Anh Bùi Văn Chung giúp đỡ làm nhà cho gia đình chị Trần Thị Loan, thôn Đồng Bầu (An Bình - Lạc Thuỷ).

Anh Bùi Văn Chung giúp đỡ làm nhà cho gia đình chị Trần Thị Loan, thôn Đồng Bầu (An Bình - Lạc Thuỷ).

(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 4, đối với ba mẹ con chị Trần Thị Loan, thôn Đồng Bầu, xã An Bình (Lạc Thủy) luôn lo lắng, buồn, vui lẫn lộn. Lo bởi ngôi nhà mà ba mẹ con chị ở đã xuống cấp nghiêm trọng và chị có kế hoạch xây dựng ngôi nhà mới khang trang hơn cho các con ở. Kế hoạch là thế nhưng nhẩm đi, tính lại, số tiền tích cóp của ba mẹ con không đủ làm nhà trong khi con trai lớn của chị bước vào cuối cấp, chuẩn bị ôn thi đại học, cậu con trai út chuẩn bị vào THCS, tiền sách vở, sinh hoạt hàng ngày đều dồn vào đồng áng và đi làm thuê của chị (chồng chị đã mất cách đây mấy năm rồi. Khó khăn là vậy nhưng ngôi nhà vách đất của ba mẹ con cũng sắp sập đến nơi, không xây mới không thể ở được.

 

Vì vậy, nhà ra, chị vừa lo, vừa sợ. Cũng may, khi biết được hoàn cảnh của chị, anh Chung đến tận nơi và nhận làm giúp chị, bảo chị cứ mua vật liệu về, thiếu đâu anh ấy giúp còn tiền công cán, lúc nào có trả cho anh cũng được. Chị Loan mừng đến rơi nước mắt.

 

Ở An Bình, chị Loan không phải là người duy nhất được anh Bùi Văn Chung giúp đỡ để làm nhà, có nhiều hộ nghèo khác nhờ anh giúp tiền để có nhà ở, giúp vốn để mua con giống sản xuất và có được một cuộc sống ổn định. Trong ngôi lán nhỏ dựng tạm của chị Loan, anh Chung tâm sự về công việc xóa nhà tạm rất đặc biệt của mình. Sinh năm 1968, anh là con trai cả của gia đình có 7 anh chị em, bố mẹ đều là những người khuyết tật bẩm sinh nên ngay từ thời niên thiếu, trong khi bạn bè được đi học, anh đã trở thành lao động chính của gia đình. Các em thơ nhỏ dại, bố mẹ đau yếu rồi đều mất sớm, anh Chung một thân một mình lo cho các em. Chính vì vậy, suy nghĩ làm thế nào để gia đình được ổn định, các em khôn lớn, trưởng thành luôn thường trực trong anh. Anh đã xoay đủ nghề để sống, từ làm nông, trồng cây dược liệu, lâm nghiệp, chăn nuôi đến đóng gạch, sản xuất đá thủ công, làm đất thuê những lúc nông nhàn mong tích lũy từng đồng vốn để mở mang ngành nghề.

 

Nhận thấy sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ không thể phát triển kinh tế một cách bền vững được, năm 2000, anh mạnh dạn nhận thầu toàn bộ diện tích đất bưa, bãi hoang hóa để khai phá trồng cây lâm nghiệp kết hợp trồng xen hoa màu trên 27 ha theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, đồng thời nhận thầu toàn bộ diện tích mặt nước hồ Rộc Cọ để thả cá. Ngoài phát triển trang trại, anh Chung  tổ chức một đội thợ gần 20 người chuyên làm dịch vụ xây dựng công trình. Từ những hoạt động trên, thu nhập của gia đình anh hàng năm từ 200 - 300 triệu đồng.

 

Chính vì sinh ra trong cảnh nghèo đói, anh Chung thấu hiểu được nỗi khổ cực của những người xung quanh, anh không ngại ngần bỏ những đồng tiền của mình để giúp đỡ người khác khó khăn hơn. Bằng hình thức cho công nhân đến giúp ngày công, ứng trước vật liệu xây dựng hoặc cho chịu tiền công, anh đã giúp đỡ 28 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn xã được ở trong ngôi nhà mới khang trang. Ngoài ra, anh cũng trực tiếp hỗ trợ 5 hộ mua con giống, 2 hộ mua máy nông nghiệp để phát triển sản xuất, ủng hộ xây dựng nhà văn hoá thôn, ủng hộ tu sửa nâng cấp 2 mộ Mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ các loại quỹ và tặng quà cho người cao tuổi vào dịp cuối năm. Hơn 4 năm đi xoá nhà tạm cho hộ nghèo, tổng dự nợ không lãi suất của gia đình anh đã lên con số hàng trăm triệu đồng, có những hộ có khả năng trả nợ nhưng cũng không ít hộ hoàn cảnh gia đình khó khăn anh cũng không đòi.

 

Ghi nhận tấm chân tình của anh đối với người nghèo, Tỉnh uỷ đã tặng anh bằng khen về có thành tích xuất sắc trong 3 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trung ương Hội ND Việt Nam tặng anh bằng khen, danh hiệu nhà nông xuất sắc và nhiều giấy khen khác. Tuy nhiên, đối với anh Chung, niềm vui lớn nhất của anh là góp một phần công sức để giúp đỡ những người khó khăn hơn mình.

 

 

 

                                                                      Phương Linh

 

 

Các tin khác


Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Phó Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Những năm gần đây, với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, xã Tân Thành (Mai Châu) đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong đó, Phó Bí thư chi đoàn xóm Chiêng Lường Văn Hân là tấm gương thanh niên nông thôn tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục