(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm nghề thuốc nam, ông Bùi Văn Phượng ở xã Yên Trị (Yên Thủy) tiếp tục chọn nghề của cha ông để lại. Từ những năm 1980, ông bắt đầu học nghề. Quá trình hành nghề, ông nhận thấy, cùng với tây y phát triển thì đông y vẫn chiếm vị trí quan trọng, không thể thiếu trong công tác chăm sóc sức khỏe.

Tuy tác động không nhanh và mạnh nhưng cùng với tay nghề của người thầy thuốc giỏi về y lý lẫn y thuật, tùy vào dược tính trong từng loại thảo dược, từng loại bệnh mà kết hợp các loại thảo dược và liều lượng khác nhau để khi sử dụng an toàn, mang lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh. Do vậy, việc sử dụng thuốc đông y chữa bệnh là phương pháp luôn được tin dùng. Tuy nhiên, nguồn thảo dược ở nước ta cũng như ở Hòa Bình dần cạn kiệt, trong khi nguồn thảo dược nhập khẩu với mức giá cao, lại không kiểm định được chất lượng rõ ràng cũng như nguồn cung ứng, dẫn tới các vị thảo dược còn chứa nhiều lượng thuốc không tốt cho sức khỏe.

Với mong muốn phát triển nghề gia truyền và bảo tồn những giống cây thuốc quý ông đã chọn mô hình trồng, sản xuất, chế biến, chữa bệnh bằng bài thuốc nam gia truyền. Nhiều loại dược liệu quý đã được ông chọn và bảo tồn như: Cây Xạ vàng, xạ đen, xạ ngạn, chân chim, giảo cổ lam, sa nhân, khôi nhung, dương quy, đinh lăng… trên diện tích hơn 1 ha của gia đình. Ngoài nguồn thuốc trồng của gia đình, những bài thuốc của ông bắt nguồn từ thuốc nam gia truyền, nguyên liệu thuốc từ tự nhiên, có nguồn gốc rõ ràng, được đảm bảo từ khâu thu hái, bảo quản, sơ chế theo đúng tiêu chuẩn của dược điển Việt Nam. Cùng với tay nghề, sự hiểu biết về y học hiện đại và y đức của người thầy thuốc, ông đã kết hợp các vị thuốc thành bài thuốc trị bệnh, đưa ra phương pháp, hướng dẫn sử dụng đúng cách để chữa được nhiều bệnh, trong đó có cả bệnh nan y, bệnh cấp tính…

Cơ sở khám, chữa bệnh của ông luôn nhận được sự tín nhiệm của bệnh nhân, gia đình bệnh nhân trong huyện, trong tỉnh, ngoài tỉnh và các nước bạn. Hàng năm, ông khám, chữa khoảng 10.500 người bệnh, bình quân 1 ngày khoảng 35 lượt.

Ngoài ra, gia đình ông còn hướng dẫn nhân dân trong xã trồng dược liệu, cách chăm sóc, thu hoạch để thu mua, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho nhân dân. Hằng năm, gia đình ông thu mua dược liệu của nhân dân khoảng 2, 5 tỷ đồng. Nhiều năm nay, với trách nhiệm, lương tâm của người thầy thuốc, ông đã khám, chữa bệnh miễn phí cho trên 200 bệnh nhân thuộc các đối tượng chất độc da cam, bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, quân đội, công an. Thời gian chữa bệnh từ 6-7 tháng, chi phí cho 1 bệnh nhân khoảng 4 triệu đồng, tổng giá trị 800 triệu đồng. Khám và cấp thuốc giảm một nửa chi phí cho hơn 300 bệnh nhân thuộc gia đình chính sách, hộ nghèo, gia đình thương binh, liệt sỹ. Ngoài ra, ông còn đóng góp tiền sửa chữa, tôn tạo đình Thượng, xây dựng cổng làng, nhà văn hoá xóm… trị giá trên 1, 6 tỷ đồng.

Tận tâm chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân, ông Bùi Văn Phượng đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Trung ương Hội Đông y Việt Nam, UBND tỉnh tặng bằng khen. Hội Đông y Việt Nam phong tặng danh hiệu Lương y tiêu biểu toàn quốc.

                                                                                        Việt Lâm


Các tin khác


Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Phó Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, xã Tân Thành (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong đó, Phó Bí thư chi đoàn xóm Chiêng Lường Văn Hân là tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục