(HBĐT) - Diệp Xuân Linh là sinh viên năm cuối của trường Đại học Lâm nghiệp, khoa công nghệ sinh học. Tháng 8/2014, anh vinh dự là 1 trong 20 sinh viên tiêu biểu của trường được đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Israel, quốc gia hàng đầu về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

 

Tại nước bạn, anh cùng các bạn có dịp học hỏi, tiếp cận với nền khoa học tiên tiến và trao đổi với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp. Trở về quê hương, áp dụng những kiến thức đã học được, Linh mạnh dạn phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp và ngay trong năm đầu tiên đã đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. 

 

Trang trại chăn nuôi tổng hợp của anh Diệp Xuân Linh ở tổ 3, phường Thái Bình (TP Hoà Bình) cho hiệu quả kinh tế cao.

 

Chúng tôi đến thăm trang trại của chàng trai trẻ Diệp Xuân Linh ở tổ 3, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) trong dịp anh và các thành viên trong gia đình tất bật chuẩn bị hàng cung ứng cho thị trường Tết Nguyên Đán. Trao đổi với chúng tôi, Linh chia sẻ về những khó khăn khi quyết định phát triển trang trại: “Sau chuyến học tập kinh nghiệm tại nước ngoài, bản thân tôi mong muốn được áp dụng những gì tốt nhất để xây dựng trang trại tổng hợp, làm giàu trên mảnh đất quê mình. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, tôi gặp nhiều khó khăn khi còn là sinh viên chưa tốt nghiệp đại học. Ngoài ra, kinh nghiệm phát triển trang trại chưa có, thị trường tiêu thụ cũng không và quan trọng nhất là không có vốn đầu tư. Tháng 8/2015, tôi bắt tay vào xây dựng và phát triển mô hình trang trại tổng hợp chăn nuôi gà thương phẩm và lợn giống”.

 

Linh cho biết thêm, thức ăn chăn nuôi là yếu tố quyết định đến việc sản phẩm có chất lượng hay không. Tận dụng kiến thức đã được học trên ghế nhà trường và trong những buổi thực hành tại nuớc bạn, Linh đã áp dụng bằng cách tự sản xuất thức ăn chăn nuôi để tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thức ăn chăn nuôi của gia đình anh được chế biến từ nguyên liệu sẵn có với thành phần yếu từ ngô, thóc… trộn với men vi sinh probiotis nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng. Vật nuôi tiêu hoá tốt và không cần phải sử dụng các loại kháng sinh.

 

Không những nâng cao chất lượng sản phẩm, Linh còn chú trọng đến đảm bảo vệ sinh môi trường bởi trang trại của gia đình anh nằm ở khu vực đông dân cư. Để tránh ảnh huởng đến người dân sinh sống xung quanh, Linh đã học cách xây dựng chuồng trại của các nước tiên tiến với diện tích mỗi chuồng rộng 100 m2 với số lượng tối đa 200 con gà / chuồng. Ngoài ra, chuồng trại được sử dụng hệ thống đệm lót sinh học nhằm giảm mùi hôi thối, tự phân huỷ phân của vật nuôi và không cần vệ sinh chuồng trại trong 6 tháng. Bên cạnh đó, Linh sử dụng các thiết bị phun sương, quạt gió nhằm làm mát, giữ ẩm chuồng trại để vật nuôi được sống trong môi trường không có bệnh tật, tạo điều kiện cho vật nuôi lớn nhanh và khoẻ mạnh. Chính vì vậy, sản phẩm gia đình anh được các tư thương đến từ Hà Nội, Hải Phòng và Bắc Ninh ưa chuộng.

 

Đến nay, trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình Diệp Xuân Linh đã được mở rộng lên 2.000 m2, trong đó, diện tích chuồng trại chiếm 800 m2. Năm 2016, gia đình tiêu thụ 6.000 con gà thương phẩm, trung bình mỗi con 2 kg. Với mức giá thu mua 100.000 đồng /kg, gia đình anh thu về 1, 2 tỷ đồng. Bên cạnh đự, do diện tích đất vườn hẹp, không đủ điều kiện chăn thả vật nuôi, Linh lựa chọn phát triển mô hình cung cấp lợn giống. Năm vừa qua, gia đình anh xuất trên 200 con lợn giống, trung bình mỗi con có giá ở mức 1, 5 triệu đồng, qua đó thu về thêm khoảng 300 triệu đồng.

 

 

                                                              Đức Anh

 

Các tin khác


Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Phó Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, xã Tân Thành (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong đó, Phó Bí thư chi đoàn xóm Chiêng Lường Văn Hân là tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục