(HBĐT) - "Khi được tận mắt thấy những vườn cây trĩu quả; đàn gia súc, gia cầm đông đúc; hồ, đập đầy tôm, cá và những quả đồi bạt ngàn màu xanh của các đồng chí đi trước, thành công trong sản xuất đã thôi thúc tôi khát khao vươn lên thoát nghèo”. Đó là những lời bộc bạch giản dị mà nữ chiến sỹ dân quân Bùi Thị Hồng Nhung, xóm Nau, xã Thu Phong chia sẻ tại Đại hội thi đua Quyết thắng LLVT huyện Cao Phong vừa qua.


                  Ảnh: Nữ chiến sĩ dân quân Bùi Thị Hồng Nhung tại Đại hội thi đua quyết thắng

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo khó, giống như người dân trong xóm, gia đình Bùi Thị Hồng Nhung cũng không khá hơn. Khó khăn lại càng thêm khó khăn khi Nhung thi đỗ đại học. Khi đó, gia đình đã cố sức cho Nhung đi học để thoả mơ ước làm cô giáo từ bé của em. Tuy vậy, sau 4 năm đại học, ra trường không xin được việc làm, năm 2014 Nhung về nhà, trở thành nhân tố tích cực trong các hoạt động, phong trào của xóm, xã. Cũng trong thời gian này, em đã được vào lực lượng dân quân cơ động xã Thu Phong trước sự e ngại của gia đình và bạn bè. Vượt qua những khó khăn ban đầu, Bùi Thị Hồng Nhung đã chứng minh cho mọi người thấy, việc tham gia lực lượng dân quân cơ động không có gì là quá sức đối với phụ nữ. Nhung chia sẻ: Ban đầu nhiều người bảo tham gia lực lượng dân quân đối với nam giới còn khó chứ nói gì đến phụ nữ, nhất là lại ở lực lượng dân quân cơ động càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, em lại nghĩ khác, được tham gia lực lượng dân quân cũng là thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để chứng minh cho mọi người thấy việc gì nam giới làm thì phụ nữ cũng có thể làm được, Nhung luôn tích cực tham gia các hoạt động của lực lượng dân quân cơ động xã; thường xuyên tham gia huấn luyện SSCĐ; tham gia phòng - chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; làm công tác vận động quần chúng... Với sự cố gắng, nỗ lực không mệt mỏi, Bùi Thị Hồng Nhung luôn có thành tích tốt nhất, được cấp trên lựa chọn tham gia các đợt huấn luyện, hội thi, hội thao, các đợt kiểm tra do cấp trên tổ chức. Trò chuyện với Bùi Thị Hồng Nhung, em cho biết: Chính từ việc tham gia lực lượng dân quân cơ động của xã đã cho em có được nhiều thứ. Cái được nhất là bên cạnh em luôn có sự cổ vũ, động viên, khích lệ để em cố gắng nhiều hơn, nỗ lực nhiều hơn, giúp em sống có kỷ luật và bản lĩnh hơn trước mọi khó khăn. Điều đó đã được chứng minh bằng những thành quả, nỗ lực trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Năm 2015, hưởng ứng phong trào CB, CS LLVT huyện thi đua làm kinh tế giỏi, đúng pháp luật gắn với phong trào xoá đói - giảm nghèo do Ban CHQS huyện Cao Phong phát động. Bùi Thị Hồng Nhung đã không ngừng nghiên cứu, học hỏi và đúc rút kinh nghiệm cho riêng mình và xác định hướng phát triển kinh tế gia đình một cách phù hợp. Em được Ban CHQS huyện tổ chức cho đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm tại các mô hình kinh tế hiệu quả của CB, CS LLVT trong và ngoài huyện. Sau những chuyến thăm quan; sau bao đêm nghiên cứu, mày mò trên sách vở cũng như trực tiếp hỏi han kinh nghiệm của những người đi trước. Nhung đã bàn với gia đình, mạnh dạn vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn vay ban đầu, Nhung đầu tư mua 2 con trâu sinh sản, phần còn lại cô dành cho cải tạo vườn tạp, đầu tư trồng cam, đào ao thả cá kết hợp lấy nước phục vụ tưới tiêu...

Đến nay, sau 3 năm dãi nắng dầm mưa, gia đình Nhung có mô hình V.A.C kết hợp với tổng diện tích khoảng 1ha. Trong đó 100 m2 chuồng trại, hơn 1.000 m2 mặt ao, 5.000m2 trồng cây có múi. Ngoài ra, để tạo nguồn thu trước mắt, Nhung chăn nuôi thêm lợn, gà. Với những cố gắng, nỗ lực không mệt mỏi, đến nay, mỗi năm từ mô hình V.A.C đã mang lại cho gia đình Nhung hàng trăm triệu đồng. Đáng nói hơn, những kinh nghiệm có được trong quá trình vươn lên khởi nghiệp, Nhung luôn dành để chia sẻ cùng anh em trong lực lượng dân quân và các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn để họ cùng vươn lên thoát nghèo. Bởi với Nhung, cô luôn tâm niệm: thành công sẽ trọn vẹn hơn nếu mình biết san sẻ, giúp đỡ người khó khăn cùng vươn lên. Đó cũng là mục tiêu, quan điểm sống của nữ dân quân Bùi Thị Hồng Nhung.

 

Mạnh Hùng

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục