“Doanh nhân Văn hóa - Nữ tướng thời bình”  Bùi Thị Lan Phương giới thiệu nét tinh tế của sản phẩm thổ cẩm Mường.

“Doanh nhân Văn hóa - Nữ tướng thời bình” Bùi Thị Lan Phương giới thiệu nét tinh tế của sản phẩm thổ cẩm Mường.

(HBĐT) - Thời điểm năm 2007, nghề dệt thổ cẩm truyền thống dần mai một, dường như chỉ còn lại trong ký ức hối tiếc của người già. Mấy mươi năm gắn bó với công việc người cán bộ văn hóa huyện, bà Bùi Thị Lan Phương, xóm Định, xã Mãn Đức (Tân Lạc) có dịp gặp gỡ, tiếp xúc nhiều người, trong đó có những nghệ nhân tuổi đã cao, sức đã yếu trăn trở về lớp con cháu không còn mặn mà với nét văn hóa khi xưa.

 

Trăn trở đó theo bà cho đến ngày được về chế độ nghỉ hưu, bao tâm sức dồn nén và  gần như tức thời, bà bắt tay vào việc thành lập HTX Dệt thổ cẩm Vọng Ngàn với mong ước khôi phục một phần nét văn hóa truyền thống, phát triển nghề dệt thổ cẩm.

 

Được sự khích lệ, hậu thuẫn từ người chồng là ông Đinh Công Sằn cùng chung tâm huyết khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống, bà đến các điểm sản xuất, trưng bày sản phẩm dệt thổ cẩm trong, ngoài tỉnh như Thanh Hóa, Hà Giang, Thái Nguyên để thăm quan, học tập, qua đó tìm hiểu mẫu mã, hoa văn của các dân tộc Thái, Lào, Mông từ đó chắp nối, sáng tạo phù hợp với hoa văn của dân tộc Mường. Cùng thời gian đó, bà không quản đường sá xa xôi đạp xe ra TPHB, tìm đến tiệm may người quen để mua vài chiếc máy may cũ về làm. Mặt khác, thuê một số thợ kỹ thuật khéo, nghệ nhân lành nghề để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có mẫu mã bắt mắt, đa dạng. Cũng từ đây, hướng đi của HTX được xác định, những khó khăn được tháo gỡ dần. Từ chỗ chỉ có 13 xã viên lúc gây dựng ban đầu, đông đảo chị em phụ nữ trong, ngoài xã đã viết đơn gia nhập HTX. Tính đến nay, HTX đã quy tụ được 130 chị em xã viên. Hộ nghèo, người tàn tật cũng được bà tạo mọi điều kiện hỗ trợ truyền nghề, đảm bảo nguồn thu nhập.

 

Vào khoảng giữa năm 2012, HTX dệt thổ cẩm Vọng Ngàn được Liên minh HTX tỉnh đầu tư hỗ trợ 10 máy khâu. Bà lại đóng thêm 60 khung dệt đôi thay cho các khung dệt đơn để chất lượng dệt tốt hơn, sản phẩm đẹp và số lượng sản phẩm tăng hơn nữa. Khi hoạt động thực sự lớn mạnh, bạn bè xa gần cũng biết đến uy tín của HTX nhiều hơn. Với phương thức “hợp tác làm ăn, ký kết lâu dài”, nhiều đối tác tiêu thụ lớn đã tìm đến HTX như đối tác ở huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh (Thanh Hóa) hợp đồng tiêu thụ 2.000 khăn piêu trị giá 450 triệu đồng/năm. Nghệ nhân của HTX được mời đi truyền nghề 8 lớp dệt, 3 lớp may hàng thổ cẩm ở một số HTX tỉnh bạn. Nhiều hợp đồng được ký kết với các nơi, xã viên HTX không đảm nhận hết. HTX đã chủ động, tăng cường liên kết với các HTX, doanh nghiệp bạn nhằm đảm bảo hợp đồng đã ký kết, đồng thời làm tăng mối thâm giao, gắn bó giữa thổ cẩm của các dân tộc khác với thổ cẩm Mường.

 

Sản phẩm của HTX được khách trong nước, quốc tế đánh giá cao khi tham gia các hội chợ 1000 năm Thăng Long và nhiều hội chợ khác trong khu vực. HTX hiện có 3 cơ tại xã Mãn Đức, Đông Lai, Phú Cường và nhiều điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm tại một số khu du lịch trong và ngoài tỉnh.

 

Sản xuất, kinh doanh và lợi nhuận của HTX năm sau cao hơn năm trước, tổng doanh thu năm 2013 đạt 1,8 tỷ đồng, trong đó, giá trị sản phẩm hàng hóa thực hiện đạt trên 1,5 tỷ đồng. Cũng với sự dẫn dắt của bà Phương, từ năm 2010 đến nay, HTX đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các bộ, Liên minh HTX với nhiều danh hiệu cao quý: HTX điển hình tiên tiến, sản phẩm tiêu biểu toàn quốc, thành tích tham gia hội thảo nghề dệt truyền thống khối ASEAN lần thứ 4, Cúp vàng “Hợp tác vì cộng đồng thịnh vượng”, giấy chứng nhận “Vì sự nghiệp XĐ-GN” và bằng khen của UBND tỉnh về thành tích xuất sắc trong thực hiện NQT.ư 5 (khóa VIII). Vừa qua, bà được Trung tâm Doanh nhân Việt Nam trao biểu tượng vàng “Doanh nhân văn hóa - nữ tướng thời bình”.

 

 

 

                                                                      Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục