(HBĐT) - Với phẩm chất của người lính "Bộ đội Cụ Hồ” không ngại gian khó, ông Bùi Xuân Đợi, xóm Muôn, xã Kim Sơn (Kim Bôi) là thương binh hạng 4/4 đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu trên đất đồng quê hương. ông còn là tấm gương sáng trong việc tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để bà con trong xóm nghiêm chỉnh chấp hành.


Thương binh Bùi Xuân Đợi (bên trái), xóm Muôn, xã Kim Sơn (Kim Bôi) hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây cam cho đồng đội.

 Năm 1973, chàng trai trẻ Bùi Xuân Đợi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc hăng hái lên đường nhập ngũ, tham gia các chiến trường Lào, Campuchia và chiến trường miền Nam. Đến năm 1976, anh xuất ngũ, trên mình mang nhiều vết thương của chiến tranh. Thương tật không cản ý chí của người lính. Chàng trai trẻ đăng ký đi học trường trung cấp quản lý kinh tế. Năm 1979, anh ra trường về công tác tại địa phương.

Cuộc sống của gia đình thương binh Bùi Xuân Đợi gặp nhiều khó khăn, vất vả, song với ý chí, nghị lực của người lính, ông Đợi đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư xây chuồng nuôi trâu, đào ao thả cá… ông chia sẻ: Tôi luôn khắc ghi lời Bác Hồ "Thương binh tàn nhưng không phế”. Là người lính, bản thân tôi luôn tự nhủ, thời chiến sẵn sàng cầm súng đánh giặc, thời bình phải nỗ lực chiến đấu trên mặt trận đói, nghèo. Chính vì vậy, tôi trăn trở phải làm sao vươn lên làm chủ tấc đất, tìm xem nuôi con gì, trồng cây gì cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của quê hương. Chỉ có như vậy mới làm gương cho con, cho cháu và cho đồng đội cùng học tập kinh nghiệm để xóa đói, giảm nghèo, làm giàu cho gia đình và quê hương.

Sau thời gian nghiên cứu và đi học tập kỹ thuật trồng cam tại gia đình các đồng đội ở Cao Phong nhận thấy cam phù hợp với đất đồi Kim Sơn ông đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư trồng. Hiện tại, thương binh Bùi Xuân Đợi làm chủ 7.000 m2 ao cá, 2,5 ha cam và 9 con trâu, trừ chi phí đầu tư, mỗi năm gia đình thu nhập khoảng 500 triệu đồng/ năm. Mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình tạo việc làm cho khoảng 200 lao động thời vụ. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Đợi còn thường xuyên truyền đạt kỹ thuật chăm sóc cây cam cho hội viên Hội CCB xã Kim Sơn cũng như người dân trong xã.

Để đạt được thành quả như ngày hôm nay, ông Đợi phải trải qua bao gian nan, thử thách, nhất là khi mới bắt tay vào gây dựng trang trại do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm. Có những lúc muốn bỏ cuộc khi cây bị sâu bệnh rụng hết quả, cá không bán được. Nhận được sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, gia đình, ông đã gượng dậy quyết tâm làm lại từ đầu.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Đợi còn là tấm gương sáng trong việc tuyên truyền và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đồng chí Bùi Xuân Bồng, Chủ tịch Hội CCB xã Kim Sơn cho biết: Bên cạnh làm kinh tế giỏi ông Đợi còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của Hội CCB, Hội Nông dân, Hội NCT... Ngoài ra, ông còn vận động các thành viên trong gia đình và bà con xóm Muôn nghiêm túc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các phong trào do địa phương phát động. ông Đợi cùng những người có uy tín trong xóm tích cực vận động người dân chuyển đổi sang trồng cây có múi, hiến đất làm đường xây dựng NTM, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa… Năm nào gia đình ông Đợi cũng đạt danh hiệu gia đình văn hóa tiêu biểu, 5 người con của ông đều thành đạt.

Với những phẩm chất đáng quý, thương binh Bùi Xuân Đợi nhận được nhiều giấy khen của Hội CCB huyện Kim Bôi. Năm 2016, ông vinh dự được UBND huyện Kim Bôi tặng giấy khen hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi.

 

                                                                                                       Thu Thủy

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục