(HBĐT) - Bận rộn với công việc của người Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Cao Phong, thượng tá Hà Văn Thuấn vẫn dành một phần nhỏ trong quỹ thời gian eo hẹp của mình để tìm tòi, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị. Mô hình sa bàn anh đề xuất và triển khai, thực hiện trong diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2016 được các đại biểu tham dự đánh giá cao với kết quả diễn tập phần cơ chế đạt xuất sắc 9,2 điểm. Đặc biệt, trong Hội thi sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ, trang thiết bị huấn luyện cấp tỉnh vừa qua, mô hình sa bàn của anh đã dự đạt giải B.

 

Sau hơn 3 tháng tham gian diễn tập khu vực phòng thủ huyện, mô hình sa bàn của anh vẫn giữ nguyên được “hồn”, “cốt” như ban đầu. Nguyên liệu được chọn lựa là chất liệu composite, một loại nhựa tổ hợp thuận tiện cho việc lắp ráp, vận chuyển và đặc biệt là có độ bền cao. “Nếu trước đây, muốn hoàn thiện một mô hình sa bàn, chúng tôi phải tìm và chọn loại đất mịn, ít bị ảnh hưởng bởi sự giãn nở theo thời tiết và thời gian. Do đó, việc nhào, trộn đất, cát, xi măng rất quan trọng. Điều này rất khó có thể đáp ứng cho nhiệm vụ cơ động trong từng tình huống. Bên cạnh đó, địa điểm diễn tập ở khu vực nào tiến hành lắp ráp mô hình sa bàn tại khu vực đó nên việc huy động nhân lực, vật lực có phần hạn chế. Trong trường hợp có thay đổi phương án tác chiến sẽ phải dựng lại mô hình sa bàn mới. Điều này gây lãng phí rất lớn cho đơn vị. Việc sử dụng chất liệu composite đã giải quyết được tất cả những nhược điểm trên” - thượng tá Hà Văn Thuấn chia sẻ.

 

Quan trọng hơn, khi sử dụng mô hình sa bàn bằng chất liệu composite đã giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho đơn vị. Theo thượng tá Hà Văn Thuấn, việc sử dụng mô hình sa bàn bằng đất truyền thống tiêu tốn chi phí khoảng 30 - 40 triệu đồng. Chi phí này chủ yếu được trả cho nhân công lắp ráp mô hình. Trong khi với chất liệu composite chỉ cần 1 - 2 chiến sỹ lắp ráp, chi phí chỉ 1 triệu đồng. Đặc biệt có thể tái sử dụng nhiều lần với độ bền cao và đáp ứng được mọi sự thay đổi phương án khi cần thiết.

 

Trung úy Bùi Văn Tới, Trợ lý Tham mưu Ban CHQS huyện, người cùng thượng tá Hà Văn Thuấn thực hiện phần lắp ráp mô hình sa bàn trong diễn tập khu vực phòng thủ huyện cho biết: Qua kiểm nghiệm thực tế, tôi thấy mô hình sa bàn bằng chất liệu composite có tính cơ động cao, gọn, nhẹ, thuận lợi trong quá trình thi công và thực hành; dễ thay đổi phương án tác chiến trong mọi tình huống nên bảo đảm tác chiến trên tất cả mọi địa hình.

 

Theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, Ban CHQS huyện sẽ sử dụng sa bàn bằng chất liệu composite để diễn tập chỉ huy. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng, hoàn thiện nghiệp vụ tác chiến phòng thủ khi có chủ trương, kế hoạch từ cơ quan cấp trên. Cùng với việc nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng trí tuệ của cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị, thượng tá Hà Văn Thuấn còn triển khai cải tiến, nâng cấp và vận hành một số hạng mục thiết yếu khác như: hệ thống tưới nước tự động trong tăng gia sản xuất và chăm sóc cây cảnh, điều chỉnh kết cấu dàn bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán từ vật liệu tre sang vật liệu sắt… tiết kiệm chi phí cho đơn vị mỗi năm gần 10 triệu đồng.

 

                                                                                 

                                                                     Minh Tuấn

                                                                  (Đài Cao Phong)

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục