(HBĐT) - Bằng lòng chân thành, nhiệt huyết, yêu thương con trẻ, suốt 17 năm ròng rã, cô giáo Quách Thị Bích Nụ vẫn bền bỉ chèo đò, đưa đón học sinh đến các chi trường xã vùng hồ Đồng Ruộng, huyện vùng cao Đà Bắc. Qua đó thắp lên tình yêu thương, nhân ái cho các em bước vào tương lai.


Cô Quách Thị Bích Nụ, giáo viên trường Mầm non Đồng Ruộng, xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) trên chuyến đò đưa học sinh tới trường.

Đồng Ruộng là xã khó khăn bậc nhất của huyện Đà Bắc, địa hình núi cao, chia cắt, các xóm, bản nằm rải rác ở triền đồi ven sông Đà, tỷ lệ hộ nghèo cao, việc vận động học sinh ra lớp, đến trường vất vả, tỷ lệ học sinh chuyên cần còn thấp. Sinh ra và lớn lên ở vùng khó khăn Đồng Ruộng, cô Quách Thị Bích Nụ thấu hiểu nỗi nhọc nhằn, vất vả của người dân và trẻ em. Năm 2005, cô viết đơn xin làm hợp đồng tại chi xóm Nhạp - vùng khó khăn nhất của xã. Trường mầm non Đồng Ruộng có 1 điểm chính và 3 điểm lẻ đặt tại các bản: Hày, Hồm và Nhạp. Chi trường xóm Nhạp hồi ấy cơ sở vật chất chẳng có gì, trường được dựng tạm trên nền đất san, còn gồ ghề sỏi đá, thiếu mọi thứ để phục vụ giảng dạy. Xóm Nhạp có dòng suối Nhạp bình thường hiền hoà trong xanh, nhưng vô cùng trắc trở, hiểm nguy vào mùa mưa lũ. Muốn đến chi xóm Nhạp bắt buộc phải chèo thuyền vượt sông. Khi ấy, giáo viên hợp đồng lương chỉ có 50.000 đồng/tháng. Chứng kiến nỗi nhọc nhằn, vất vả của người dân, thấy nguy hiểm luôn rình rập mỗi khi học sinh qua suối đến trường, cô Nụ đã có ý kiến với các hộ gia đình tình nguyện đưa đón các cháu đến trường để phụ huynh yên tâm. "Bắt đầu từ những mong muốn giản đơn như vậy, lặng lẽ ngày qua ngày, sáng sớm và chiều tối, tôi đã chở những chuyến đò đưa đón học sinh vùng hồ Đồng Ruộng đến trường” - cô Nụ tâm sự.  

Năm 2007, cô Nụ lập gia đình, đây cũng là thời gian khó khăn  khi cô cùng lúc vừa theo học các khóa nâng cao để hoàn thiện chuyên môn, nghiệp vụ vừa lo cuộc sống, vừa đi làm, tranh thủ dạy bù và trông trẻ cả ngày. Sau thời gian dài đưa đón các cháu, chiếc thuyền nhỏ xuống cấp, không đảm bảo an toàn, năm 2011,  khi bàn bạc và được sự ủng hộ của gia đình, cô Nụ bán cặp bò để đóng 1 chiếc thuyền bằng sắt và sử dụng đến nay. Trận mưa lũ kinh hoàng năm 2017 gây trượt sạt, lở đất, san phẳng toàn bộ hạ tầng, cuốn trôi trường học, nhà cửa, tài sản, người dân phải di cư đến nơi ở mới; trường học chưa kịp xây dựng; điểm trường của xóm phải chuyển đến học tạm tại một điểm xa hơn. Vì vậy, 17 cháu lớp mầm non và tiểu học tại chi trường xóm Nhạp phải đi học xa hơn; phụ huynh học sinh không thể đưa đón các cháu hàng ngày, nguy cơ các cháu phải bỏ học giữa chừng. Để giúp trẻ đến trường, cô Nụ tiếp tục huy động và tình nguyện đưa đón các cháu hàng ngày đến hết năm học, cũng là khi điểm trường ở nơi định cư mới được xây dựng xong.

Đến nay, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà hảo tâm, các cháu độ tuổi mầm non và tiểu học của điểm trường xóm Nhạp đã có lớp học khang trang, ở gần khu tái định cư mới. Các cháu không phải vượt sông đến trường. Nhưng học sinh THCS vẫn hàng ngày phải vượt sông đến trường, đoạn đường từ xóm đến trường mất 30 phút đi thuyền trên sông và 30 phút đi xe gắn máy. Để bảo đảm an toàn cho các cháu, cô Nụ tình nguyện đưa đón học sinh THCS đến trường hàng ngày. Từ năm 2005 đến nay, cô Nụ luôn duy trì công việc đưa đón các cháu đi học hoàn toàn tự nguyện, không yêu cầu gia đình đóng góp bất cứ thứ gì. "Trong suốt 17 năm qua, tôi không thống kê được mình đã đưa đón được bao nhiêu cháu, bao nhiêu chuyến đò, chỉ nhớ năm học ít nhất đưa đón 2 cháu, năm nhiều nhất 17 cháu. Việc đưa đón các cháu luôn diễn ra an toàn, đảm bảo các cháu đến lớp kịp giờ. Hạnh phúc nhất đối với tôi là mỗi ngày, mỗi sáng nhìn thấy những ánh mắt, gương mặt hân hoan, tiếng cười vui tươi tới lớp của các cháu, mong muốn các cháu học được nhiều kiến thức hơn để bước vào tương lai” - cô Nụ chia sẻ.

Trong quá trình công tác, cô Nụ đã cùng tập thể nhà trường nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ nuôi dạy trẻ, xây dựng nhà trường ngày một phát triển. Năm học 2020 - 2021, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Cô Quách Thị Bích Nụ là một trong những cá nhân tiêu biểu được BTV Tỉnh uỷ đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen là cá nhân xuất sắc trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022.

Lê Chung


Các tin khác


Thanh niên 9X quyết tâm lập nghiệp trên mảnh đất quê hương

(HBĐT) - Tiên phong trồng chuối nuôi cấy mô trên quy mô lớn, chàng thanh niên Trần Trung Đức, xã Liên Sơn (Lương Sơn) đã có diện tích nguyên liệu chuối ổn định cùng xưởng sơ chế, giấm chuối bằng công nghệ hiện đại. Mô hình HTX trồng và sản xuất chuối theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô lớn của anh Đức đã mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn huyện.

Nữ Chủ tịch Công đoàn trách nhiệm, tận tụy với người lao động

(HBĐT) - Hưởng ứng Chương trình "1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, chị Vũ Thị Sâm, Chủ tịch Công đoàn kiêm Trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH GGS Việt Nam (khu công nghiệp bờ trái sông Đà - TP Hòa Bình) đã có những đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp (DN) FDI. Qua đó góp phần đảm bảo chế độ, chính sách cho trên 700 công nhân lao động (CNLĐ), thúc đẩy phát triển DN bền vững.

Bác sỹ của vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Bao năm nay, người dân xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc quen với hình ảnh bác sỹ Phạm Trọng Tươi tận tụy với công tác khám, chữa bệnh. Hình ảnh của anh đã in sâu trong lòng mọi người và được gọi với cái tên trìu mến: Bác sỹ của vùng cao.

Người phụ nữ góp phần làm đẹp bản Mông

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên ở xã Pà Cò (Mai Châu), Sùng Y Múa may mắn hơn nhiều người con gái Mông khác là được đi học lên cao. Sau khi học xong, Y Múa trở về làm ở trạm y tế. Không chỉ là một nữ hộ sinh mát tay, Y Múa còn là người kinh doanh giỏi, tạo việc làm cho bà con người Mông ở xã Hang Kia, Pà Cò.

Điển hình về nghị lực vượt khó vươn lên

(HBĐT) - Bị tai nạn giao thông, liệt nửa người, anh Lê Huy Tích, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) không cam chịu số phận, bền bỉ phấn đấu trở người có ích cho xã hội. Anh là chủ cơ sở sản xuất xe lăn đầu kéo điện dành cho người khuyết tật và người già, truyền cảm hứng cho những người không may mắn trên hành trình tái hòa nhập cộng đồng, sống có ích cho xã hội.

Thành Đoàn Hòa Bình biểu dương 6 học sinh nhặt được tiền trả lại người đánh rơi

(HBĐT) - Kịp thời ghi nhận hành động đẹp, nhặt được của rơi trả lại người đánh mất của 6 em học sinh trường Tiểu học Lý Tự Trọng (thành phố Hòa Bình), sáng 24/4, Thành Đoàn, Hội Đồng đội thành phố Hòa Bình đã trao giấy khen, biểu dương 6 em học sinh có thành tích trong phong trào "Nghìn việc tốt”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục