(HBĐT) - "Giỏi việc nước, đảm việc nhà” là nhận xét của chị Bùi Thị Hiền, Chủ tịch Hội LHPN xã Đú Sáng (Kim Bôi) về Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ xóm Suối Chuộn Bùi Thị Huyền. Bằng sự nhiệt huyết và nỗ lực không ngừng nghỉ, chị Huyền đã vượt qua được những rào cản, thách thức về văn hóa, phong tục, ngôn ngữ của đa phần hội viên là phụ nữ dân tộc Dao.


Chị Bùi Thị Huyền (bên phải) kiểm tra chất lượng vườn bí xanh của gia đình trước ngày thu hoạch.

 

Với kinh nghiệm 9 năm là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ xóm Suối Chuộn, chị Bùi Thị Huyền luôn được mọi người khen ngợi là tấm gương tiêu biểu trong "Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Trong công việc cũng như cuộc sống thường ngày, chị luôn hết mình giúp đỡ mọi người, nhiệt tình với những hoạt động của Hội Phụ nữ.

Những ngày đầu về xóm Suối Chuộn làm dâu, không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ. Sự bỡ ngỡ nhân lên khi chị được bầu làm Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ xóm. Là phụ nữ dân tộc Mường, giữ chức Chi hội trưởng ở một xóm đa phần là người Dao, sự khác biệt về ngôn ngữ, tập quán… bước đầu khiến chị trăn trở. Chị Huyền khẳng định: "Phải có khó khăn thì mình mới biết cách để vượt qua”. Thời gian đầu, chị không hiểu tiếng nói của hội viên dân tộc Dao. Dân tộc Dao có những ngày lễ, hội như Tết nhảy, cúng cơm mới, cầu mưa, lễ làm chay… là dịp để tiếp cận gần hơn với hội viên, vận động chị em đi họp đông đủ. Thời điểm ấy, có buổi họp chỉ khoảng 30% hội viên tham gia do nhận thức còn hạn chế, phần vì chị em ngại tiếp xúc, vì chồng và gia đình chồng chưa chia sẻ. Một số hội viên khi đến họp chỉ giao tiếp bằng tiếng dân tộc Dao, chị nghe không hiểu nên chỉ biết đứng nhìn mọi người.

"Không lẽ mình làm Chi hội trưởng mà lại không hiểu hội viên của mình đang nói gì, nghĩ gì” - điều này khiến chị suy nghĩ nhiều đêm. Với sự quyết tâm cao, đến nay, chị đã có thể giao tiếp với hội viên dân tộc Dao. Khi tiếp nhận chức Chi hội trưởng, Chi hội phụ nữ xóm chỉ có trên 50 hội viên. Đến nay, chi hội đã có 90 hội viên. Năm 2012, trong xóm có 2 cặp vợ chồng sinh con thứ ba, đến năm 2018, tình trạng tảo hôn và sinh con thứ ba không còn.

Chị Huyền cùng các thành viên trong chi hội thành lập mô hình tổ tiết kiệm. Hàng tháng mỗi hội viên đóng góp từ 50.000 - 100.000 đồng. Theo đó, mỗi tháng tiết kiệm được 3 - 3,5 triệu đồng. Số tiền này giúp chị em có hoàn cảnh khó khăn hoặc cho hội viên vay không lấy lãi để phát triển kinh tế. Ngoài ra, chị và các hội viên còn trồng 7.000 cây keo giống để gây quỹ.

Chu toàn các hoạt động của Hội, chị Huyền còn là tấm gương tiêu biểu phát triển kinh tế. Giống như bao cặp vợ chồng trong xóm, gia đình chị lúc mới cưới gặp nhiều khó khăn. Không cam chịu số phận, hai vợ chồng vay mượn, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng cam, bưởi, bí, chăn nuôi lợn, gà… Đến nay, gia đình chị có hơn 200 cây bưởi, 300 cây cam, 5.000 m2 bí xanh, 3 ha keo, trên 80 con lợn thịt và lợn rừng cùng hàng trăm con gà. Thời gian gần đây, chị mở thêm cửa hàng bánh ngọt.

Chị Huyền chia sẻ: "Rất may tôi được gia đình thông cảm và ủng hộ, được chị em tin tưởng, giúp đỡ thì mới có thể làm tốt được công việc của mình”. Luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên, đóng góp không ngừng cho các hoạt động của hội, chăm lo chu toàn cho gia đình, tất cả thể hiện trách nhiệm vì xã hội, vì gia đình của chị Bùi Thị Huyền. Chị xứng đáng là tấm gương sáng trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Linh Nhật

Các tin khác


Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Phó Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, xã Tân Thành (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong đó, Phó Bí thư chi đoàn xóm Chiêng Lường Văn Hân là tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục