(HBĐT) - Không cam chịu đói nghèo, anh Nguyễn Xuân Tiên, thôn Đồng Bầu, xã Lạc Long (Lạc Thủy) không ngừng học hỏi, kiên trì xây dựng mô hình kinh tế phù hợp và có được thành quả xứng đáng. Không chỉ là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở địa phương, anh Tiên còn là chiến sỹ dân quân luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.


Chiến sỹ dân quân Nguyễn Xuân Tiên, thôn Đồng Bầu, xã Lạc Long (Lạc Thủy) chăm sóc vườn cam của gia đình.

Năm nay tròn 30 tuổi nhưng anh Nguyễn Xuân Tiên đã làm chủ một cơ ngơi khiến nhiều người thán phục. Đó là anh xây dựng thành công mô hình kinh tế tổng hợp VACR (vườn, ao, chuồng, rừng), đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng mỗi năm. Để có được thành công như ngày hôm nay, anh Tiên không ngừng học hỏi, quan sát, tìm hiểu nhu cầu thị trường.

Anh Tiên cho biết, do hoàn cảnh khó khăn nên sự học của anh dừng lại sau khi tốt nghiệp THPT. Với mong muốn đỡ đần bố mẹ, anh đã bươn trải làm thuê ở địa phương, rồi ra Hà Nội làm phụ hồ. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm, anh trở về nhà không một đồng vốn trong tay. Khi đó, nhiều áp lực đè nặng trên vai chàng thanh niên. Những ngày ở nhà, anh Tiên nhận thấy quê hương mình có không ít tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi. "Gia đình mình cũng có lợi thế về đất đai, nguồn nước dồi dào như họ thì tại sao mình phải đi làm ăn xa?”, anh Tiên trăn trở.

Nghĩ vậy, anh nhen nhóm ý tưởng khởi nghiệp trên quê hương mình. Để phát triển bền vững, anh xác định phải trả lời được câu hỏi: "Trồng cây gì và nuôi con gì?” cho phù hợp và thuận lợi về đầu ra. Trước câu hỏi đó, anh tích cực tìm tòi, nghiên cứu, nhất là về nhu cầu thị trường. Cuối cùng, anh lựa chọn phát triển mô hình kinh tế tổng hợp VACR. Để có vốn khởi nghiệp, anh Tiên bán chiếc xe máy bố mẹ mua cho, cộng thêm ít vốn gia đình dành dụm để xây gần 200 m2 chuồng trại chăn nuôi gà và lợn rừng; cải tạo 1,5 ha đất vườn trồng cam. Sau này, anh lập dự án phát triển với quy mô lớn hơn và vay ngân hàng 100 triệu đồng.

Khởi đầu của anh Tiên không như ý, do thiếu kinh nghiệm nên lứa gà đầu tiên mắc bệnh, thiệt hại gần như hoàn toàn. Không nản chí, anh mua gần 1.000 con gà giống và tích cực học hỏi kỹ thuật để chăm sóc đàn gà tốt hơn. Sự nỗ lực đó đã được đền đáp, sau hơn 4 tháng chăm sóc, anh Tiên xuất bán lứa gà đầu tiên và có được thu nhập trên 40 triệu đồng. Đàn lợn rừng trên 50 con cũng xuất bán vào dịp cuối năm với giá 130.000 đồng/kg đã đem lại thành công bước đầu cho anh và gia đình.

Có vốn, anh Tiên trả dần nợ ngân hàng và tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất. Đến nay, anh sở hữu mô hình kinh tế tổng hợp với 1,5 ha cam, hơn 1,2 ha cây ăn quả tổng hợp (bưởi da xanh, ổi, táo), 1,7 ha rừng keo tai tượng 5 năm tuổi, trên 3.000 m2 mặt nước ao thả cá rô phi đơn tính; 4.000 con gà. Với những nỗ lực trong suốt 7 năm qua, mô hình kinh tế đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, giúp gia đình anh thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Năm 2017, trừ các khoản chi phí, mô hình đem lại cho gia đình anh Tiên trên 300 triệu đồng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Tiên còn là chiến sỹ dân quân luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. "Năm 2014, được kết nạp vào lực lượng dân quân nòng cốt của xã. Tôi luôn nhận thức rằng, đây vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm của mỗi công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó hàng năm, tôi luôn tích cực tham gia hoàn thành các đợt huấn luyện. Đồng thời nghiêm túc thực hiện kế hoạch trực sẵn sàng chiến đấu, phối hợp với các lực lượng tuần tra đảm bảo ANTT trong các dịp lễ, tết”, anh Tiên chia sẻ.

Viết Đào

 

 

 



Các tin khác


Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Phó Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, xã Tân Thành (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong đó, Phó Bí thư chi đoàn xóm Chiêng Lường Văn Hân là tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục