Chị Bùi Thị Tăm (đứng thứ 2 từ trái sang) tại hội nghị biểu dương PN làm kinh tế giỏi, thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ GĐ 2011 – 2013.

Chị Bùi Thị Tăm (đứng thứ 2 từ trái sang) tại hội nghị biểu dương PN làm kinh tế giỏi, thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ GĐ 2011 – 2013.

(HBĐT) - Chị Bùi Thị Tăm, chi hội trưởng chi hội phụ nữ xóm Sào Đông, xã Sào Báy (Kim Bôi), một trong những phụ nữ tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện Kim Bôi được tham gia hội nghị biểu dương phụ nữ làm kinh tế giỏi, thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2013 của Hội LHPN tỉnh. Kinh nghiệm phát triển kinh tế từ nghề đan dây rừng xuất khẩu của chị thiết thực và hiệu quả tại một vùng quê thuần nông.

 

Sào Đông là một vùng quê còn nhiều khó khăn. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông, thời gian nông nhàn, nhiều chị em đã phải rời bỏ tổ ấm, đi làm ăn nơi đất khách đầy vất vả, không ít rủi ro, cám dỗ và chị Bùi Thị Tăm cũng là một trong số ấy.

Năm 2001, chị tham gia vào Hội và được chị em phụ nữ tín nhiệm giới thiệu làm chi hội trưởng. Với trách nhiệm, tình cảm của mình, chị luôn đau đáu một điều sẽ tìm cho mình một nghề và công việc phù hợp cho chị em cùng quê để không phải đi làm ăn xa. Trong những buổi sinh hoạt chi hội và quá trình tiếp xúc với chị em, chị nhận thấy những người phụ nữ quê mình rất khéo léo đan lát, thêu thùa giỏi. Nhiều chị, em cũng đã làm giàu từ đôi bàn tay khéo léo của mình. Vậy là đã có những ý tưởng đầu tiên cho lộ trình tìm nghề phù hợp. Hành trình đến với nghề đan dây rừng xuất khẩu được thực hiện khi chị quyết tâm đi đến các làng nghề đan lát xuất khẩu ở Hà Nội để tìm hiểu, liên hệ và quyết định thực hiện ý tưởng.

Với nguồn nguyên liệu sẵn có, phong phú của quê hương như các loại cây: guột, tre, giang mọc ở những vùng đồi thấp, chị Tăm quyết định bắt tay vào đan giỏ hoa bằng dây rừng xuất khẩu. Chị mạnh dạn quyết định nhận hợp đồng làm lô hàng đầu tiên với sự giúp đỡ của một số chị em. Lô hàng thử nghiệm đầu tiên tuy chưa đạt năng suất cao nhưng  đã được công ty tiếp nhận về yêu cầu kỹ thuật. Vậy là đủ để chị có thêm quyết tâm nhận những lô hàng tiếp theo.

Thời gian đầu vừa học, vừa làm, mức thu nhập của chị trả cho người lao động chỉ từ 500 – 800.000 đồng/người/tháng nhưng chị em cùng chia sẻ, động viên nhau để ngày càng phát triển. Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu thị trường chị Tămluôn tìm tòi, học hỏi cải tiến mẫu mã, làm ra những sản phẩm thủ công đa dạng như: lẵng hoa xinh xắn, những chiếc làn đủ hình thù, kích cỡ, những con thú ngộ nghĩnh…, do đó ngày càng có nhiều đơn đặt hàng từ các nơi tìm đến cơ sản xuất của chị. Cơ sở sản xuất của chị cũng đã thu hút chị em tham gia ngày càng đông hơn. Đến nay, cơ sở sản xuất của chị có 30 lao động với mức thu nhập bình quân từ 1,5 – 2 triệu đồng/người/tháng. Công việc ngày càng thuận lợi, nhờ đó, thu nhập của gia đình cũng tăng lên khoảng 700 triệu đồng/năm.

Ngoài năng động, nhạy bén trong phát triển kinh tế, chị Tăm còn là một người cán bộ hội nhiệt tình, gương mẫu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong gia đình, chị luôn sắp xếp công việc chu toàn, nuôi dạy con cái khôn lớn, trưởng thành. Với phương châm “học, học nữa, học mãi”, chị Tăm luôn mong muốn tổ chức Hội và các cấp, ngành tổ chức nhiều hơn nữa các lớp đào tạo nghề, chương trình thăm quan, học tập kinh nghiệm ở các địa phương và tạo điều kiện về vốn để chị em phụ nữ có nhiều hơn cơ hội tìm việc làm, tạo việc làm và phát triển bền vững.

 

                                                                        Hồng Duyên

 

Các tin khác


Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục