(HBĐT) - "Tôi luôn tâm niệm trong tim mình, đã là lính Cụ Hồ thì thời chiến cũng như thời bình thấy ai khó khăn, thiếu thốn hơn mình đều cần giang rộng vòng tay giúp đỡ”. Đó là những lời tâm sự của ông Mai Xuân Sinh, 74 tuổi, trú tại xóm Lâm Sơn, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) khi nói về động lực thôi thúc ông làm từ thiện trong nhiều năm qua.


Ông Mai Xuân Sinh quê gốc ở xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ngày 23/3/1965, ông lên đường nhập ngũ tại đoàn C5D8 Thừa Thiên Huế. Tham gia vào cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968 lịch sử, ông được đồng đội cứu sống khi bị vùi lấp giữa làn khói bom đạn. Cũng từ đó, di chứng chiến tranh theo ông đến tận bây giờ. ông Sinh hiện là thương binh hạng 3/4, đồng thời là nạn nhân chất độc hóa học, mỗi khi trái nắng, trở trời lại đau nhức cơ thể.


CCB Mai Xuân Sinh, xã Lâm Sơn, (Lương Sơn) luôn dành thời gian chăm sóc vườn keo rộng 2 ha của gia đình.

 

Năm 1986, sau khi được phục viên, ông cùng gia đình lên vùng đất Lương Sơn khai hoang, lập nghiệp. Với hai bàn tay trắng, ông từng bước xây dựng cơ ngơi cho mình với những đồi chè, ngô, khoai. Cuộc sống đôi lúc khó khăn nhưng vì gia đình, ông đã vượt qua tất cả. Hiện nay, vợ chồng ông có hơn 1 ha sấu và 2 ha cây keo sắp cho thu hoạch.

ông Mai Xuân Sinh chia sẻ: Bản chất người lính Cụ Hồ là hăng hái tham gia chiến đấu, trở về với đời thường thì tích cực lao động sản xuất, góp ích cho xã hội. Tôi còn may mắn hơn những đồng đội khác là được sống, vì thế mình phải sống sao cho thật có ích.

Đối với ông, con là quan trọng nhất. ông luôn tạo điều kiện cho các con ăn học thành tài. Vợ chồng ông có 3 người con đều đã thành đạt, trong đó 2 con trai đi du học trở về và có công ty riêng. Đối với ông Sinh, các con trưởng thành là niềm tự hào, sự động viên của hai vợ chồng ông khi về già.

Dù cuộc sống không dư giả là bao nhưng xung quanh ai có hoàn cảnh khó khăn là ông giúp cả về vật chất và tinh thần. Vào dịp tết hàng năm, ông ủng hộ hàng tạ gạo cho người nghèo trên địa bàn xã Lâm Sơn. Bà con trong xã phấn khởi, ai đến nhận gạo đều cảm kích trước tấm lòng của ông. ông cũng ủng hộ Hội nạn nhân chất độc da cam xã Lâm Sơn 2 triệu đồng, bởi là người từng tham gia chiến đấu năm xưa, ông hiểu những đau thương, mất mát mà họ phải hứng chịu.

Sống chan hòa với xóm làng nên ông rất được mọi người quý mến. ông cũng là hội viên Hội Nông dân xã Lâm Sơn. Nhìn bà con xung quanh mình hàng ngày phải cực nhọc, ông không khỏi xót xa, chạnh lòng. Nhiều đêm ông nghĩ cách làm thế nào giúp nông dân xã mình vươn lên phát triển kinh tế. Nghĩ là làm, ông ươm hàng nghìn cây ăn quả giúp nông dân trong xã trồng làm vốn. Bà con phấn khởi nhận cây về trồng, trong lòng ông vui lắm. Chính quyền xã Lâm Sơn rất ủng hộ việc làm của ông cho rằng đây là hướng đi mới góp phần giúp nông dân trong xã vươn lên thoát nghèo. Ngoài ra, ông Sinh còn tích cực đóng góp, ủng hộ tiền để xây nhà văn hóa, sân bóng chuyền, tài trợ vật tư TD -TT làm đường giao thông ngõ xóm. Vừa qua, ông ủng hộ Hội truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh huyện Lương Sơn 7 triệu đồng.

ông Mai Xuân Sinh đang giữ cương vị Chi hội trưởng Chi hội sân khấu, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và Phó chủ nhiệm Hội đàn hát dân ca huyện Lương Sơn. Hàng ngày, ông cùng các đồng nghiệp sáng tác những bài thơ, ca, kịch bản chèo để đi giao lưu với các đơn vị bạn. Đơn vị của ông Sinh từng đoạt HCV trong hội diễn làng chèo toàn quốc tại thành phố Nam Định. Gần đây nhất, trong dịp kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, ông được Hội đồng nghệ thuật tỉnh tặng giải thưởng văn học 5 năm giai đoạn 2011- 2016 về thành tích sáng tác tập kịch bản sân khấu và có nhiều tác phẩm tiêu biểu đã được in thành sách phát hành rộng rãi.

Nhờ những đóng góp, cống hiến không ngừng, ông Mai Xuân Sinh đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang, Huân chương Giải phóng… Được tỉnh, huyện, xã trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen nhằm khích lệ, động viên tinh thần cho những cống hiến của ông trong suốt thời gian qua.


                                                                                                      Đồng Hương

 


Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục