(HBĐT) - Con đường dẫn về thôn Vai Đào, xã Cao Răm (Lương Sơn) ngút ngàn những vườn nhãn trải rộng. Trong khuôn viên, khoảng đất trống của các gia đình đều được bà con tận dụng trồng nhãn với hy vọng xóa đói - giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của cây nhãn trên vùng đất này, chúng tôi tìm đến ông Nguyễn Như Khiên, người được bà con trong thôn gọi với cái tên thân mật "người đem trái ngọt về với Vai Đào”.


Ông Nguyễn Như Khiên (phải), thôn Vai Đào, xã Cao Răm (Lương Sơn) chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng nhãn.

 

Đưa chúng tôi dạo thăm vườn, ông Khiên chia sẻ: "Rời Hưng Yên lên với thôn Vai Đào, xã Cao Răm từ năm 1991. Thời điểm ban đầu, tôi phát triển mô hình trồng cây bạc hà, tuy nhiên vì nhiều l do khác nhau nên mô hình không đem lại hiệu quả. Nhận thấy đất đai vùng này màu mỡ, rất phù hợp với cây nhãn. Tôi đã về quê mua giống để trồng thử nghiệm và bước đầu đem lại tín hiệu khả quan. Tuy nhiên, vào khoảng năm 2005, tôi được người thân ở quê giới thiệu về giống nhãn mới có năng suất, chất lượng cao hơn. Do đó, tôi đã áp dụng KH-KT vào sản xuất, ghép giống nhãn mới vào toàn bộ diện tích nhãn của gia đình. Những cây nhãn sau khi ghép thành công cho quả to, thơm, ngọt và cùi dầy hơn. Từ năm 2009 trở đi, mô hình trồng nhãn của tôi phát triển hiệu quả, hàng năm cho thu hoạch ổn định.

Hiện nay, diện tích nhãn nhà ông Khiên mở rộng lên 1,3 ha bao gồm 250 gốc nhãn. Nhờ kinh nghiệm tích lũy sau nhiều năm và áp dụng tiến bộ KH-KT vào chăm bón nên vườn cây của ông Khiên rất sai quả. Trung bình mỗi gốc nhãn cho thu từ 70 - 80 kg quả, trong đó, một số cây lâu năm có thể cho thu đến 5 tạ quả. Từ năm 2009 đến nay, mỗi năm, gia đình ông Khiên xuất ra thị trường khoảng 20 tấn quả với mức giá ổn định từ 18.000 - 25.000 đồng. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đem lại cho gia đình ông mỗi năm từ 300 - 350 triệu đồng. Sản phẩm của gia đình ông Khiên được các thương lái trong huyện và các tỉnh lân cận ưa chuộng.

Từ thành công của gia đình ông Khiên với mô hình trồng nhãn, 10 năm lại đây, người dân thôn Vai Đào đã tận dụng diện tích đất đồi để trồng nhãn. Theo thống kê, toàn xã đã trồng trên 20 ha với khoảng 100 hộ dân tham gia trồng nhãn, trong đó diện tích chủ yếu tập trung tại thôn Vai Đào. Nhiều hộ đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo diện tích đất vườn để phát triển trồng nhãn. Tiêu biểu như gia đình các ông: Phạm Văn Hắc (3 ha), Đinh Công Thìn (3,5 ha), Nguyễn Như Hoàn (2,5 ha)…

ông Khiên cho biết thêm, đây là giống cây ăn quả có giá thành ổn định, không bị sâu bệnh và được thị trường ưa chuộng. Cây nhãn có nhiều lợi thế khi phát triển tại vùng đất này. Trong đó, điểm đặc biệt là diện tích đất rộng, bằng phẳng và không bị trũng, dễ thoát nước. Hệ thống giao thông đã được đầu tư xây dựng, thuận lợi cho việc thu mua và vận chuyện hàng hóa.

Đồng chí Hoàng Văn Thường, Chủ tịch UBND xã Cao Răm cho biết: "Mô hình trồng nhãn của gia đình ông Khiên nói riêng và thôn Vai Đào nói chung đã đem lại hiệu quả tích cực về thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân. Để tạo điều kiện hỗ trợ người dân trồng nhãn, trong thời gian tới, chính quyền xã sẽ phối hợp với Trạm KN- KL huyện tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề. Tạo điều kiện cho các hộ được tiếp cận nguồn vốn để xây dựng và phát triển mô hình. Ngoài ra, xã mong muốn ban, ngành, đoàn thể quan tâm, hỗ trợ người dân xây dựng và phát triển thương hiệu nhãn của vùng đất Cao Răm. Qua đó nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

 

Đức Anh

Các tin khác


Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục