư tạo sự đổi thay căn bản phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải. Các quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch ngành, lĩnh vực được xây dựng và thực hiện đạt kết quả tốt, làm cơ sở để thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng. Thông qua các nguồn vốn Tư và địa phương được triển khai hiệu quả, cơ sở vật chất TPHB và các thị trấn, thị tứ  ngày càng khang trang. Bộ mặt nông thôn miền núi đổi thay đáng kể. Các công trình đưa vào khai thác sử dụng đều phát huy hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy kinh tế và cải thiện dân sinh. Tỉnh đã khởi công nhiều công trình, dự án quan trọng trên các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, công nghiệp, văn hóa, giáo dục... Trong đó có 4 dự án giao thông quan trọng: đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình, đường 12 B, các tuyến QL 21, QL 12 B. Phong trào làm đường GTNT theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm khẳng định là chủ trương đúng đắn của Đảng, hợp lòng dân đã phát huy hiệu quả, cải thiện điều kiện đi lại và nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi. Về hạ tầng đô thị, một số trung tâm đô thị đang từng bước hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển  đô thị phục vụ nhân dân như: Khu dân cư Bắc Trần Hưng Đạo, khu TT Quỳnh Lâm, Khu liên hiệp TDTT Tây Bắc, Khu thương mại bờ trái TP Hòa Bình; triển khai xây dựng, nâng cấp các dự án đường đô thị tại thị trấn Đà Bắc, đường nội thị thị trấn Lương Sơn, hạ tầng thị trấn Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy...

 

Tỉnh quan tâm đầu tư hệ thống hạ tầng thủy lợi, hằng năm, nguồn ngân sách bố trí khoảng 140 tỷ đồng để đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi (riêng vốn T.ư bình quân từ 25-30 tỷ đồng/năm). Các công trình trọng yếu thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng, triển khai tốt chương trình kiên cố hóa kênh mương. Nhiều công trình được đầu tư bằng nguồn vốn TPCP như sửa chữa hồ Vín, hồ Kho (Chí Đạo), hồ De (ân Nghĩa), hồ Rộc Cọ, hồ Rộc Cầu (Yên Phú) sắp hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần chủ động nguồn nước tưới, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.

 

Toàn tỉnh có 210 xã, phường, thị trấn được cấp điện, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện tăng từ 86,2% (năm 2004) lên 95,4% (năm 2011), vượt mục tiêu Chương trình hành động số 389/CTr/TU của Tỉnh ủy về mục tiêu số hộ được sử dụng điện. Đến nay, 12 đô thị có nhà máy nước sạch với công suất 27.000 m3/ngày đêm, chất lượng đạt yêu cầu nước sinh hoạt. Chương trình nước sạch nông thôn được triển khai từ việc lồng ghép nhiều nguồn vốn cũng phát huy hiệu quả cao, tỷ lệ hộ dùng nước sạch tăng từ 53,8% (năm 2005) lên 75,17% (năm 2011) theo tiêu chí của Bộ NN&PTNT. Hạ tầng CN, thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

 

Hệ thông tin cũng đang được đầu tư mới, hiện đại, đáp ứng yêu cầu thông tin phát triển KT-XH. Hệ thống hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao cũng được chú trọng đầu tư. Cơ sở vật chất trường học, trạm xá ngày khang trang, mạng lưới các cơ sở đào tạo dạy nghề không ngừng được nâng cao năng lực. Tỉnh đã hoàn thành công trình bệnh viện Đa khoa tỉnh. Triển khai đầu tư 11 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, các trung tâm y tế dự phòng và phòng khám đa khoa khu vực.

 

P.V: Kết cấu hạ tầng của tỉnh vẫn còn yếu kém và thiếu đồng bộ, thưa đồng chí?

 

Đồng chí Trần Đăng Ninh: Mặc dù đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, Hòa Bình là một trong những tỉnh còn yếu kém về hạ tầng kỹ thuật, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Có thể thấy, ngoài tuyến đường Hồ Chí Minh và QL 6 mới được nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp IV miền núi, các tuyến QL còn lại và đường tỉnh đều có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp (cấp V), nhiều tuyến đường đang thi công nhưng thiếu vốn phải dừng, giãn tiến độ thực hiện. Các đô thị chưa có hệ thống thoát nước và quy trình xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn bảo đảm yêu cầu theo quy định hiện hành. Hạ tầng kỹ thuật cho ngành thương mại, dịch vụ; hạ tầng VH-XH, thiết chế thể thao; trụ sở làm việc của nhiều đơn vị chưa được đầu tư. Công tác duy tu, bảo dưỡng công trình còn ít được quan tâm. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện KT-XH của tỉnh còn nhiều khó khăn, vốn đầu tư hạ tầng ít so với yêu cầu, chưa phát huy nguồn lực trong nhân dân.

 

P.V: Xin đồng chí cho biết những giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân và phát triển kết cấu hạ tầng ở tỉnh ta?

 

Đồng chí Trần Đăng Ninh: Nguyên nhân tiến độ giải ngân chưa đáp ứng yêu cầu là việc phân bổ, giao vốn một số chương trình có những năm còn muộn; các chế độ, chính sách (tiền lương, giá nguyên vật liệu...) thường xuyên thay đổi dẫn tới phải điểu chỉnh dự án gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công và khả năng cân đối vốn. Công tác đền bù, GPMB một số dự án còn chậm, còn nhiều vướng mắc trong công tác chuẩn bị đầu tư. Các cấp, ngành đã thấy được những nguyên nhân trên và đang triển khai những giải pháp khắc phục chậm giải ngân vốn đầu tư. Đến nay, tình trạng  vốn chờ công trình đã được khắc phục cơ bản. Từ năm 2011, thực hiện NQ 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn TPCP, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, TP triển khai một số công việc sau: Tập trung bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trước 31/12/2011 nhưng chưa bố trí đủ vốn; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án hoàn thành trong năm 2012; hạn chế tối đa việc đầu tư xây dựng dự án mới. Phân bổ kế hoạch vốn phải được thực hiện từ cuối năm trước, giao chỉ tiêu cho từng danh mục cụ thể. Tăng cường cán bộ có đủ năng lực chuyên mô để thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư, bảo đảm về chất lượng, thời gian theo quy định. Thành lập đoàn kiểm tra đầu tư xây dựng, tổ chức giao ban SX hàng quý, giúp giải quyết vướng mắc kiến nghị của chủ đầu tư. Điều chỉnh linh hoạt các nguồn  vốn. Trong năm 2011 đã tiến hành 5  lần điều chỉnh tổng thể và nhiều lần điều chỉnh riêng lẻ cho từng nguồn vốn. Với các giải pháp đồng bộ và quyết liệt trên đã  giúp đẩy nhanh tiến độ giải ngân, sớm đưa công trình vào khai thác phát huy hiệu quả KT-XH.

 

Đối với đặc thù còn nhiều khó khăn của tỉnh, để làm tốt công tác huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau đây:

 

Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng xây dựng và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng. Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN, đề xuất hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về đầu tư. Trước hết phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN, đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; hoàn thành đúng tiến độ để đưa các công trình vào khai thác sử dụng. Xây dựng kế hoạch phân bổ vốn đầu tư dài hạn, tập trung cho các công trình trọng điểm. Quan tâm đến công tác duy tu, bảo dưỡng công trình đã hoàn thành bằng các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn sự nghiệp kinh tế từ ngân sách các cấp. Nâng cao chất lượng xây dựng công trình, tăng cường sự giám sát của cộng đồng trong quá trình triển khai, thực hiện tốt trách nhiệm của nhà thầu thi công, các đơn vị tư vấn giám sát công trình, dự án.

 

Tỉnh đang đề nghị T.ư giúp đỡ để đầu tư xây dựng dứt điểm các tuyến QL, công trình lớn trên địa bàn như đường 12 B, QL 21, QL 12... Tập trung đẩy mạnh kêu gọi đầu tư ODA, NGO để đầu tư phát triển hạ tầng địa phương. Tạo điều kiện để các nhà đầu tư thực hiện các dự án hạ tầng giao thông, đô thị thông qua các hình thức BOT, BTO, BT, PPP... Xã hội hóa các lĩnh vực giao thông, kiên cố hóa kênh mương, các công trình có quy mô nhỏ bằng các hình thức huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

 

P.V: Xin chân trọng cảm ơn đồng chí!

 

 

                                                      Lê Chung (thực hiện)

 

Các tin khác


Chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của Nhân dân

(HBĐT) - Thời gian qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện mạnh mẽ, kiên quyết từ Trung ương đến địa phương với quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ và không chịu sức ép của bất cứ cá nhân nào”. Chính vì vậy, không ít cán bộ từ cấp Trung ương, tỉnh, đến huyện, xã "nhúng chàm” tham nhũng, tiêu cực đã bị đưa ra ánh sáng, bị xử lý nghiêm minh và thống nhất, đồng bộ giữa xử lý kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự.

Kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Thi hành kỷ luật một số tổ chức, đảng viên vi phạm

Trong các ngày 12 và 13/4/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 28.

Quyết liệt ngăn chặn tham nhũng góp phần phát triển kinh tế-xã hội

Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hằng năm cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về mức độ tham nhũng tương đối ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên nhận thức về tham nhũng trong khu vực công. Chỉ số được tổng hợp dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm: Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, rủi ro tư nhân, các công ty tư vấn và các tổ chức khác. Điểm số phản ánh quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh, điểm càng cao có nghĩa sẽ càng minh bạch và ít tham nhũng hơn.

Ban Bí thư kỷ luật khai trừ Đảng Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca cùng 3 cá nhân

Ban Bí thư vừa quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông: Nguyễn Đồng, Trương Minh Hiến, Vũ Hữu Song, Đỗ Hữu Ca.

Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023

(HBĐT) - Nhằm phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò của Nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023.

Huyện Tân Lạc chủ động phòng chống tham nhũng, lãng phí

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc luôn coi trọng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí (TNLP), kịp thời phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH, củng cố lòng tin của nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục