(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của lãnh đạo UBND xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, chúng tôi đến thăm trại ong của ông Phạm Xuân Thưởng (xóm Tân Lập, xã Dân Hòa). Trao đổi với chúng tôi, ông Thưởng cho biết: “Trước khi đến với nghề nuôi ong, tôi đã lăn lộn làm đủ thứ nghề mưu sinh, từ trồng trọt, chăn nuôi cho đến làm công nhân. Mặc dù rất cố gắng nhưng với việc làm ăn manh mún, chăn nuôi nhỏ lẻ nên đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ khuyến nông xã và qua tìm hiểu thực tế, năm 2011, tôi đã nuôi thử nghiệm ong mật. Nuôi ong có nhiều ưu điểm, phù hợp với điều kiện địa phương và cho hiệu quả kinh tế cao, do đó, tôi đã mạnh dạn vay vốn, nuôi 20 đàn ong mật.”

 

Thời điểm bắt đầu nuôi, do chưa có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về kỹ thuật nuôi và chăm sóc ong nên một số đàn ong của ông Thưởng đã bay mất, một số đàn bị chết do mắc bệnh,  gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế. Không nản chí, ông Thưởng đã kiên trì lặn lội nhiều nơi, đến các hộ nuôi ong ở địa phương khác học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tham dự nhiều khóa học chăm sóc ong, đồng thời tham khảo thêm tài liệu, sách, báo. Bên cạnh đó, ông thường xuyên được cán bộ khuyến nông, khuyến lâm hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc ong. Do đó, những khó khăn ban đầu dần được khắc phục. Đàn ong của ông Thưởng sinh trưởng, phát triển đều đặn góp phần cải thiện thu nhập cho gia đình.

Ông Phạm Xuân Thưởng, xóm Tân Lập, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) chăm sóc đàn ong mật.

Nhờ nỗ lực cố gắng, sau 5 năm xây dựng mô hình kinh tế, đến nay, gia đình ông Thưởng đã sở hữu trên 300 đàn ong. Mỗi năm, ông cung cấp cho thị trường hơn 7000 lít mật ong, đáp ứng nhu cầu không chỉ trong địa bàn xã mà còn địa bàn toàn huyện. Do sự phong phú, đa dạng các loài hoa trong rừng, nguồn thức ăn cho ong đều có sẵn trong thiên nhiên nên việc chăm sóc đàn ong giảm được nhiều chi phí. Trừ đi các khoản chi phí, nhân công, thuốc men chăm sóc… với giá mỗi lít mật ong 190.000 đồng, vào vụ thu hoạch, mỗi tháng ông Thưởng thu về 9-10 triệu đồng từ bán mật ong.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi ong, Thưởng cho biết: “Điều quan trọng nhất trong quá trình nuôi ong là chọn ong chúa. Nếu ong chúa khỏe mạnh thì cả đàn ong và những lứa sau sẽ khỏe mạnh, cho lượng mật nhiều. Tiếp theo là nguồn phấn hoa phải là hoa nhãn, hoa táo và từ các loại hoa rừng khác… như vậy sẽ cho chất lượng mật ong tốt. Bên cạnh đó, việc phòng, chống bệnh cho ong cũng được đặt lên hàng đầu. Tuy nghề nuôi ong mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đây cũng là nghề khá vất vả, đòi hỏi sự chăm chỉ, chịu khó. Do đàn ong sống trong một quần thể lớn, bay rất nhiều nơi để kiếm phấn hoa nên khả năng nhiễm và lây lan bệnh rất cao. Khi bệnh phát ra, rất khó kiểm soát sự lây lan giữa các cá thể ong với nhau. Bệnh dịch có thể tiêu diệt một, thậm chí là nhiều đàn ong một cách nhanh chóng. Do đó, việc phòng bệnh cho ong là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, người nuôi ong phải biết cách chăm sóc, tỉ mỉ thì mới có những đàn ong tốt, cho năng suất và sản lượng mật lớn.”

 

                                                                                 Hoàng Anh

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục