Ông Nguyễn Văn Sính giới thiệu về cuốn Album sưu tầm ảnh và sáng tác thơ về Bác Hồ.

Ông Nguyễn Văn Sính giới thiệu về cuốn Album sưu tầm ảnh và sáng tác thơ về Bác Hồ.

(HBĐT) - Tại hội nghị sơ kết 1 năm Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các đại biểu tham dự vô cùng xúc động trước những chia sẻ bình dị mà ý nghĩa của ông Nguyễn Văn Sính, Bí thư chi bộ tổ 10, phường Thái Bình (thành phố Hòa Bình): Nhờ có Bác, gia đình tôi có cuộc sống ấm no, con cái được học hành đầy đủ. Tôi nguyện suốt đời học tập và làm theo tấm gương và đạo đức Hồ Chí Minh Rồi ông kết thúc bằng bài thơ. "Tuổi nhỏ Nguyễn Sinh Cung” do chính ông sáng tác viết về thời niên thiếu khó khăn, gian khổ của Bác Hồ khiến bài phát biểu càng trở nên khó quên.

 

Đây là lần thứ hai tôi gặp ông Nguyễn Văn Sính. Lần đầu gặp ông tại gia đình riêng cùng với đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hòa Bình và lãnh đạo UBND phường Thái Bình để thông báo về việc ông được lựa chọn là một trong những cá nhân điển hình được thành phố khen thưởng trong dịp sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 03. Khác xa những gì mà tôi tưởng tưởng về một ông lão 80 tuổi già nua, chậm chạp. Ra tận cổng nhà đón chúng tôi là một cụ ông dáng người hơi đậm, nhanh nhẹn với giọng nói trầm ấm, nằng nặng của người miền Trung. Phấn khởi trước thông báo này, việc đầu tiên là ông mời chúng tôi lên căn phòng nhỏ tại gác 2 mà ông gọi là phòng truyền thống của gia đình. Căn phòng giản dị với nhiều huân chương, huy chương kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, những bằng khen, giấy khen mà ông đạt được trong quá trình công tác cũng như đã nghỉ hưu. Nhưng điểm đáng chú ý hơn cả là bàn thờ ảnh Bác được treo trang trọng cùng với ảnh các vị lãnh tụ Mác, ăng ghen, Lênin, Sittalin. ông kính cẩn thắp một nén nhang như thầm báo công với Bác. ông Sính tâm sự: Là người con sinh ra và lớn lên tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, ngay từ nhỏ, ông đã được nghe kể về Bác Hồ- người con vĩ đại của quê hương xứ Nghệ. ông thầm mong một ngày được trông thấy Bác. Điều đó đã thành sự thực khi ông trở thành học sinh trường Cao đẳng Giao thông Công chính (Hà Nội) từ năm 1955-1957. Trong đoàn học sinh, sinh viên diễu hành qua quảng trường nhân dịp ngày Quốc khánh 2/9, ông nhìn rất rõ Bác Hồ trên đài cao với bộ quần áo kaki giản dị và chiếc mũ rộng vành vẫy chào toàn thể nhân dân. Tuy không được trò chuyện mà chỉ nhìn thấy Bác 4 lần vào những dịp kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước nhưng ông cảm thấy vô cùng xúc động và kính trọng Bác. ông Sính kể: Ngày còn nhỏ, người dân quê ông bị chế độ phong kiến, thực dân, đế quốc áp bức, bóc lột đói khổ lắm. Nhờ có Bác ra đi tìm đường cứu nước, cách mạng mới thành công, người dân nghèo như gia đình ông mới được chia ruộng để làm ăn dần vượt qua đói nghèo. Sau này, dù được Đảng, Nhà nước giao bất cứ công việc gì, ông đều luôn nhớ về hình ảnh và những lời dạy của Bác để phấn đấu, cống hiến. Năm 1951, ông là bộ đội tham gia mở đường chiến lược phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ tại tỉnh Thanh Hóa và mở đường chiến lược sang nước bạn Lào. Cuối năm 1957, được cơ quan phân công lên công tác ở Ty Giao thông Công chính Hòa Bình. Mặc dù quê mãi tận miền Trung, xa vợ con, làm việc tại một tỉnh miền núi nhưng ông vẫn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm 1962, ông được đề bạt làm Đoạn phó rồi Đoạn trưởng Đoạn bảo đưỡng đường bộ Hòa Bình. Năm 1974-1976, ông làm thư ký, chánh thư ký công đoàn của ngành giao thông Hòa Bình, Hà Sơn Bình... Năm 1984, ông được hưởng chế độ nghỉ hưu. Tuy đã nghỉ chế độ Nhà nước nhưng từ năm 1985 đến nay, ông đều được nhân dân tổ 10, phường Thái Bình tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ.

 

Năm 2007, khi triển khai CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ông nghĩ, ngoài việc học tập theo tấm gương đạo đức của Bác, mình phải làm một việc gì đó thiết thực để nhớ đến Bác và tạo động cơ để con cháu phấn đấu. Vì vậy, từ năm 2007, ông đã sưu tầm ảnh Bác trên sách, báo, tranh, ảnh và sáng tác thơ về Bác Hồ dán vào quyển Album mang tên “Hưởng ứng CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” từ năm 2007- 2010. Trong quyển Anbum này có 79 bức ảnh thể hiện 79 mùa xuân của Bác, 19 bài thơ thể hiện sinh nhật 19/5 của Người với một số bài thơ tiêu biểu như: “Rạng rỡ Việt Nam - Hồ Chí Minh, “Mùa xuân ơn Đảng, Bác Hồ”, “Tháng 5 nhớ Bác, “Vào lăng viếng Bác”, “Học tập Người cuộc sống thanh tao”, “Một lòng theo Bác”...

 

Hàng ngày, học tập Bác dù đã 80 tuổi tròn với 50 năm tuổi Đảng, ông vẫn chăm chỉ rèn luyện sức khỏe, viết, sáng tác thơ luyện trí nhớ, nêu gương sáng về đạo đức, lối sống cho con, cháu học tập. Trong gia đình, ông thường giáo dục con, cháu học tập và làm theo Bác bằng những việc làm giản dị như: chăm chỉ làm ăn phát triển kinh tế, tiết kiệm chi tiêu, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đối với công việc xã hội, là một Bí thư chi bộ có nhiều năm kinh nghiệm, từ khi có CVĐ, sau này là Chỉ thị 03 về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ông đều tuyên truyền đầy đủ đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. ông còn lồng ghép đọc thơ, ca về Bác vào những cuộc họp tổ để người dân dễ hiểu, dễ học tập. Cuốn phim tài liệu “Hồ Chí Minh - chân dung một con người” được ông cất giữ cẩn thận để khi có dịp chiếu cho con, cháu và bà con hàng xóm xem. Đến nay, chi bộ tổ 10 luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đời sống nhân dân ngày càng ổn định. Thu nhập bình quân đạt 15 triệu đồng/người/năm. Tổ không còn hộ nghèo với 80% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa. Để đạt được kết quả đó là nhờ sự góp sức không nhỏ của Bí thư chi bộ Nguyễn Văn Sính. Với những việc học tập và làm theo Bác cụ thể, ông Sính được Ban chỉ đạo CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” TPHB tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong CVĐ năm 2007- 2010. Vừa qua, ông vinh dự là một trong 7 cá nhân có thành tích xuất sắc được TPHB khen thưởng thực hiện Chỉ thị số 03- CT/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

 

 

                                                                            Hương Lan

 

Các tin khác


Nữ bác sỹ tâm huyết với nghề

Từ một y sĩ khi mới bước vào nghề, trải qua 30 năm rèn luyện, phấn đấu không ngừng nghỉ, bác sỹ Trần Thị Hường, Trạm trưởng Trạm y tế xã Đú Sáng (Kim Bôi) luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn, trau dồi kiến thức, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh.

Người bảo tồn đặc sản trên rừng

Sinh ra và lớn lên ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, anh Bùi Văn Huyển gắn bó với rừng. Ngày bé anh đã biết đến con don. Đây là động vật đặc sản sống trong hang đá, có giá trị kinh tế cao, thịt của chúng thơm ngon, bổ dưỡng. Mỗi lần bắt được chúng phải rất kỳ công. Sau thời gian, số lượng don tự nhiên ngày một ít đi. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà hàng về loài này rất lớn nhưng việc săn bắt ngoài tự nhiên là phạm pháp.

Hội viên nông dân 8X sản xuất, kinh doanh giỏi

Với sự cố gắng, nỗ lực, anh Đinh Văn Tằng, sinh năm 1984, hội viên nông dân xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy không ngừng tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn mở xưởng đóng gỗ pallet, từ đó phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương. Năm 2023, anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2021 - 2023.

Anh Bùi Văn Tiến làm giàu nhờ mô hình nuôi bò thịt

Sau khi tham quan, học tập một số mô hình chăn nuôi ở các địa phương, kết hợp tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet, anh Bùi Văn Tiến, thôn Liên Phú, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi bò thịt, đem lại thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Nữ Bí thư Đoàn năng động, sáng tạo

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia công tác đoàn và được tín nhiệm ở chức danh Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Lạc Sơn, chị Phan Thị Hồng Vân (sinh năm 1994) luôn năng động, sáng tạo triển khai nhiều phần việc hữu ích cho cộng đồng, thu hút được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng. Những đóng góp tích cực đó đã được các cấp ghi nhận, cuối năm 2023, chị Phan Thị Hồng Vân vinh dự được Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.

Gương sáng bảo tồn di sản văn hoá dân tộc

Từ niềm đam mê với nghệ thuật dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn ở khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) đã và đang dành tình yêu, tâm huyết để bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, xây dựng nên không gian văn hoá Mường quý giá với trên 2.000 sản phẩm - là những vật dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục