(HBĐT) - Cách đây 10 năm, cây cam hay chanh đào là cây "vàng" ở huyện Cao Phong. Giá cam thời đỉnh điểm lên đến 100 nghìn đồng/kg cam Canh. Cũng từ đó, nhiều người đổ xô tìm mua đất để trồng cam. Thế nhưng ông Đặng Xuân Giao ở xóm Nam Thái, xã Nam Phong đi trồng dổi.


Ở vườn nhà ông Đặng Xuân Giao, xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) có những cây dổi đã được 10, 20 năm tuổi.

Qua trung tâm thị trấn Cao Phong khoảng 5 km, ngay cạnh quốc lộ 6 là gần 1 ha đất của gia đình ông Đặng Xuân Giao. Bước qua cánh cổng là không gian yên tĩnh với khu vườn rợp bóng mát, thoang thoảng mùi hoa dổi trái vụ. Từng hàng dổi, thân to bằng người ôm thẳng tắp, tán lá đã khép, nắng thỉnh thoảng mới lọt qua. Mùa này đang là vụ thu hoạch hạt. Dưới gốc cây, ông Giao căng bạt hứng hạt dổi rơi.

Khu vườn của ông có khoảng 200 cây. Hầu hết là cây đã trồng được 10 năm, có 3 cây to nhất, đường kính hơn một người ôm được trồng khoảng 20 năm. Nói về lý do trồng dổi, ông Giao cho biết: Tôi sinh ra ở Nam Định. Năm 1963, nghe theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng vùng kinh tế mới lên Cao Phong lập nghiệp. Khi lên đây, tôi làm công nhân nông trường Cao Phong. Ngoài ra tôi trồng mía, cam, chăn nuôi và buôn bán ở chợ nuôi các con ăn học. Có năm tôi mang cam đi bán ở Tân Lạc, giá cam chỉ có 2.000 đồng/kg, trong khi bà con bán hạt dổi 90.000 đồng/kg. Khi hỏi chuyện, biết cây dổi trồng ở xã Chí Đạo và Thượng Cốc của huyện Lạc Sơn. Tôi tìm đến xã Chí Đạo mua 3 cây về trồng thử. Đất tốt, cây lớn nhanh.

Năm 2012, khi cây cam, cây chanh đào là cây "vàng" của người dân Cao Phong thì ông quyết định mua giống dổi về trồng hết trên vườn nhà. Ban đầu nhiều người phản đối nhưng ông vẫn quyết tâm trồng. Ông chia sẻ: Mấy chục năm trồng cam nên tôi hiểu chăm sóc cây cam rất vất vả. Tuổi của mình ngày càng cao nên trồng cây nhàn, và cây dổi là lựa chọn của tôi. Cây dổi ngoài cho thu hoạch hạt hàng năm thì gỗ dổi là gỗ tốt, có giá thành cao. Đặc biệt cây rất ít công chăm sóc, từ năm thứ 5 trở đi hầu như không phải bỏ công chăm sóc. Nếu có cây dổi 30 năm giá trị tương đương 1 cây vàng. Theo ông Giao, cây dổi còn mang lại nhiều lợi ích khác mà ít người biết được. Lá dổi, cùi dổi khi đã bóc hạt có thể làm thuốc tắm và ngâm chân cho máu huyết lưu thông. Hạt dổi là thứ gia vị được tiểu thương săn lùng xuất sang Trung Quốc. Tuổi cây dổi càng cao thì càng cho nhiều hạt hơn.

Năm nay ông Giao bước sang tuổi 70. Cả 4 người con của ông đều đã trưởng thành, lập nghiệp ở Hà Nội và TP Hòa Bình. Căn nhà mái bằng rộng thênh thang chỉ có 2 vợ chồng già. Thỉnh thoảng các con cháu về chơi với ông bà. Ngoài lương hưu hàng tháng, hàng năm vợ chồng ông còn có nguồn thu nhập từ bán hạt dổi. Dự kiến năm nay vườn dổi cho thu hoạch hơn 1 tạ hạt. Với giá thành hiện tại khoảng trên 1 triệu đồng/kg cho nguồn thu nhập không nhỏ. Đây là khoản thu giúp vợ chồng ông an tâm lúc tuổi già.


Việt Lâm


Các tin khác


Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Phó Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, xã Tân Thành (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong đó, Phó Bí thư chi đoàn xóm Chiêng Lường Văn Hân là tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục